Nghiên cứu thống kê tình hình học tiếng Anh của sinh viên

TN&MTNgày nay, tiếng Anh là công cụ đắc lực và cần thiết để tiếp cận với kho tàng tri thức chung của nhân loại. Hầu hết các nguồn tư liệu đều sử dụng tiếng Anh. Học tiếng Anh chuyên ngành (TACN) không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực đào tạo của mình, mà còn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường tương lai nghề nghiệp.

Đặt vấn đề

Hiểu biết TACN thì khi có cơ hội đi du học, bạn mới có thể theo kịp chương trình đào tạo của nước ngoài mà không phải học lại từ đầu. Không dừng lại ở việc giúp bạn đọc hiểu thêm nhiều tài liệu chuyên môn, có cơ hội tham gia vào các cuộc hội thảo, trao đổi với cộng sự. Giỏi TACN là thành tố quan trọng để bạn dễ dàng cho ra các báo cáo khoa học của riêng mình để cả thế giới có thể biết đến. Và bạn sẽ có thêm tự tin đối mặt với các áp lực công việc sau này, và được đánh giá cao với sự hiểu biết của mình.

Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa là một trong những cơ sở hàng đầu đào tạo nguồn nhân lực chính cho ngành TN&MT trong khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của sinh viên (SV) khi ra trường so với mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có tiếng Anh để làm việc, vì TACN không như tiếng Anh giao tiếp đơn thuần. Do tính đặc thù cho mỗi nghề nghiệp, ngoài 01 học phần 45 tiết tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học.

Có thể nói, mục đích của giáo dục nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để người học có thể học suốt đời. Để việc học ngoại ngữ đỡ gian khổ, bớt tính bắt buộc, gượng ép… Thì việc quan trọng phải làm đó là khơi gợi sự hứng thú và say mê học tập của SV- Biểu hiện không nhiều của SV Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa. Từ những đánh giá phân tích trên, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu các yếu tố khách quan, chủ quan có tác động đến kết quả học ngoại ngữ của người học là cần thiết để từ đó có thể đánh giá được thực trạng, đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi góp phần nâng cao trình độ học ngoại ngữ đặc biệt là mảng chuyên ngành đối với SV Phân hiệu.

Mục đích, phạm vi và phương pháp nhiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng học TACN đối với sinh viên ngành môi trường tại Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng học tập tiếng anh chuyên ngành cho SV của Phân hiệu.

Phạm vi nghiên cứu: 18 SV đang học năm thứ 3 (10 sinh viên lớp cao đẳng Quản lý đất đai và 8 SV lớp cao đảng Công nghệ kỹ thuật Môi trường), đã hoàn thành 2 học phần tiếng Anh cơ sở (10 tín chỉ) và 1 học phần tiếng Anh chuyên ngành (3 tín chỉ) tại Phân hiệu.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, phương pháp định lượng.

Thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tại Phân hiệu

Chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học tiếng Anh chuyên ngành

Trong những năm gần đây, việc giảng dạy ngoại ngữ tại Phân hiệu luôn được Khoa và Ban giám đốc quan tâm, đội ngũ GV luôn được kiện toàn về số lượng và chất lượng, hằng năm đều được cử đi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia phản biện các hội đồng khoa học, chỉnh sửa đề cương, viết giáo trình… Tuy nhiên, công tác giảng dạy còn nhiều hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau chưa đạt được như mong muốn, chương trình đã bám sát các lĩnh vực chuyên ngành song chưa thật phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội. Cấu trúc chương trình tại Phân hiệu gồm 3 học phần tương ứng 3 tín chỉ, mỗi học phần có tổng số giờ là 15 tiết, như vậy tổng số tiết TACN sinh viên được học là 45 tiết. Khối lượng kiến thức nhiều mà số tiết quá ít chỉ đủ bao quát qua nên hình thành kỹ năng hay đi vào chuyên sâu là rất khó.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh của Phân hiệu đang dần được hoàn thiện cùng xu hướng phát triển của Phân hiệu. Kết quả bảng 1.

Bảng 1. Thực trạng đội ngu? giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu thống kê tình hình học tiếng Anh của sinh viên

Từ năm 2011 – nay đội ngũ giảng viên không tăng về số lượng. Tuy nhiên, lượng sinh viên và hệ liên kết giảm đáng kể. Với số lượng như vậy đã đáp ứng được tủy lệ giảng dạy 1gv/ 270 tiết, do tỷ lệ SV/ GV thấp nên chất lượng giảng dạy ngày càng được tập trung và nâng cao.

Bảng 2. Thực trạng các hoạt động, phương tiện ho? trợ giảng dạy (N = 18)

Nghiên cứu thống kê tình hình học tiếng Anh của sinh viên

Về trình độ chuyên môn của GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có thâm niên giảng dạy. Trong đó, trình độ đại học chiếm 100%, trình độ thạc sỹ 4/6 chiếm 66.66%. So với trước đây, số lượng này tăng đáng kể, đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao có phẩm chất và có năng lực nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong giảng dạy.

