Nêu phương pháp hóa học tối ưu để loại các chất độc sau SO2 NO2 HF trong khí thải công nghiệp

Bài viết hôm nay mà Công ty xử lý khí thải Hợp Nhất muốn chia sẻ đến bạn là cách loại bỏ một số loại khí thải độc hại nhờ ứng dụng linh hoạt và có hiệu quả các công nghệ xử lý khí thải khác nhau. Mỗi công nghệ sẽ có đặc trưng, ưu/nhược điểm, hiệu suất và khả năng thích ứng với từng dòng thải.

Công nghệ xử lý khí thải SO2

Tiếp xúc với SO2 trong thời gian ngắn thường gây hại cho hệ hô hấp hoặc khó thở. Nghiêm trọng hơn, SO2 còn góp phần tạo ra mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Khi nồng độ quá cao, SO2 hình thành oxit lưu huỳnh khác [SOx] thường tác động đến hệ thực vật hoặc ô nhiễm đất.

SO2 chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch của các nhà máy nhiệt điện, cơ sở khai thác, lọc hóa dầu. Vì thế loại khí này có thể được giảm thiểu bằng cách xử ý trước khi chúng đưa vào khí quyển. Vì thế mà giải pháp sẵn có được đánh giá cao đó chính là công nghệ khử lưu huỳnh [FGD].

FGD thường bố trí để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện để giảm nồng độ khí thải SO2. Hệ thống này tương đối đơn giản bao gồm dùng đá vôi nghiền nhỏ trộn đều với nước hoặc xút pha loãng hình thành hỗn hợp chất lỏng đưa vào thiết bị xử lý. Thông qua hệ thống phun chất hấp thụ kiềm tiếp xúc với khí thải. Sau đó, SO2 phản ứng với chất hấp thụ làm khô để tạo thành sản phẩm rắn mà không có nước.

Công nghệ xử lý khí thải NOx

Oxit nito có độc tính, chỉ cần tiếp xúc từ vài phút thường gây ra các triệu chứng bệnh về hô hấp, phổi, tim. Nếu nồng độ quá cao có thể gây tử vong. Nguồn phát thải NOx lớn nhất phải kể đến như nông nghiệp, giao thông và đặc biệt các ngành sản xuất công nghiệp.

Để hạn chế những ảnh hưởng của nó, người ta thường áp dụng những kỹ thuật xử lý dưới đây:

Sử dụng công nghệ hấp thụ

  • Hấp thụ bằng nước: phù hợp với nguồn thải chứa nồng độ NOx thấp và thường xử lý bằng tháp venturi, thiết bị sục khí sủi bọt.
  • Hấp thụ bằng kiềm: chủ yếu dùng dung dịch kiềm cùng các loại muối khác nhau. Cách này tương đối dễ thực hiện, chi phí thấp và hiệu quả khá cao.
  • Hấp thụ chọn lọc: có sự tham gia của các dung dịch như FeSO4, FeCl2, Na2S2O2 và NaHCO3 trong điều kiện hấp thụ riêng NO mà không có oxy.

Sử dụng công nghệ khử

  • Khử xúc tác nhiệt độ cao: chất khử gồm khí metan, khí tự nhiên, khí than, CO, H2 với hiệu suất phụ thuộc vào hoạt tính chất xúc tác.
  • Khử xúc tác có chọn lọc: dùng NH3 làm chất xúc tác với hiệu suất xử lý cao, thiết bị đơn giản và ứng dụng cho nhiều nguồn thải khác nhau.

Công nghệ xử lý khí thải CO

Khí CO phát sinh trong điều kiện cháy không đủ oxy từ các lò đốt rác, củi, than, CTR, CHNT trong lò hơi chạy bằng nhiên liệu FO, than. Khí CO cực kỳ nguy hiểm làm tổn thương hệ thần kinh hoặc tính mạng khi tiếp xúc khoảng 0,1% monoxit cacbon.

Hiện nay có rất nhiều cách để giảm thiểu, xử lý khí thải CO và phương pháp tối ưu nhất là hạn chế phát thải ở các lò đốt một cách hiệu quả vừa giảm thiểu lượng khí CO vừa BVMT và sức khỏe con người.

Có nhiều cách để xử lý khí CO, chẳng hạn như tháp hấp thụ, hấp phụ, phương pháp lọc bụi với hiệu suất khử CO khác nhau. Trong đó nổi trội nhất phải kể đến giải pháp xử lý hóa học và vật lý được đánh giá mang lại tiềm năng khử khí CO tối ưu nhất.

  • Đối với phương pháp hóa học thường dùng O3 phản ứng với CO tạo ra sản phẩm khí vô hại. Cách này tuy ít tốn kém nhưng chỉ áp dụng cho phạm vi quy mô nhỏ và hàm lượng CO thấp.
  • Đối với phương pháp vật lý thường dùng hệ thống đốt hoàn lưu thông qua lực ly tâm và tách bụi trong điều kiện yếm khí. Dòng khí CO sau đó đưa lại lò đốt hình thành khí CO2 và nước vô hại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến một số giải pháp công nghệ XLKT phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ dịch vụ nào khác hoặc bạn muốn giải đáp những thắc mắc liên quan đến khí thải thì hãy liên hệ ngay với moitruonghopnhat qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin trên website.

