Nếu tác hại của việc nghiện game

Xin chào, các bạn khỏe chứ? Mình rất vui vì chúng ta lại có cơ hội đồng hành cùng nhau trên chặng đường chia sẻ kiến thức. Và để nối dài hành trình đó thì hôm nay mình sẽ mang tới một chủ đề rất mới mẻ.

Ở bài viết lần trước, chúng ta đã khám phá những lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại rồi phải không nhỉ? Nếu như bạn chưa đọc thì có thể xem nó tại đây nhé: Những lợi ích của việc chơi Game mà có thể là bạn chưa biết

Tất nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt của nó. Vì vậy giờ đây, hãy cùng mình lật lại vấn đề bằng cách tìm hiểu những góc khuất của game online qua 5 tác hại chính dưới đây nhé !

Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? OK, let’s go……

#1. Chơi Game Sẽ Tốn Rất Nhiều Thời Gian

Điều này thì không cần phải bàn cãi gì nữa nhỉ? Như mình đã từng đề cập trước đây, các trò chơi điện tử ngày càng được thiết kế tinh vi và đầy hấp dẫn.

Nếu chỉ dừng lại ở mức độ giải trí thì chưa đáng nói, nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi bạn quá chìm đắm trong những vui thú nhất thời ấy.

Với tính gây nghiện cao, game online đã ngốn mất của chúng ta một lượng thời gian khá lớn. Khi đã quá mê mẩn, nhiều người sẵn sàng dành ra 6 – 7 tiếng mỗi ngày để chơi game, thậm chí còn hơn thế nữa, chỉ để ngồi cả ngày trước màn hình máy tính.

Chưa xét tới việc bạn có cảm thấy khá hơn sau khi chơi game trong khoảng thời gian quá dài như vậy hay không, nhưng những giây phút đã qua thì vĩnh viễn sẽ mất đi…

Sau này nghĩ lại, chúng sẽ thấy tiếc nuối về khoảng thời gian lẽ ra có thể tận dụng để bên cạnh người thân, ra ngoài cùng bạn bè hay phát triển các kĩ năng mới. Liệu những thú tiêu khiển nhất thời đó có xứng đáng để bạn dành niềm quan tâm lớn lao đến như thế hay không?

#2. Tác Động Xấu Tới Sức Khỏe

Nhiều cuộc nghiên cứu trên diện rộng đã nhấn mạnh những nguy hiểm tiềm tàng của việc chơi game quá thường xuyên đối với sức khỏe. Bạn có thể gặp phải chấn thương cột sống hoặc các vấn đề về di chuyển nếu ngồi một chỗ quá lâu !

Không chỉ vậy, thị lực và chất lượng giấc ngủ của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình trạng nghiện game tiếp tục kéo dài.

Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ gây mỏi mắt, đồng thời hạn chế cơ thể tiết ra melatonin – một loại hoocmon giúp điều hòa chu kì sinh học và tác động tới giấc ngủ của con người vào ban đêm.

Bên cạnh đó, việc dành quá nhiều thời gian để chơi game khiến bạn không thể chú tâm tới điều gì khác. Từ đó, trí nhớ và khả năng tập trung của chúng ta sẽ bị suy giảm vô cùng nghiêm trọng. Quá nguy hiểm đúng không?

#3. Ảnh Hưởng Tiêu Cực Đến Tinh Thần

Không chỉ tác động xấu tới sức khỏe con người, việc lạm dụng game online còn gây ra những thương tổn nghiêm trọng về mặt tinh thần. Cho bạn nào chưa biết thì chứng nghiện game được ví tương đương như việc nghiện ma túy !

Vậy, hãy thử tưởng tượng chỉ vài phút rời xa chiếc điện thoại thì các game thủ sẽ bứt rứt đến dường nào chứ? Cảm giác bất mãn sẽ tiếp tục kéo dài nếu các điều kiện không được đáp ứng, và rồi cho tới một ngày chúng bùng nổ dữ dội.

Tính thắng thua cũng dần trở thành nỗi ám ảnh khi chúng ta phụ thuộc vào các trò chơi điện tử quá nhiều. Và rồi chiến thắng sau cùng trở thành điều hiển nhiên, còn sự thua cuộc lại không thể được chấp nhận.

Những nỗi buồn bực bắt đầu từ đó, kéo tâm trạng bạn tụt dốc nhanh đến đáng sợ. Một ngày của chúng ta sẽ chẳng còn gì ngoài nỗi ám ảnh thua cuộc và những toan tính thừa thãi. Bạn không muốn tuổi trẻ của mình trôi qua như thế, đúng chứ?

#4. Phá Vỡ Dần Các Mối Quan Hệ

Có một sự thật khá buồn là lượng bạn bè qua mạng sẽ tỉ lệ nghịch với số bạn chúng ta có ở ngoài đời thực. Quá chìm đắm vào một thế giới xa lạ khiến bạn không thể tập trung vào những mối quan hệ thực sự chất lượng.

Như mình đã nói ở trên, các trò chơi điện tử đã ngốn mất từ chúng ta một lượng thời gian khổng lồ. Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể sử dụng ý nghĩa khoảng thời gian đó?

Những lỗ hổng trong các mối quan hệ sẽ bắt đầu xuất hiện, khiến cho khoảng cách giữa ta và mọi người xung quanh cứ lớn dần, lớn dần… hơn.

Tới một thời điểm, mọi nỗ lực hàn gắn của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa. Dường như bạn cảm thấy không có bất cứ một sợi dây nào níu mình ở lại, và rồi bạn lại lựa chọn vùi đầu vào niềm an ủi duy nhất – thế giới game online ngập tràn màu sắc.

Còn gì tồi tệ hơn khi chúng ta lãng quên nhau? Để mất đi những mối quan hệ đã từng gắn bó dài lâu vì vài lí do lãng xẹt như thế này, thì quả thực là đáng tiếc.

#5. Gia Tăng Tệ Nạn Xã Hội

Cuối cùng, vấn đề đáng lo ngại nhất mà game online đem tới là sự tăng vọt về tỉ lệ người trẻ dính vào các tệ nạn xã hội. Bởi để thỏa mãn thị hiếu của người chơi, nhiều trò chơi điện tử được thiết kế mang nặng khuynh hướng bạo lực.

Căng thẳng kéo dài vì nỗi ám ảnh thắng thua, cùng với đó là sự mỏi mệt khi nhìn màn hình quá lâu sẽ dẫn tới trạng thái tinh thần bất ổn định của nhiều game thủ.

Và việc nhầm lẫn giữa 2 thế giới là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Báo chí đã đưa tin về hàng loạt các vụ việc nghiêm trọng liên quan tới vấn đề trên, và mình tin là chúng sẽ vẫn còn tiếp diễn nếu chúng ta không có những biện pháp triệt để.

Chơi game không phải là xấu, nhưng những tác hại của nó là không thể phủ nhận. Mình mong là chúng ta đều nhận thức được tính hai mặt của các trò chơi điện tử và tận dụng chúng một cách thật linh hoạt nhé!

#6. Lời Kết

Trên đây là 5 tác hại của game online mà đa số những người nghiện game sẽ phải gánh chịu, ngoài ra thì còn rất nhiều mặt trái không tốt của việc nghiện game nữa.

Hi vọng bài viết này thực sự hữu ích với bạn, đừng quên chia sẻ góc nhìn của mình để chúng ta cùng nhau thảo luận nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

CTV: Ngô Hoàng Mai – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân tới viện khám và điều trị các bệnh lí liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, mà nguyên nhân chính là do nghiện chơi game. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] mới bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử vào danh sách các bệnh lí tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn hành vi do có tính nghiện ngập cần được kiểm soát.

Tác hại của game thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Ai dùng ma túy thì ngay lập tức nhìn thấy hậu quả, nhưng game thì khác, đến thời điểm xác định nghiện game thì gần như không còn đường lùi. Bởi khi đã sa đà vào việc chơi game người chơi thường không có điểm dừng. Hệ quả là không chỉ hao mòn về sức khỏe mà đầu óc sẽ bị chai cứng, đờ đẫn. Hiện nay, một xu hướng của việc nghiện game chúng tôi thấy rất rõ, đó là việc máy móc đã “điều khiển” con người và biến người chơi thành một thứ robot, chỉ biết lao vào game như thiêu thân. Lúc này, máy tính, điện thoại, thiết bị công nghệ trở thành chủ thể chủ động, còn con người lại rơi vào thế bị động và mất kiểm soát.

Cô Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lí học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, dưới góc nhìn xã hội học, nghiện game là một hiện tượng xã hội “gần gũi” với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ, nếu nghiện game, sẽ có thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽ nghĩ ra mọi cách để có tiền [trộm cắp, cướp giật]; bố mẹ không cho chơi thì cáu gắt, chửi bới, thậm chí giết cả bố mẹ, người thân yêu; khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm… dẫn đến những hậu quả khó lường.

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, nghiện game sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật ảnh hưởng tới cơ thể và sức khoẻ bản thân. Ngồi chơi game quá lâu, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, thậm chí vô sinh. Tác hại về tinh thần vô cùng khủng khiếp, người chơi game bị giảm trí nhớ, bồn chồn, khó chịu, cáu kỉnh, nhân cách bị biến đổi do cảm giác chiến thắng ảo…Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà còn là trách nhiệm của người lớn, ở đây là do cha mẹ quá nuông chiều, thiếu quan tâm và không quản lí sát sao tới con cái.

Thường là sau một thời gian lún sâu trong thế giới “ảo” của game online mà người chơi suy kiệt sức khỏe, bỏ học hành, bỏ việc làm, thậm chí xung đột, phạm tội. Nguy hiểm ở chỗ, biết chơi game có tác hại khôn lường nhưng người chơi lại rất khó có bản lĩnh để từ bỏ. Game online tác hại tới giới trẻ đầu tiên là học tập. “Con nghiện” cày game tới khuya, tới sáng chắc chắn sẽ không thể tập trung học khi buổi sáng lên lớp, dẫn tới không hòa nhập được môi trường rồi sinh chán nản và… bỏ học. Đặc biệt nhất là mức độ tác hại tới tinh thần của người chơi ngày càng tăng.

Khi sống trong thế giới ảo của game, người chơi sẽ dần mất đi sự kết nối với gia đình, bạn bè, vì lúc này “gamefriend” [bạn cùng chơi] là “số 1”. Khi tạm xa game, tâm lí hình thành chỉ còn lại là “sự cô đơn”. Vì người chơi đã từ chối cuộc sống bình thường, đã sống trong thế giới “ảo” của game, trở nên cô độc trong chính ngôi nhà của mình, sự giao tiếp mọi người xung quanh mất dần, tới mất hẳn. Do tác hại ghê gớm của thế giới ảo, WHO đã từng đưa bộ môn game online vào để nghiên cứu. Chơi game, nghiện game khiến người chơi có nhiều cảm xúc bị dồn nén, ảnh hưởng tâm lí, bị tự ti. Có người biểu hiện bệnh trầm cảm, tâm thần, làm biến dạng tư cách của người chơi. Do các tình huống trong game tác động trực tiếp vào não bộ người chơi, trò chơi game được xây dựng với nhiều tình huống mang tính chất bạo lực hoặc nặng về sex. Tác động vào trí não, người chơi cảm nhận hành vi giết chóc, bạo lực là bình thường.

Hậu quả của nghiện game cũng gây ra bệnh lí rối loạn tâm sinh lí, biểu hiện bệnh lí từ nhẹ tới nặng như: Bồn chồn, khó chịu khi không được chơi game, thứ hai là rất mệt mỏi. Khi chơi game, mỗi khi người chơi chiến thắng thì chất Dopamine trong não được tiết ra làm cho người nghiện game vui. Nhưng, niềm vui này cũng dễ dàng “chìm”. Chìm rồi thì người chơi không có cách gì lấy lại được niềm vui ngoài cách lao vào chơi tiếp. Các trò game thì luôn mới, sống động hơn. Trong khi đó chơi game lại không khó như học, ai cũng có thể chơi.

WHO đã kết luận, nghiện game là một bệnh lí gây rối loạn tâm thần. Nhiều nước trên thế giới phải vào cuộc nghiên cứu, đưa ra phác đồ điều trị cho căn bệnh này. Điều trị cai nghiện game phải có chiến lược vì vô cùng khó khăn. Việc cách li khỏi môi trường game là vô cùng quan trọng và vẫn phải phối hợp với các chuyên gia y tế để kết hợp điều trị chứng trầm cảm, thuốc men...

Từ việc không làm chủ được, chơi và nghiện game quá mức sẽ dễ làm cho người chơi, đặc biệt là người trẻ mê muội, suốt ngày bị “ám thị” bởi những tình huống, trận chiến, vật phẩm... trong game. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, nếu thua thì cay cú. Điều này làm cho giới trẻ không còn thời gian để suy nghĩ, tiến hành những công việc tích cực khác.

Hệ lụy của việc nghiện game chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, song, gia đình có lỗi lớn nhất. Chẳng hạn, khi con cái không ăn, cách mà nhiều gia đình thường áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn hoặc để bố mẹ thư thái khi ngồi uống cà phê mà không bị trẻ quấy rầy chính là việc “giao hẳn” điện thoại cho lũ trẻ. Điều này là cực kì nguy hiểm nhưng lại phổ biến ở rất nhiều các gia đình từ thành thị tới nông thôn.

Vậy nên, cách tốt nhất là mỗi thành viên trong gia đình, nhất là bố mẹ phải có cách giáo dục, kiểm soát hợp lí và hiệu quả khi con sử dụng điện thoại, chơi trò trực tuyến như: Đặt giới hạn thời gian khi cho con chơi game [nếu con vi phạm cần có hướng xử lí thích hợp]; cho con đọc những bài báo, xem những clip nói về tác hại của nghiện game; tuyệt đối không sử dụng hình thức khen thưởng bằng việc cho chơi game; sắp xếp thời gian đưa con đi chơi những địa điểm, trò chơi bổ ích; sớm nhận diện những dấu hiệu nghiện game của con cái để có cách xử lí thích hợp; bản thân cha, mẹ không chơi game hoặc chơi game trong thời gian phù hợp để nêu gương cho con cái...

Video liên quan

Chủ Đề