Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta 2022 chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh nào sau đây

Gà nuôi tại một trang trại ở Barneveld, Hà Lan ngày 23/10/2020. [Nguồn: AFP/TTXVN]

Dịch cúm gia cầm đang lây lan nhanh tại Liên minh châu Âu [EU], khiến ngành chăn nuôi gia cầm của khu vực rơi vào cảnh khó khăn với hàng triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lớn.

Các trường hợp mắc cúm gia cầm đã được phát hiện tại Pháp, Hà Lan, Đức, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Ireland, Thụy Điển, mới đây nhất là Croatia, Slovenia và Ba Lan, sau khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Nga, Kazakhstan và Israel.

Phần lớn các ca nhiễm là chim di cư hoang dã, song nhiều trường hợp đã bùng phát tại các trang trại, khiến khoảng 1,6 triệu gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy trong khu vực.

[Hà Lan tiêu hủy 190.000 con gà do dịch cúm gia cầm tái bùng phát]

Tại Hà Lan, nhà xuất khẩu thịt gà và trứng lớn nhất châu Âu, ước tính gần 500.000 con gà đã chết hoặc bị tiêu hủy do dịch bệnh vào mùa Thu này. Riêng trong tuần này, hơn 900.000 con gà tại một trong trại của Ba Lan đã chết do cúm gia cầm.

Người phát ngôn của Viện Friedrich-Loeffler, cơ quan nghiên cứu liên bang về dịch bệnh động vật ở Đức, cho biết nguy cơ lây nhiễm tại các trang trại gia cầm và phát hiện thêm các trường hợp chim hoang dã mắc bệnh đã tăng lên trong 2 năm qua, do sự xuất hiện của nhiều chủng virus gây cúm gia cầm tại châu Âu.

Theo Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới [OIE], tính đến cuối tháng 10, Nga đã có gần 1,8 triệu gia cầm bị chết do cúm, trong đó có gần 1,6 triệu con tại một nông trại gần Kazakhstan.

Chủng virus cúm gia cầm bùng phát mạnh tại châu Âu trong năm nay là H5N8. Đây cũng là chủng virus từng hoành hành tại khu vực vào giai đoạn năm 2016-2017.

Tuy nhiên, châu Âu cũng ghi nhận sự xuất hiện của virus H5N5 và H5N1. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm sang người là rất thấp, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu [EFSA] cho rằng vẫn cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của virus. Trước đó, chủng virus H5N1 từng có ca lây nhiễm sang người.

Phần lớn các nước đã nâng cảnh báo lên mức cao, đồng nghĩa với việc gia cầm và tất cả các loại chim nuôi phải được bảo vệ hoặc giữ ở trong nhà để tránh tiếp xúc với chim hoang dã. Cũng giống như các căn bệnh khác ở động vật, các đợt bùng phát cúm gia cầm thường khiến các nước nhập khẩu phải áp đặt hạn chế thương mại.

Cùng với lệnh phong tỏa liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, điều này sẽ tác động mạnh đến doanh số bán hàng trong dịp nghỉ lễ cuối năm.

Tuy nhiên, việc các nước nhập khẩu chỉ áp đặt hạn chế tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ giúp giảm nhẹ phần nào tác động.

Trung Quốc là một điển hình khi chỉ đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ 4 vùng tại Nga do dịch cúm gia cầm./.


Đặng Ánh [TTXVN/Vietnam+]

Quầy hàng ở chợ, Việt nam. Ảnh: Giel Ton

Mặc dù đại dịch cúm gia cầm tấn công Việt Nam vào cuối năm 2003 và hiện nay vi rút cúm vẫn còn tồn tại, tổng đàn gia cầm ở Việt Nam tăng trưởng trung bình 5,6% trong 10 năm qua [2010-2020]. Dự kiến đàn gia cầm sẽ đạt trên 500 triệu con vào năm 2025, với sản lượng trứng đạt khoảng 18 tỷ quả.

Kiểm soát cúm gia cầm

Sự tồn tại của bệnh cúm gia cầm độc lực cao, cũng như các bệnh động vật khác, có  tác động đáng kể đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Đặc biệt là sự xuất hiện của bệnh dịch tả lợn châu Phi [ASF] vào đầu năm 2019 được dự báo sẽ có tác động lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Khi người tiêu dùng chuyển từ thịt lợn sang các loại thịt khác như thịt gà, sẽ dẫn đến tăng số lượng đàn gà và làm gia tăng nguy cơ cúm gia cầm.

Chính phủ Việt Nam, phối hợp với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc [FAO], Tổ chức Thú y Thế giới [OIE] và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kì [USAID], đã triển khai các chương trình kiểm soát dịch bệnh động vật quốc gia giai đoạn 2019-2025. Mục tiêu của các chương trình này nhằm hạn chế dịch bệnh động vật, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và phát triển chuỗi cung ứng an toàn.

Tuy nhiên, hầu hết người chăn nuôi ở Việt Nam có quy mô chăn nuôi nhỏ và chưa chú trọng các vấn đề an toàn sinh học. Khu vực chăn nuôi thường ở gần khu dân cư, gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh.

Việc buôn bán gia cầm bất hợp pháp dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng một thách thức đối với Việt Nam.

Các ổ dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra lẻ tẻ ở các tỉnh thành. Ba chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao đang lưu hành tại Việt Nam là cúm A/H5N1, cúm A/H5N6, và cúm A/H5N8. Vi rút cúm A/H5N8 đã xuất hiện tại Việt Nam từ giữa tháng 6 năm 2021 và lây lan cho 10 tỉnh, thành phố. Hơn 23000 con gia cầm đã bị tiêu hủy.

Trại chăn nuôi gà quy mô nhỏ. Ảnh: Nguyen Van Dai

Chăn nuôi gia cầm

Khoảng 70% tổng số gà ở Việt Nam được nuôi trong các hộ gia đình và chủ yếu cho mục đích thương mại. Các hộ chăn nuôi gà cung cấp 60% sản lượng trứng của cả nước. Số lượng gà trong các hộ gia đình dao động từ một vài con [nhỏ lẻ] đến 2.000 con, với qui mô đàn phổ biến là vài trăm con.

Phần lớn sản lượng gà còn lại là do các trang trại quy mô trung bình [2.000-5.000 con] cung cấp. Tuy nhiên, số lượng trang trại nuôi từ 8.000-15.000 con đang gia tăng. Ngoài ra còn có một số trang trại hợp đồng với qui mô đàn phổ biến là 4.000-5.000 con. Đây là những trang trại gia cầm chăn nuôi gia công cho các công ty thức ăn, thuốc và giống gia cầm. Những trang trại lớn chủ yếu nuôi các giống gà ngoại và các giống lai trong khi các giống gà bản địa và các giống lai chủ yếu được chăn nuôi trong các hộ gia đình.

Gia cầm thường được xuất bán trực tiếp cho thương lái ngay tại cổng khu vực chăn nuôi, hoặc thông qua các hợp tác xã chăn nuôi, hay các công ty hợp đồng. Các công ty này thường có lò mổ và nhà máy chế biến riêng.

Sinh kế và xuất khẩu

Đối với các gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi gia cầm cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho gia đình. Nó cũng có thể đóng góp tới 30%thu nhập cho gia đình, cung cấp tiền để chi trả cho quần áo, học phí và nhiều chi phí khác của gia đình.

Đối với các trang trại vừa và lớn hơn, chăn nuôi gia cầm đóng góp phần lớn thu nhập của gia đình và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, người trung niên và người già. Những người này đã nghỉ việc ở các nhà máy do tuổi tác và áp lực công việc, và họ hầu như không có cơ hội để có các công việc khác.

Việc xuất khẩu các sản phẩm gia cầm trong tương lai được kì vọng sẽ đạt 15-20% sản lượng thịt và trứng gia cầm sản xuất tại Việt Nam.

Đại dịch Covid-19

Theo hiệp hội gia cầm Việt Nam, số lượng gia cầm của cả nước đã giảm 36,3%, từ 512,7 triệu con vào tháng 6 năm 2020 xuống 326,8 triệu con vào tháng 6 năm 2021. Số lượng gà giảm 35% từ 409,5 triệu con xuống còn 266,2 triệu; sản lượng trứng giảm 20% từ 16,7 tỉ quả xuống 13,3 tỉ quả.

Khoảng một nửa số trang trại chăn nuôi gia cầm và 70% số hộ chăn nuôi nhỏ phải giảm qui mô chăn nuôi hoặc tạm thời ngừng tái đàn do đại dịch COVID-19. Giá thức ăn gia cầm tăng khoảng 30%.

Giá các sản phẩm gia cầm tiếp tục biến động lớn. Khi số ca nhiễm COVID-19 tăng và qui định giãn cách xã hội được áp đặt, giá của các sản phẩm gia cầm giảm, đặc biệt là giá gà thịt công nghiệp trắng giảm hai phần ba. Khi các hộ chăn nuôi ngừng tái đàn do tác động của dịch COVID-19, nguồn cung cấp gia cầm thiếu hụt, giá các sản phẩm có thể tăng 50-100%.

Diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 và các qui định giãn cách xã hội hay hạn chế đi lại được áp đặt trong mỗi đợt dịch tiếp tục ảnh hưởng đến chăn nuôi và các mạng lưới phân phối gia cầm. Người chăn nuôi gia cầm e ngại tái đàn dẫn đến nguồn cung thiếu hụt. Hoặc nhiều hộ chăn nuôi gia cầm đồng loạt tái đàn làm tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.

Tương lai

Sau COVID-19, các phương thức buôn bán gia cầm có thể đa dạng hơn bởi vì một số người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua bán trực tuyến. Đây là cơ hội để mở rộng hình thức bán các sản phẩm gia cầm trực tuyến. Sự đa dạng trong các kênh phân phối gia cầm có thể làm giảm áp lực cho mạng lưới phân phối truyền thống khi mà chúng phù hợp hơn với trạng thái “bình thường mới”. Các hộ chăn nuôi gia cầm tham gia chuỗi liên kết từ “trang trại đến bàn ăn”, tăng cường an toàn sinh học và/hoặc liên kết với các công ty thức ăn/giống gia cầm có thể duy trì sản xuất, phân phối, và giá sản phẩm gia cầm ổn định.