Ô nhiễm bầu khí quyển do oxit nito [NOx] ngày càng được quan tâm vì chúng góp phần gây hại đối với sức khỏe con người. Các nhà máy sản xuất axit nitric, vật liệu nitrat hóa như phân bón, hóa chất, luyện kim, lò nung xi măng, máy phát điện,… hoạt động với khoảng nhiệt độ khá cao là nguồn phát thải chính khí NO2.

Do những mối quan tâm liên quan đến ô nhiễm không khí gây ra mà việc nghiên cứu, kiểm soát và xử lý khí thải NO2 ngày càng quan trọng và cần thiết hơn.

Nguồn gốc phát sinh khí thải NO2

  • Tại các khu công nghiệp và đô thị lớn nồng độ khí NO2 rất lớn vì các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông ngày càng tăng.
  • Tiếp xúc lâu với khí NO2 nồng độ cao làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp, hen suyễn, triệu chứng ho, thở khò khè.
  • NO2 cùng với NOx phản ứng với các chất khác trong không khí hình thành vật chất dạng hạt và ozon. Chúng tương tác với nước, oxy và hóa chất trong khí quyển thành hiện tượng mưa axit gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên.
  • Đặc điểm chung của NO2 cùng các oxit nito khác là bản chất ô nhiễm, ảnh hưởng đáng kể đến môi trường như phá hủy ozone tầng bình lưu, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, sương mù quang hóa

Các phương pháp xử lý khí thải NO2 phổ biến

Phương pháp vật lý

  • Dùng chất xúc tác phản ứng với khi NO2 ở nhiệt độ cao để khử, làm sạch khí nhờ tương tác hóa học. Nhờ vậy mà các chất độc được chuyển hóa thành hợp chất khác ít độc hại hơn.
  • Nguyên tắc xử lý khí NOx tiếp xúc khí khử trên bề mặt. Chất khử thường dùng như khí metan, khí tự nhiên, dầu mỏ, CO, khí than, hydro hoặc hỗn hợp nito-hydro.
  • Tùy theo từng loại chất xúc tác mà hiệu quả khử NO2 sẽ khác nhau.

Phương pháp hóa học

  • Người ta thường dùng ammoniac [SCR] làm chất khử. Đồng thời dùng Ca[OH]2 làm chất lọc khí với mục đích giảm nồng độ khí NO2.
  • Khi canxi nitri biến đổi tạo thành canxi nitrat nhờ xử lý bằng axit sunfuric. Phần khí NO được tái sử dụng trong quy trình sản xuất nitrit hoặc Ca[NO3]2 làm phân bón.
  • Để tăng hiệu quả người ta còn kết hợp thiết bị hấp thụ khí trên bề mặt nhằm tăng tỷ lệ tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng.
  • Giải pháp SCR được dùng phổ biến vì hiệu suất khử NO2 cao, tính chất, giá thành và tuổi thọ hệ thống cao. Chất xúc tác thường dùng gồm oxit kim loại, zeolite, oxit sắt và than hoạt tính.

Phương pháp sinh học

  • Đây là giải pháp đơn giản và thân thiện với môi trường vì khả năng kiểm soát ô nhiễm không khí, đặc biệt khử khí độc NO2.
  • Công nghệ sinh học tăng cường hấp thụ chất thải mà không lo bị phát thải chất ô nhiễm. Vì thế người ta coi đây là công nghệ xử lý xanh.
  • Không giống như các phương pháp khác, sinh học ít tiêu thụ hóa chất, thân thiện vì chủ yếu dùng VSV để phân hủy chất ô nhiễm.

Phần lớn khí NO2 được tạo ra từ các ngành công nghiệp do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Với những công nghệ nêu trên có thể áp dụng cho một số ngành công nghiệp nhất định vừa tăng hiệu quả loại bỏ khí NO2, không thải chất hóa học, chất độc hại cũng như quy trình vận hành đơn giản, đáng tin cậy.

Cuối cùng, nếu bạn đang tìm phương pháp xử lý khí thải tối ưu, sáng tạo và cạnh tranh nhất thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Bài viết khác

Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2022 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường nào? ...

Xem thêm

Đăng ký môi trường là thủ tục hồ sơ môi trường quan trọng của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, ...

Xem thêm

Khi xin cấp giấy phép môi trường thì bạn nên chú ý đến những căn cứ quy định, thủ tục hồ sơ và nội dung như ...

Xem thêm

Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...

Xem thêm

Giấy phép môi trường là khái niệm pháp lý mới được quy định trong Luật BVMT 2020 [dự kiến có hiệu lực thi hành từ ...

Xem thêm

Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cho doanh nghiệp hoạt động ở ...

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề