Nguyên tắc tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là gì

Ra đời vào ngày 19/8/1945, lực lượng Công an nhân dân tiền thân là Sở Liêm phóng Bắc Bộ, Sở Trinh sát Trung Bộ và Quốc gia tự vệ cuộc Nam Bộ. Tuy tên gọi ban đầu khác nhau, nhưng đây đều là những lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trấn áp các tổ chức phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân.

Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL thống nhất các lực lượng Liêm phóng, Cảnh sát, Trinh sát, Quốc gia tự vệ cuộc trong toàn quốc thành "Việt Nam Công an Vụ" nằm trong Bộ Nội vụ. Giám đốc Nha Công an đầu tiên của Việt Nam là đồng chí Lê Giản [sinh năm 1911 – mất năm 2003].

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng CAND

Ngay từ những ngày đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản. Cho nên nhiệm vụ công an là cực kỳ quan trọng; phải giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ cho nhân dân ta an cư lạc nghiệp”.

Sau khi ra đời, các tổ chức Công an mà cụ thể là Liêm phóng, Cảnh sát, Trinh sát, Quốc gia tự vệ đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của các cấp ủy đảng. Các địa phương đều cử cấp ủy viên để phụ trách lực lượng Công an. Nhờ đó, các lực lượng luôn bám sát đường lối đấu tranh với thế lực phản cách mạng, phản động, đồng thời xây dựng lực lượng để làm tốt nhiệm vụ.

Suốt chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng trưởng thành, đáp ứng mọi nhiệm vụ mà Đảng, chính quyền và nhân dân giao phó. Trong quá trình ấy, không ít đồng chí công an đã ngã xuống khi thực hiện nhiệm vụ. Gần đây nhất, người dân cả nước đã bày tỏ sự tiếc thương, trân trọng đối với sự hy sinh quên mình của 3 chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy tại Thủ đô Hà Nội.

Người dân đặt những bó hoa tươi thắm tri ân các liệt sĩ tại tượng đài "Công an nhân dân vì dân phục vụ" tại Hà Nội.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Chuyên gia cao cấp Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: Nhìn lại lịch sử 77 năm đấu tranh vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân, chúng ta càng nhớ đến những lời chỉ dạy sâu sắc của Bác: “Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ chiến đấu.”

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Chuyên gia cao cấp Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể lại: Năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác có gửi một bức thư cho đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII [gồm 7 tỉnh từ Bắc Giang đến Quảng Yên]. Trong Bức thư ấy, Người căn dặn tư cách người công an Cách mạng. Chỉ có 51 chữ nhưng khái quát thành 6 mối quan hệ, hiện tại trở thành cẩm nang đồng hành cùng lực lượng Công an nhân dân.

“Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép

Đối với công việc, phải tận tụy

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.

Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo, chính Bác là người đặt nền tảng cho giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của Công an nhân dân. Bức thư ấy đã đi vào lịch sử, tạo thành tài sản vô giá của lực lượng Công an nhân dân. Cho đến ngày nay, bức thư của Bác đã trở thành “6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” được treo ở các trụ sở của lực lượng trên toàn quốc.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.

Thời gian tới, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, những lời dạy của Bác sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” cho lực lượng Công an nhân dân. Để lực lượng tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới, Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Tô Lâm đã nêu lên 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà lực lượng Công an nhân dân hướng tới.

Trong số đó, nhiệm vụ đầu tiên là: “Luôn kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng Công an nhân dân. Đảng ủy Công an Trung ương và các cấp ủy đảng trong Công an nhân dân luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng gắn liền với xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng.

Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kịp thời và kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng”.

Với bản lĩnh, kinh nghiệm đã thể hiện trong suốt quá trình lịch sử 77 năm và đường lối dẫn dắt đúng đắn, kịp thời của Đảng, lực lượng Công an nhân dân sẽ tiếp tục là “thanh kiếm và lá chắn” vững chắc, tiếp tục bảo vệ bình yên cho dân tộc.

Trọng Phú [VOV.VN]

Họ và tên:

Email:*

Điện thoại:

Mã bảo vệ:*

Quân đội nhân dân [QĐND] Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì độc lập dân tộc và CNXH bằng bạo lực vũ trang.

Thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những ý kiến, quan điểm sai trái, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc như: Góp ý đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi bỏ Điều 4 của bản Dự thảo Hiến pháp 1992, đòi Việt Nam thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng; đòi tam quyền phân lập; đòi tư hữu hóa đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; họ đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… trong đó luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội được chúng xác định là một nội dung trọng tâm để chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Những người ủng hộ quan điểm này còn cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước trong chiến tranh, không có kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước trong thời bình; họ cho rằng: Đảng đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả”, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.

Thực hiện nội dung cơ bản này, các thế lực thù địch dùng nhiều ngón đòn và các chiêu bài khác nhau, với nhiều giọng điệu khác nhau, khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức và trực diện chống phá, khi thì như là "người trong cuộc” thể hiện "thiện chí khách quan” tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, họ cố gắng lôi kéo, tìm kiếm, "khuyên nhủ” mọi người nên thế này, thế khác.

Sự thật, từ những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, đây là một thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho quân đội bị vô hiệu hóa.

Mục tiêu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch không có gì khác là muốn làm cho quân đội ta dần dần biến chất, từ quân đội của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản.

Để thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” quân đội, chúng tập trung phủ nhận học thuyết Mác-Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về quân sự, quốc phòng, an ninh, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Chúng rêu rao: “Quân đội phải là một lực lượng trung lập”; “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”. Tuy nhiên, thực tiễn khẳng định: Không có một quân đội nào "đứng ngoài chính trị", là "trung lập".

Cả lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Đối với nước ta hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục vận dụng “bài học kinh nghiệm” đó. Phải chăng là thủ đoạn thực hiện tinh vi hơn, hình thức đa dạng và khó lường hơn, tính chất nguy hiểm hơn, với ảo tưởng sẽ có được một kết quả tương tự. Âm mưu thật thâm độc! Chỉ có điều Việt Nam hoàn toàn khác, mà họ đang cố tìm cách xâm nhập.

Mặc dù vậy, họ không dễ dàng từ bỏ âm mưu; trái lại, bằng mọi thủ đoạn, họ đã và đang thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta, “phi chính trị hóa” quân đội. Nhưng họ có đạt được mục tiêu đó không, nhân tố quyết định không thuộc về những kẻ phản bội đất nước mà do ta.

Quân đội ta là quân đội cách mạng, quân đội của dân, do dân và vì nhân dân, gắn bó “máu thịt” với Đảng, với nhân dân. Mối quan hệ đó được tôi luyện bằng máu và nước mắt qua mấy chục năm chống kẻ thù xâm lược trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Vì thế, bất cứ thế lực nào, dù mạnh và hiểm độc đến đâu cũng không thể chia rẽ được quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là điều tất yếu, đã, đang và sẽ tiếp tục được khẳng định.

Quân đội nhân dân [QĐND] Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì độc lập dân tộc và CNXH bằng bạo lực vũ trang.

Quân đội ta không có mục tiêu chiến đấu nào khác là độc lập dân tộc và CNXH để đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đó cũng là mục tiêu chính trị cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quân đội ta không chỉ mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân mà còn mang đầy đủ tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Bản chất của QĐND Việt Nam thể hiện rõ nét ở sự thống nhất về tính đảng, tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc, được biểu hiện sinh động ở lý tưởng chiến đấu, cơ sở chính trị-xã hội, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ của quân đội.

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.

Thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND Việt Nam; tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị [khóa IX] về hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐND Việt Nam.

Đồng thời, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương [khóa XI] về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; không ngừng chăm lo xây dựng các tổ chức đảng các cấp trong quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện lệch lạc về chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Qua đó, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong quân đội thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội thời kỳ hội nhập quốc tế, trước hết cần tập trung cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế, hệ thống chế định và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nói chung, của QĐND Việt Nam nói riêng. Cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của quân đội trong thời kỳ mới; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, đòi đa nguyên, đa đảng, coi việc xây dựng quân đội chỉ để dùng trong chiến tranh và lo đối phó với chiến tranh.

Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đòi hỏi phải sử dụng hợp lý và phát huy tối ưu vai trò của quân đội trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, trong xử trí các tình huống; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của quân đội, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra, bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược.

Thực hiện điều này cần có những quy định thật rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và thẩm quyền của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương, của Tổng Bí thư đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương, của Chủ tịch nước đồng thời là Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đối với các vấn đề tổ chức và hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội, tiếp tục tăng cường và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là vấn đề chiến lược có tính kế thừa những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và QĐND Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới

N.V.T.

Video liên quan

Chủ Đề