Cơ bản khống chế các loại bệnh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, ngay từ đầu năm, dịch cúm gia cầm [CGC] đã xảy ra ở nhiều nước. Tại Trung Quốc, phát hiện được một số chủng vi-rút cúm như: A[H7N9], A[H5N1], A[H5N2], A[H5N6], A[H5N8]. Ở Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Ấn Độ, Pháp xuất hiện cúm A[H5N1]; tại Mỹ có cúm A[H7N8], ở Mê-hi-cô là cúm A[H7N3]... Tại Việt Nam, có 40 ổ dịch CGC, gồm 34 ổ dịch gây ra do vi-rút cúm A[H5N1] và sáu ổ dịch do vi-rút cúm A[H5N6] tại 83 hộ chăn nuôi gia cầm ở 31 huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố, với tổng số gia cầm mắc bệnh là 50.316 con. So với năm 2016, diện dịch và mức độ dịch cúm gia cầm đều tăng, cụ thể: số ổ dịch tăng gấp 2,86 lần, số huyện có dịch tăng gấp 2,58 lần, số tỉnh có dịch tăng gấp ba lần; số gia cầm mắc bệnh tăng gấp gần 5,05 lần. Có 13 ổ dịch lở mồm long móng [LMLM], tại tám huyện của bốn tỉnh, tổng số gia súc mắc bệnh là 1.429 con. Ngoài ra, còn có một số dịch bệnh khác như: Bệnh tụ huyết trùng trên trâu, bò; dịch tả lợn, dịch tả vịt trên lợn và trên gia cầm…Trước tình hình nêu trên, Cục Thú y [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, phối hợp các địa phương khống chế tốt các ổ dịch, không để lây lan rộng và không lây bệnh cho người, cho nên đến thời điểm này, dịch CGC, LMLM cơ bản đã được khống chế. Bằng những nỗ lực của ngành thú y và các địa phương, dịch bệnh tai xanh trên lợn cũng được khống chế hoàn toàn từ tháng 5-2016 đến nay. Công tác phòng, chống bệnh dại động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, kháng sinh, chất cấm; giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu; phòng chống buôn lậu động vật, sản phẩm động vật…, có nhiều chuyển biến tích cực. Theo nhận định của nhiều chuyên gia nông nghiệp, đây là điểm nhấn ấn tượng của ngành thú y trong năm nay. Cùng với đó, Chi cục Thú y vùng VI sau nhiều giai đoạn nghiên cứu, bảo đảm các tiêu chí khoa học - kỹ thuật theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới [OIE], đã chọn ra vi-rút LMLM type O có tên RAHO6/FMD/O-135, dòng ME-SA/PanAsia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật để sản xuất vắc-xin LMLM, đồng thời chuyển giao cho ba doanh nghiệp trong nước để sản xuất vắc-xin này. Hiện tại, các doanh nghiệp đang gấp rút triển khai, dự kiến đến quý II - 2018 sẽ có vắc-xin sản xuất ở quy mô công nghiệp và lưu hành, góp phần chủ động được nguồn vắc-xin LMLM cho công tác phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, Cục còn thúc đẩy mạnh mẽ việc hỗ trợ tạo hành lang pháp lý, điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà, thịt lợn, thủy sản. Năm 2017, Cục Thú y đã xúc tiến các thủ tục về pháp luật thú y, trợ giúp nhiều doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật ra thị trường nước ngoài. Việc Công ty TNHH Koyu & Unitek lần đầu xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản là một thí dụ điển hình.

Tăng cường giám sát thú y, phục vụ xuất khẩu

Hiện nay, cả nước không có ổ dịch nào trên đàn gia súc, gia cầm, song Cục Thú y vẫn khuyến cáo các địa phương không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, nhất là những nơi có ổ dịch cũ, nguy cơ cao; bởi thời tiết đang trong giai đoạn có nhiều diễn biến phức tạp. Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành cho biết, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục chủ động cùng với các địa phương triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, có kế hoạch tiêm phòng vắc-xin sớm để chủ động phòng bệnh trước thời điểm có thể xảy ra hạn hán, mưa lũ… Mặt khác, hướng dẫn các tỉnh, thành phố tiếp tục xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, trong đó tập trung vào chuỗi sản xuất thịt lợn xuất khẩu, nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, dịch tả lợn đáp ứng yêu cầu các nước, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lợn. Kiểm soát tốt dịch bệnh thủy sản, nhất là dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, cá tra, tôm hùm. Nghiên cứu yêu cầu về công tác phòng, chống dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu thủy sản để đề xuất, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng các đòi hỏi của các nước.

Theo dự báo, năm 2018, thiên tai và rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu sẽ tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường. Vì vậy, ngành thú y sẽ chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn văn bản chỉ đạo các địa phương tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh như: cúm gia cầm, LMLM; kiểm soát chất cấm, thuốc an thần, kháng sinh ở các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ…, thúc đẩy ngành chăn nuôi, thú y nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung phát triển bền vững.

ANH PHƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề