Ngành Chính trị học đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Các bạn sinh viên quan tâm đến các ngành học về khoa học xã hội và nhân văn: tâm lý học, xã hội học, triết học, sư phạm, truyền thông & thông tin, lịch sử, địa lí, khoa học chính trị, luật hay thậm chí đô thị hoá…

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:      + Tiếng Việt:         Chính trị học + Tiếng Anh:         Political Science

- Danh hiệu tốt nghiệp:  Cử nhân


- Thời gian đào tạo:        4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt:         Cử nhân ngành Chính trị học + Tiếng Anh:         The Degree of Bachelor in Political Science

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


2. Mục tiêu của chương trình đào tạo Đào tạo cử nhân Chính trị học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

3. Thông tin tuyển sinh


- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:      
+ Tiếng Việt:         Chính trị học
+ Tiếng Anh:         Political Science
- Danh hiệu tốt nghiệp:  Cử nhân
- Thời gian đào tạo:        4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt:         Cử nhân ngành Chính trị học
+ Tiếng Anh:         The Degree of Bachelor in Political Science
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Đào tạo cử nhân Chính trị học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
3. Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Ngoại ngữ B1 5  
  Tiếng Anh B1 5  
  Tiếng Trung B1 5  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
13 Xã hội học đại cương 3  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Lôgic học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kỹ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập Quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 27  
III.1 Các học phần bắt buộc 18  
27 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1    
  Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1    
28 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2    
  Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  
29 Khởi nghiệp 3  
30 Chính trị học đại cương 3  
31 Thể chế chính trị thế giới 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/39  
32 Báo chí truyền thông đại cương 3  
33 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 3  
34 Lịch sử Việt Nam đại cương 3  
35 Nhập môn Quan hệ quốc tế 3  
36 Quan hệ công chúng đại cương 3  
37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3  
38 Dân số học đại cương 3  
39 Tâm lý học chính trị 3  
40 Xã hội học tôn giáo 3  
41 Thực hành nghiên cứu xã hội 3  
42 Nhân học chính trị 3  
43 Tôn giáo học đại cương 3  
44 Khoa học quản lý đại cương 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 15  
IV.1 Các học phần bắt buộc 9  
45 Đảng chính trị 3  
46 Khoa học tổ chức 3  
47 Chính trị và chính sách 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/18  
48 Địa chính trị 3  
49 Chính trị học so sánh 3  
50 Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3  
51 Chính sách đối ngoại của Việt Nam 3  
52 Văn hóa chính trị Việt Nam 3  
53 Chính sách công của Việt Nam 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành 6/15  
54 Các vấn đề toàn cầu 3  
55 Hệ thống pháp luật Việt Nam 3  
56 Chính trị khu vực Đông Bắc Á 3  
57 Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á 3  
58 Luật quốc tế 3  
V Khối kiến thức ngành 43  
V.1 Các học phần bắt buộc 18  
59 Quyền lực chính trị 3  
60 Lịch sử học thuyết chính trị 3  
61 Phương pháp nghiên cứu chính trị học 3  
62 Chính trị và truyền thông 3  
63 Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 3  
64 Nhập môn Chính trị quốc tế 3  
V.2 Các học phần tự chọn 10/43  
65 Chính sách đối ngoại của các nước lớn 3  
66 Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị 3  
67 Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị 3  
68 Quan hệ chính trị quốc tế 3  
69 Thực hành văn bản chính trị 3  
70 Nhập môn Hồ Chí Minh học 3  
71 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3  
72 Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị 3  
73 Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam 3  
74 Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị 3  
75 Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kì 3  
76 Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu 2  
77 Đàm phán quốc tế 2  
78 Xã hội học chính trị 3  
79 Bầu cử 3  
V.3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 15  
80 Thực tập chuyên môn 5  
81 Thực tập tốt nghiệp 5  
82 Khoá luận tốt nghiệp 5  
  Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp    
83 Chính trị học - Những vấn đề cơ bản 3  
84 Chính trị Việt Nam - Những vấn đề cơ bản 2  

Những kiến thức căn bản và hệ thống, những kĩ năng nghiên cứu và thực hành thiết thực của ngành Chính trị học sẽ trang bị cho bạn những điều kiện cần thiết để thành công trong hoạt động chính trị. Công việc mà các cử nhân chính trị học có thể đảm nhận sau khi ra trường gồm:

  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội;
  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Chính trị học có thể tiếp tục học tập ở bậc sau đại học [thạc sĩ và tiến sĩ] hai chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học [và một số chuyên ngành khoa học chính trị khác sẽ được xây dựng: Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế…]; có thể học thêm để lấy bằng hai, bằng kép bậc đại học một số ngành có liên quan: Khoa học chính sách, Báo chí - truyền thông, Quan hệ quốc tế...

Video liên quan

Chủ Đề