Nhân vật Lắc-ki thực sự may mắn VI

Bài tập 8. Đọc hai đoạn trích sau vò thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

Đoạn trích 1

Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa. Giữa trời đông gió rét, một em gói nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

Lúc  ra khỏi nhà em có đôi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì kia chứ! Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá, em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc khi em chạy quađường, vầ lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại.

     [...] Thế rồi em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét. Chiếc tạp đề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và tay em còn cắm thêm một bao.

   Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng di đoái hoài đến lời chào hàng của em.

   Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. [...] Tuy nhiên, em không

thế nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không di bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

[Han Cri-xti-an An-đéc-xen, Cô bé bán diêm, Nguyễn Văn Hải - Vũ Minh Toàn địch, Ngữ văn 6, tập một, Sđd, tr. 61 - 62]

Đoạn trích 2

Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói" đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu và cậu khóc nức nở, não ruột quá chứng.

Hai ba bạn nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy.

Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.

Các bạn nữ sinh lại hỏi:

- Kìa , bạn nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc?

Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh.

Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

|...] Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có câm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra vớ nói:

- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.

- Minh cũng có hai xu đây - một cô bé mặc áo đỏ nói. - Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!

[...] Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vốn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.

[...] Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu, mà các bạn nữ sinh còn luồng vào khuyết áo của

cậu, đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.

[Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cậu bé nạo ống khói, trích Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016 tr. 38 - 39]

Nhân vật cô bé bán diêm và cậu bé nạo ống khói có điểm gì giống và khác nhau? Hãy so sánh hai nhân vật theo sơ đồ gợi ý dưới đây.

Xem lời giải

Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa [Thạch Lam] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam [1910 - 1942] -  Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. -  Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. -  Bố cục : 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  rơm rớm nước mắt ]: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 [Tiếp đến  ấm áp vui vui ]: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 [Còn lại]: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn -  Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...  + Nhận được

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

  Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đông Nam Á – trung tâm của tuyến đường biển quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng tài nguyên sinh học của Việt Nam. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam có hình chữ S với 3260km đường biển có tiềm năng du lịch và thủy hải sản phong phú. Đất nước được chia làm 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Hà Nội là thủ đô nhưng không phải là thành phố lớn nhất. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất, thường được gọi là thủ đô kinh tế của Việt Nam.Việt Nam có một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm thăng trầm. Có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất. Các dân tộc trên khắp đất nước sống hòa thuận dưới mái nhà chung – Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có những nền văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày lễ tết. Từ triều đại đầu tiên của Việt Nam [Thời vua Hùng], tổ tiên chúng ta đã tổ chức ăn mừng ngày Tết hàng năm. Tết là ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm

Các công thức hình học lớp 4 và lớp 5. Về tính diện tích, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn... 1/ HÌNH VUÔNG: Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông. Chu vi: P = a x 4     [P: chu vi] Cạnh: a = P : 4        [a: cạnh] Diện tích: S = a x a [S: diện tích] 2/ HÌNH CHỮ NHẬT: Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật. Chu vi: P = [a + b] x 2    [P: chu vi] Chiều dài: a = P/2 - b      [a: chiều dài] Chiều rộng: b = P/2 - a  [b: chiều rộng] Diện tích: S = a x b        [S: diện tích] Chiều dài: a = S : b Chiều rộng: b = S : a 3/ HÌNH BÌNH HÀNH: Công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành. Chu vi: P = [a + b] x 2   [a: độ dài đáy], [b: cạnh bên]     Diện tích: S = a x h   [h: chiều cao] Độ dài đáy: a = S : h Chiều cao: h = S : a 4/ HÌNH THOI: Công thức tính chu vi hình thoi ,diện tích hình thoi. Chu vi của hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4 hoặc bằng 4 lần độ dài một cạnh. Chu vi: P = a x

  Ngữ văn 6  Bài 1 Văn bản : Thánh Gióng   Phần I:  Chuẩn bị đọc Câu hỏi [trang 20  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ? Gợi ý : Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này. Trả lời : Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường. Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản  Câu 1 [trang 21  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào? Gợi ý : Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này. Trả lời : Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn. C âu 2 [trang 22  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì? Gợi ý : Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp. Trả lời : - T

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 27 Câu 1  [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. [Thánh Gióng] Gợi ý: Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này. Trả lời: - Từ đơn:  chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên. - Từ phức:  vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa. Câu 2 [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo

Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích       Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?  Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích  - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.  - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để t

  Ôn tập học kì II 1. Lập danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc kiểu văn bản, chọn một văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: a] Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản ấy. b] Trình bày điều em tâm đắc với một văn bản qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.

Page 2

      Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không? 

Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. 

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.

- Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. 



Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. 

- Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất [xưng "ta", nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua].

- Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

- Kể theo diễn biến chính của truyện gốc, có sáng tạo thêm [lời kể, một số chi tiết,...].

- Tập trung khai thác thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a] Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng

Khi đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, em có thể chọn những từ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,... của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.

b] Chọn lời kể phù hợp

- Khi kể lại chuyện trong vai một nhân vật cụ thể, em cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp [cách xưng hô, dùng từ ngữ,...].

- Tính chất lời kể vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,... cũng cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

c] Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc.

- Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.

- Có thể tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

d] Lập dàn ý

Sau khi đã chuẩn bị theo các bước như trên, hãy lập một dàn ý cho bài viết theo gợi ý dưới đây:

- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính:

  • Sự việc 1.
  • Sự việc 2.
  • Sự việc 3.
  • ...

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Nhất quán về ngôi kể: Trong bài này, em sẽ vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất để lể lại câu chuyện.

- Kể lại câu chuyện: Dựa vào truyện gốc [nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ,...] nhưng hãy cố gắng sáng tạo ở những chỗ cho phép [chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung; gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,...].

3. Chỉnh sửa bài viết

Xem lại và chỉnh sửa bài viết theo một số gợi ý sau đây:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

Rà soát để bảo đảm sự chính xác và thống nhất về người kể chuyện, ngôi kể, từ ngữ, xưng hô. Nếu chưa chính xác và thống nhất, cần chỉnh sửa.

Có sự tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.

Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ truyện gốc; kiểm tra tính chính xác của chúng. Nếu chưa chính xác thì cần sửa lại cho đúng với truyện gốc.

Kiểm tra tính hợp lí, nhất quán giữa các chi tiết được sáng tạo thêm với truyện gốc [quan hệ nhân quả, trật tự thời gian,...]. Nếu chưa phù hợp, cần sửa lại.

Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần.

Rà soát trình tự lô-gic và sự kết nối giữa các chi tiết, các đoạn, các phần. Chỉnh sửa nếu chưa hợp lí.

Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Kiểm tra các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt [dùng từ, đặt câu,...]. Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

Gợi ý:

         Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

           Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

   Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Bài làm thăm khảo:

      Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.

      Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

   Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình. 

Video liên quan

Chủ Đề