Nhân vật người anh trong bài Bức tranh của em gái tôi

Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất

B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba

D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi

B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em

D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ

B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,

D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động

B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu

D. Không quan tâm đến anh

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người

Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?

a. Kiều Phương và người anh trai

b. Chú Tiến Lê

c. Bố mẹ

d. Bé Quỳnh

Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái

B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh

D. Người anh trai

Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Nhận xét về nhân vật người anh trong văn bản :" Bức tranh của em gái tôi".

    Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, trong khi đó cậu không được hoàn hảo như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương.

1. Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh

Tâm trạng của người anh trong truyện diễn biến qua ba chặng với ba sự việc:

a]    Trước khi khả năng vẽ tranh của em gái được phát hiện

-    Người anh tỏ vẻ xem thường cô em: quen gọi em gái là Mèo vì mặt em luôn bị chính em bôi bẩn; trong khi Kiều Phương vui vẻ chấp nhận biệt danh đó. Khó chịu vì em gái hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú, người anh đã nhắc nhở bằng một câu hỏi em không để chúng nó yên được à?

-    Cách kể và giọng kể ở đoạn đầu cho thấy vẻ “kẻ cả” của người anh: tôi quen gọi/nó là..., tôi bắt gặp nó..., thì ra nó... Dưới con mắt người anh, Kiều Phương là cô bé nghịch ngợm nhưng ngộ nghĩnh. Tình cảm dành cho cô em nhỏ là tình eảm trìu mến của một người anh trai muốn tỏ ra mình đã là người lớn. Người anh cho cái việc tự chế màu vẽ của cô em chi là trò trẻ con nghịch ngợm, gây phiền hà cho cả nhà.

b]    Sau khi năng khiếu hội họa của Kiều Phương được khẳng định

-    Khi sáu bức tranh Mèo vẽ giấu cả nhà được bố con chú Tiến Lê tình cờ phát hiện và cho đây là một “thiên tài hội hoạ”, bố mẹ em rất bất ngờ, xúc động, ngỡ ngàng [bố ngây người ra như không tin nào mắt mình, mẹ không kìm được xúc động...] nhưng người anh “luôn luôn cảm thấy mình bất tài”

nên nảy sinh mặc cảm và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và “trút ra một tiếng thở dài” chứng tỏ người anh cùng lúc nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

-    Các trạng thái tâm lí người anh sau sự việc này được nhà văn miêu tả khá tinh tế: tự ti, mặc cảm [Những lúc ngồi bển bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc], hay cáu giận vô lí [Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên], khó chịu khi nhìn bộ mặt lem nhem của em [Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy - lúc nào cũng lem nhem, bị quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra -Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi]. Rõ ràng là sự mặc cảm [Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì] và thói ghen tị đã chi phối từ ý nghĩ đến cách ứng xử, lời nói, hành động của người anh

c] Kiều Phương đi thi vẽ và đoạt giải Nhất

-    Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái được trao giải Nhất trại thi vẽ quốc tế, tâm trạng người anh “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”

+ Người anh giật sững người ngỡ ngàng vì biết mình đã ghen tị và hay cáu gắt với em gái nhưng không ngờ cô em vẫn quý mến và chọn anh để vẽ. Người anh còn ngỡ ngàng vì bức tranh vẽ mình quá hoàn hảo, đặc biệt là tư thế ngồi và cặp mắt “như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ” - mở rộng, suy tư, chứ không phải là cái nhìn của người xấu tính - hay mắng mỏ, cáu kỉnh.

+ Người anh cảm thấy hãnh diện vì hình ảnh mình được em thể hiện rất đẹp được nhiều người chiếm ngưỡng. Trong thâm tâm, anh tự hào, hãnh diện vì có một cô em gái có tài như vậy, vẽ đẹp như vậy.

+ Sau đó, người anh thấy xấu hổ. Anh xấu hổ vì con người thật của anh không xứng với con người tuyệt đẹp trong tranh kia. Anh còn xấu hổ vì mình từng cư xử không đúng, không phải với em gái nhưng Mèo vẫn thể hiện “Anh trai tôi” bằng tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu của em

Người đọc xúc động trước sự tự thức tỉnh ấy của nhân vật. Bởi thế, nhân vật người anh giành được sự cảm mến của người đọc, nhất là bạn đọc đồng trang lứa thiếu niên.

-    Trong tâm trạng rối bời như vậy, cho nên, khi mẹ hỏi lại một câu hàm ẩn nhiều tình ý [Con đã nhận ra con chưa?], người anh bỗng dưng muốn khóc quá. Mặc dù cậu bé không trả lời mẹ nhưng dòng suy nghĩ của cậu diễn ra [như phân tích ở trên] đã trả lời cho tất cả. Nhân vật người anh lúc này đã vượt lên chính mình, đã nhận ra sự kém cỏi trong nhân cách của mình, cảm nhận sâu sắc tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em gái. Đó là một sự giác ngộ lớn.

-    ở sự việc này, tâm trạng nhân vật người anh được nhà văn diễn tả hết sức hợp lí, tự nhiên [từ giật sững người... phải bám chặt lấy tay mẹ, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ và cao trào là muốn khóc quá]. Câu chuyện mà nhân vật người anh kể lại tuy bình dị, đời thường nhưng để lại nhiều dư vang khiến mỗi người đọc có dịp suy nghĩ về bản thân, về thái độ, cách ứng xử trước thành công, tài năng của người thân trong gia đình, của bạn bè trong trường, lớp cũng như trong xã hội.

2. Nhân vật Kiều Phương

-    Hình ảnh Kiều Phương trong truyện dần dần hiện ra qua lời kể của nhân vật người anh, ngày càng rõ nét và đến đoạn kết truyện, vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn toả sáng lấp lánh, đọng lại sâu sắc trong lòng người anh trai, khơi gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc.

-    Là cô bé hồn nhiên, vô tư rất đáng yêu: khuôn mặt luôn bị chính mình bôi bẩn [do tự chế màu vẽ]; vui vẻ chấp nhận cái biệt danh Mèo mà anh trai vẫn gọi, còn dùng để xưng hô với bạn bè; lúc bị anh mắng thì mặt xịu xuống, miệng dẩu ra trông rất ngộ.

+ Có năng khiếu vẽ và ham vẽ: lục lọi các đồ vật trong nhà để quan sát chọn mẫu vẽ; chế thuốc vẽ; thổi hồn vào những vật dụng đưa vào tranh -ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng đến con mèo vằn...

+ Phẩm chất nổi bật ở Kiều Phương là tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu. Mặc dù tài vẽ sớm được khẳng định nhưng em vẫn chăm chỉ luyện tập, không tự cao tự đại; bị anh trai đối xử lạnh nhạt, thỉnh thoảng cáu giận vô cớ thái quá nhưng với cô bé, “anh trai tôi” vẫn là người thân nhất, quý nhất, đẹp nhất.

-    Vẻ đẹp của Kiều Phương là vẻ đẹp của tuổi thơ trong sáng, của lòng nhân hậu. Kiều Phương như một tấm gương sáng để người anh soi và tự nhìn lại mình, vượt lên hạn chế của chính mình.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Video liên quan

Chủ Đề