Bảng 3. Thực trạng việc nhận thức và động cơ nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên ngành Môi trường tại Phân hiệu trường Đại học TN&MT Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa (N = 18)

Nghiên cứu thống kê tình hình học tiếng Anh của sinh viên

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Môi trường tại Phân hiệu

Đối với Phân hiệu: Khảo sát chất lượng sinh viên đầu khóa và phân loại đối tượng SV để sắp xếp, bố trí các lớp học hợp lý, phù hợp đối tượng; Đảm bảo số lượng SV; Tạo điều kiện cho GV tham gia các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt các khóa học về TACN cũng như các lớp chuyên ngành chuyên sâu; Mời giảng viên nước ngoài dạy.

Đối với giảng viên: Cần xác định đúng mục tiêu của học phần không chỉ cung cấp lượng từ vựng chuyên ngành phong phú, trang bị cho SV những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho SV khả năng đọc hiểu bài đọc chuyên ngành sâu, nghe hiểu tốt để sau này có thể tận dụng khả năng tiếng Anh như là lợi thế trong công việc của mình.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đặt người học là trung tâm, mạnh dạn loại bỏ những yếu tố không phù hợp để luôn tạo hứng thú cho mỗi bài giảng.

Thường xuyên tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Anh theo chủ đề môi trường để thu hút đông đảo SV tham gia. Tạo môi trường năng động cho SV được nghe và nói tiếng Anh một cách thoải mái và hiệu quả nhất.

Lồng ghép các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong bài kiểm tra đặc biệt kiểm tra cuối học phần để có đánh giá chính xác năng lực tiếng anh của sinh viên. Thường xuyên tổ chức hội thảo, semina để tích lũy kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả theo hướng giao tiếp. Đánh giá sinh viên một cách chính xác hơn nhằm phân cấp trình độ tạo điều kiện cho SV phát triển hơn.

 Sử dụng nhiều hơn các phần mềm tham khảo, các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy. Khuyến khích, hướng dẫn SV đọc thêm tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, các trang mạng hỗ trợ việc học tập tiếng anh chuyên ngành.

Đối với SV: Nhận thức đúng tầm quan trọng của TACN đối với việc học tại trường Đại học và đối với bổ trợ công việc trong tương lai; Hứng thú với môn học và tạo thói quen học tập thường xuyên. Chọn lớp học tiếng Anh phù hợp với bản thân ở các trung tâm phù hợp với trình độ bản thân và quỹ thời gian để trau dồi thường xuyên, tạo sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp. Hoặc có thể lựa chọn các phần mềm trên mạng để tự học tập rèn luyện tiếng Anh tại nhà.

Thường xuyên luyện đọc tài liệu TACN theo các cách: Đọc lướt, đọc không thành tiếng không cần dịch sang tiếng Việt, đọc lấy ý, không nên đọc một câu nhiều lần, thay đổi tốc độ đọc. Nên viết nhật ký học tập hàng ngày. Tích cực tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa TACN theo chủ đề Môi trường để có cơ hội thực hành TA nhiều hơn..

Tự tìm đọc thêm sách, báo tạp chí trên thư viện, tài liệu điện tử … thường xuyên tự học, đọc thêm nhiều tài liệu, giáo trình nước ngoài để học thêm nhiều từ ngữ mới, cũng có thể xem các chương trình tài liệu, thời sự… trên CNN, BBC, hay Geographic National… để có thể kết hợp luyện nghe và thu thập thêm kiến thức mới. Nghe hoặc xem các chương trình truyền hình, phim, nhạc… bằng tiếng Anh để phát triển kỹ năng nghe nói và phản xạ nhanh. Tham khảo thêm các sách chuyên ngành chuyên sâu để cập nhật các cụm từ chuyên ngành một cách thường xuyên

Kết luận

Thực trạng học, dạy, nguyên nhân và một số giải pháp học TACN của SV ngành Môi trường tại Phân hiệu được trình bày trong bài viết, chúng tôi hy vọng những khó khăn của GV và SV nêu trên sẽ sớm được khắc phục để ngày càng cải thiện và đạt kết quả cao hơn.

Việc trau dồi và nuôi dưỡng niềm đam mê TA nói chung TACN nói riêng không chỉ giúp cá nhân SV đạt điểm cao trong học tập mà còn hữu ích trong quá trình làm việc sau này đặc biệt tự tin trong thời kỳ hội nhập bạn bè quốc tế nhằm đạt được thành công. TACN là điều cần thiết đối với bất cứ ai, do đó, hãy cố gắng học tập để nâng cao khả năng TACN của mình. Nó sẽ giúp công việc của bạn được thuận lợi hơn cũng như khiến bạn trở thành một người tự tin và bản lĩnh.

Tài liệu tham khảo

J.W. Santrock, Adolescence, NY: McGraw-HIL,2003.

1. D. Baumrind, “The influence of parenting style on adolescent competence and substance use”, Jounal of early Adolescence. Vol. 11, no.1, pp. 56-95,1991.

2. R.B. Burns, Self-concept Development and Education, Holt: Rinehart and Winston,1982.

3. Wigfield, A. Expectancy-value Theory of Achievement Motivation: A Developmental Perspective. (1994).

ThS. MAI THỊ NGÂN

Khoa: Khoa học đại cương

Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa