Nhân định nào sau đây không đúng về kinh tế học vĩ mô

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung [68 câu với 19 câu đúng/sai]
2. Cung và cầu [125 câu với 61 câu đúng/sai]
3. Tiêu dùng [81 câu với 35 câu đúng/sai]
4. Sản xuất và chi phí [57 câu với 29 câu đúng/sai]
5. Cạnh tranh hoàn hảo [71 câu với 35 câu đúng/sai]
6. Độc quyền [22 câu với 11 câu đúng/sai]
7. Cạnh tranh độc quyền [74 câu với 35 câu đúng/sai]
8. Độc quyền tập đoàn [33 câu với 15 câu đúng/sai]
9. Cung và cầu lao động [34 câu với 15 câu đúng/sai]
10. Vai trò của chính phủ [71 câu với 39 câu đúng/sai]

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 1, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C1_1: Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học? ○ Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa. ○ Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hóa lấy chất lượng cuộc sống. ○ Để biết mô hình có hệ thống về các nguyên lý kinh tế về hiểu biết toàn diện thực tế. ○ Để tránh nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng.

● Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học.

MICRO_2_C1_2: Kinh tế học có thể định nghĩa là: ○ Nghiên cứu những hoạt động gắn liền với tiền và những giao dịch trao đổi giữa mọi người. ○ Nghiên cứu sự phân bổ của các tài nguyên khan hiếm cho việc sản xuất và phân phối các hàng hóa dịch vụ. ○ Nghiên cứu của cải. ○ Nghiên cứu con người trong cuộc sống kinh doanh thường ngày, kiếm tiền và hưởng thụ.

● Tất cả các lý do trên.

MICRO_2_C1_3: Lý thuyết trong kinh tế: ○ Hữu ích vì nó kết hợp được tất cả những sự phức tạp của thực tế. ● Hữu ích ngay cả khi nó đơn giản hóa thực tế. ○ Không có giá trị vì nó là trừu tượng trong khi đó thực tế kinh tế lại là cụ thể. ○ “Đúng trong lý thuyết nhưng không đúng trong thực tế”.

○ Tất cả đều sai.

MICRO_2_C1_4: Kinh tế học có thể định nghĩa là: ○ Cách làm tăng tiền lương của gia đình ○ Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán. ○ Giải thích các số liệu khan hiếm ● Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội.

○ Tại sao tài nguyên lại khan hiếm như thế.

MICRO_2_C1_5: Lý thuyết trong kinh tế học: ● Có một số đơn giản hóa hoặc bóp méo thực tế. ○ Có mối quan hệ với thực tế mà không được chứng minh. ○ Không thể vì không thể thực hiện được thí nghiệm. ○ Nếu là lý thuyết tốt thì không có sự đơn giản hóa thực tế.

○ Có sự bóp méo quá nhiều nên không có giá trị.

MICRO_2_C1_6: Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong: ○ Nhân chủng học. ○ Tâm lý học ○ Xã hội học ○ Khoa học chính trị

● Tất cả các khoa học trên.

MICRO_2_C1_7: Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là: ○ Thị trường ○ Tiền ○ Tìm kiếm lợi nhuận ○ Cơ chế giá

● Sự khan hiếm

MICRO_2_C1_8: Tài nguyên khan hiếm nên: ○ Phải trả lời các câu hỏi ● Phải thực hiện sự lựa chọn ○ Tất cả mọi người, trừ người giàu, đều phải thực hiện sự lựa chọn. ○ Chính phủ phải phân bổ tài nguyên

○ Một số cá nhân phải nghèo

MICRO_2_C1_9: Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được tiêu dùng bởi: ○ Những người xứng đáng ○ Những người làm việc chăm chỉ nhất ○ Những người có quan hệ chính trị tốt ● Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán

○ Những người sản xuất ra chúng

MICRO_2_C1_10: Thị trường nào sau đây không phải là một trong ba thị trường chính? ○ Thị trường hàng hóa ○ Thị trường lao động ○ Thị trường vốn ● Thị trường chung Châu Âu

○ Tất cả đều đúng


MICRO_2_C1_11: Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là: ○ Kinh tế học vĩ mô ● Kinh tế học vi mô ○ Kinh tế học chuẩn tắc ○ Kinh tế học thực chứng

○ Kinh tế học tổng thể

MICRO_2_C1_12: Nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế, đặc biệt là các yếu tố như thất nghiệp và lạm phát gọi là: ● Kinh tế học vĩ mô ○ Kinh tế học vi mô ○ Kinh tế học chuẩn tắc ○ Kinh tế học thực chứng

○ Kinh tế học thị trường

MICRO_2_C1_13: Một lý thuyết hay một mô hình kinh tế là: ○ Phương trình toán học ○ Sự dự đoán về tương lại của một nền kinh tế ○ Cải cách kinh tế được khuyến nghị trong chính sách của chính phủ nhấn mạnh đến các quy luật kinh tế ● Tập hợp các giả định và các kết luận rút ra từ các giả định này.

○ Một cộng đồng kinh tế nhỏ được thành lập để kiểm nghiệm tính hiệu quả của một chương trình của chính phủ

MICRO_2_C1_14: Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc? ○ Thâm hụt ngân sách lớn trong những năm 1980 đã gây ra thâm hụt cán cân thương mại. ○ Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng ○ Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư. ● Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư

○ Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất

MICRO_2_C1_15: Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng? ○ Thuế là quá cao ○ Tiết kiệm là quá thấp ● Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư. ○ Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư

○ Ở các nước tư bản có quá nhiều sự bất bình đẳng kinh tế

MICRO_2_C1_16: Phải thực hiện sự lựa chọn vì: ● Tài nguyên khan hiếm ○ Con người là động vật biết thực hiện sự lựa chọn ○ Những điều tiết của chính phủ đòi hỏi phải thực hiện sự lựa chọn ○ Các biến có kinh tế có tương quan với nhau

○ Không có sự lựa chọn sẽ không có kinh tế học

MICRO_2_C1_17: “Sự khan hiếm” trong kinh tế học đề cập chủ yếu đến: ○ Thời kỳ có nạn đói ○ Độc quyền hóa việc cung ứng hàng hóa ○ Độc quyền hóa các tài nguyên dùng để cung ứng hàng hóa ○ Độc quyền hóa các kênh phân phối hàng hóa

● Không có câu nào đúng

MICRO_2_C1_18: Trong kinh tế học “phân phối” đề cập đến: ○ Bán lẻ, bán buôn và vận chuyển ○ Câu hỏi cái gì ○ Câu hỏi như thế nào ● Câu hỏi cho ai

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C1_19: Xuất phát từ một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất có nghĩa là: ○ Không thể sản xuất nhiều hơn số lượng vũ khí ○ Không thể sản xuất nhiều hơn số lượng sữa ● Chỉ có thể sản xuất nhiều vũ khí hơn bằng việc giảm bớt sữa ○ Dân số đang cân bằng

○ Nếu xã hội có năng suất sản xuất sữa cao hơn thì có thể có nhiều sữa hơn chứ không nhiều vũ khí hơn.

MICRO_2_C1_20: Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm so với gốc tọa độ vì: ○ Các yếu tố sản xuất khan hiếm có thể chuyển từ ngành này sang ngành khác ● Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Nguyên lý phân công lao động ○ Vấn đề Malthus

○ Không câu nào đúng

Bộ đề thi trắc nghiệm [có đáp án] môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm [kèm đáp án] được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày [lỗi chính tả, dấu câu…] và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 2 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P2_1: Nhận định nào sau đây là đúng? ○ Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát. ● Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát. ○ Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế

○ Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát.

MACRO_2_P2_2: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây? ○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Y tế và giáo dục.

○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.

MACRO_2_P2_3: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã ● Giảm. ○ Tăng. ○ Không thay đổi.

○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.

MACRO_2_P2_4: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 150. Nhìn chung mức sống của bạn đã ○ Giảm. ● Tăng. ○ Không thay đổi.

○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.

MACRO_2_P2_5: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 154. Nhìn chung mức sống của bạn đã ○ Giảm. ○ Tăng. ● Không thay đổi.

○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.

MACRO_2_P2_6: Với tư cách là người đi vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất? ● Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%. ○ Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%. ○ Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.

○ Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.

MACRO_2_P2_7: Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất? ○ Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%. ○ Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%. ○ Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%.

● Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%.

MACRO_2_P2_8: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây? ○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Lương thực.

○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.

MACRO_2_P2_9: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây? ○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Thực phẩm. ○ Y tế và giáo dục.

○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.

MACRO_2_P2_10: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây? ○ Thiết bị và đồ dùng gia đình. ● Lương thực. ○ Y tế và giáo dục.

○ Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động.

MACRO_2_P2_11: Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên 350 nghìn đồng vào năm 2005 trong khi đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7. Tiền lương tối thiểu thực tế của năm 2005 so với năm 1993 đã ○ Giảm. ● Tăng. ○ Không thay đổi.

○ Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.

MACRO_2_P2_12: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào sau đây? ○ May mặc, mũ nón, giày dép. ○ Phương tiện đi lại, bưu điện. ○ Văn hóa, thể thao và giải trí.

● Lương thực, thực phẩm.

MACRO_2_P2_13: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến mức sản lượng thực tế trong dài hạn? ○ Mức cung ứng tiền tệ. ● Cung về các yếu tố sản xuất. ○ Cán cân thương mại quốc tế.

○ Tổng cầu của nền kinh tế.

MACRO_2_P2_14: Thước đo tốt về mức sống của người dân một nước là ● GDP thực tế bình quân đầu người. ○ GDP thực tế. ○ GDP danh nghĩa bình quân đầu người.

○ Tỉ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người.

MACRO_2_P2_15: Vận dụng quy tắc 70, nếu thu nhập của bạn tăng 10% một năm, thì thu nhập của bạn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng ● 7 năm. ○ 10 năm. ○ 70 năm.

○ 14 năm.

MACRO_2_P2_16: Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là ○ Sự giảm sút về đầu tư hiện tại. ○ Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại. ● Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại.

○ Sự giảm sút về thuế.

MACRO_2_P2_17: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia? ○ Vốn nhân lực bình quân một công nhân. ○ Tư bản hiện vật bình quân một công nhân. ● Lao động.

○ Tiến bộ công nghệ.

MACRO_2_P2_18: Dầu mỏ là một ví dụ về ○ Vốn nhân lực. ○ Tư bản hiện vật. ○ Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được.

● Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được.

MACRO_2_P2_19: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam? ● Công ty Bến Thành xây dựng một nhà hàng ở Mát-xcơ-va. ○ Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền của một phim cho một trường quay Nga. ○ Công ty chế tạo ôtô Hoà Bình mua cổ phần của Toyota [Nhật Bản].

○ Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P2_20: Nhân tố nào dưới đây không làm tăng GDP trong dài hạn [chọn 2 đáp án đúng]? ○ Công nhân được đào tạo tốt hơn. ● Tăng mức cung tiền. ● Đầu tư thay thế bộ phận tư bản đã hao mòn.

○ Giảm thuế.

MACRO_2_P2_21: Câu nào dưới đây biểu thị tiến bộ công nghệ? ● Một nông dân phát hiện ra rằng trồng cây vào mùa xuân tốt hơn trồng vào mùa hè. ○ Một nông dân mua thêm một máy kéo. ○ Một nông dân thuê thêm lao động.

○ Một nông dân gửi con đến học tại trường đại học nông nghiệp để sau này trở về làm việc trong trang trại gia đình.

MACRO_2_P2_22: Điều nào dưới đây là nhân tố chủ yếu quyết định mức sống của chúng ta? ○ Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta. ○ Cung về tư bản vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra. ○ Cung về tài nguyên thiên nhiên, vì chúng chỉ có hạn.

● Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta chính bằng những gì chúng ta sản xuất ra.

MACRO_2_P2_23: Chính sách nào dưới đây có ít khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia? ○ Tăng chi tiêu cho giáo dục cộng đồng. ● Dựng lên các rào cản đối với việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. ○ Ổn định chính trị và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân.

○ Giảm rào cản đối với đầu tư nước ngoài.

MACRO_2_P2_24: Để nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây? ○ Thúc đẩy thương mại tự do. ○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. ● Khuyến khích tăng dân số.

○ Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ.

MACRO_2_P2_25: Để góp phần nâng caomức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây? ○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. ○ Hạn chế tăng trưởng dân số. ○ Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai.

● Dựng lên các rào cản thương mại như thuế quan và hạn ngạch.

MACRO_2_P2_26: Để nâng cao mức sống cho người dân ở một nước nghèo, thì chính phủ không nên làm điều gì sau đây? ○ Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. ○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. ● Khuyến khích tăng dân số.

○ Phát triển giáo dục.

MACRO_2_P2_27: Để nâng cao mức sống cho người dân của một quốc gia, thì chính phủ nên làm điều gì sau đây? ○ Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. ○ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. ○ Phát triển giáo dục.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P2_28: Ví dụ về tài trợ cổ phần là ○ Trái phiếu công ty. ○ Trái phiếu địa phương. ● Cổ phiếu.

○ Ngân hàng cho vay tiền.

MACRO_2_P2_29: Rủi ro tín dụng là ○ Do trái phiếu có kỳ hạn. ● Có thể không được hoàn trả tiền lãi hoặc vốn gốc. ○ Bị đánh thuế thu nhập từ tiền lãi.

○ Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P2_30: Tiết kiệm quốc dân bằng ● Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ. ○ Đầu tư + Tiêu dùng. ○ GDP – Tiêu dùng.

○ GDP – Chi tiêu chính phủ.

MACRO_2_P2_31: Tiết kiệm quốc dân bằng ○ Tiết kiệm tư nhân + Thâm hụt ngân sách chính phủ. ○ Đầu tư + Tiêu dùng. ● GDP tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ.

○ GDP – đầu tư.

MACRO_2_P2_32: Nếu chi tiêu chính phủ lớn hơn tổng thuế thu được thì [chọn 2 đáp án đúng] ○ Chính phủ có thặng dư ngân sách. ● Chính phủ có thâm hụt ngân sách. ● Tiết kiệm chính phủ sẽ âm.

○ Chính phủ gia tăng tiết kiệm.

MACRO_2_P2_33: Nếu chi tiêu chính phủ nhỏ hơn tổng thuế thu được thì ● Chính phủ có thặng dư ngân sách. ○ Chính phủ có thâm hụt ngân sách. ○ Tiết kiệm chính phủ sẽ âm.

○ Câu 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P2_34: Nếu công chúng giảm tiêu dùng 1000 tỉ đồng và chính phủ tăng chi tiêu 1000 tỉ đồng [các yếu tố khác không đổi], thì trường hợp nào sau đây là đúng? ○ Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. ○ Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn. ● Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.

○ Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân.

MACRO_2_P2_35: Nếu công chúng tăng tiêu dùng 500 tỉ đồng và chính phủ giảm chi tiêu 500 tỉ đồng [các yếu tố khác không đổi], thì trường hợp nào sau đây là đúng? ○ Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn. ○ Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn. ● Tiết kiệm quốc dân không thay đổi.

○ Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân.

MACRO_2_P2_36: Chứng khoán nào trên thị trường tài chính có nhiều khả năng phải trả lãi suất cao nhất? ○ Ttrái phiếu địa phương do UBND TP Hồ Chí Minh phát hành. ○ Trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành. ○ Trái phiếu do Vietcombank phát hành.

● Trái phiếu do một công ty mới thành lập phát hành.

MACRO_2_P2_37: Đầu tư là ○ Việc mua cổ phiếu và trái phiếu. ● Việc mua thiết bị và xây dựng nhà xưởng. ○ Việc chúng ta gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

○ Tất cả các câu trên đúng.

MACRO_2_P2_38: Nếu người dân Việt Nam tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào tình hình kinh tế tương lai, thì theo mô hình về thị trường vốn vay, ○ Đường cung vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất tăng. ● Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm. ○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.

○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm.

MACRO_2_P2_39: Nếu người Việt Nam tiết kiệm ít hơn do lạc quan vào tình hình kinh tế tương lai, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay? ○ Lãi suất thực tế giảm và đầu tư giảm. ○ Lãi suất thực tế giảm và đầu tư tăng. ● Lãi suất thực tế tăng và đầu tư giảm.

○ Lãi suất thực tế tăng và đầu tư tăng.

MACRO_2_P2_40: Nếu chính phủ tăng thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô hình về thị trường vốn vay, ○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng. ○ Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm. ● Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng.

○ Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm.

Video liên quan

Chủ Đề