Nhận xét cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương có ý kiến cho rằng: Truyện kết thúc có hậu

Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [89.06 KB, 2 trang ]

Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ,
có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của
con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định
: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
- Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ
- Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:
+ Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn
Dữ :
* Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về
sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo,
nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng
cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang
dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
*Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung
linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm:
tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở
về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc
đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ


hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến
cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.
+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung,
soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được
xem là hai mặt của một vấn đề.
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :
+ Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở
phần kết của tác phẩm
+ Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để


phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy,
không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ
sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ
trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn
học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn
bản văn học.




I. Dàn ý Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ và truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Suy nghĩ của em về kết thúc của truyện.

2. Thân bài

- Tóm tắt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Nhận xét về kết thúc có 2 luồng ý kiến trái chiều:
+ Kết thúc có hậu: Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được giải oan...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương tại đây.

I.Dàn ý suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ và truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Suy nghĩ của em về kết thúc của truyện.

2. Thân bài

- Tóm tắt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Nhận xét về kết thúc có 2 luồng ý kiến trái chiều:
+ Kết thúc có hậu: Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được giải oan.
+ Kết thúc vẫn còn bi kịch: Lúc sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi gia bên chồng con. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Trương Sinh một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy vẫn kéo dài.

- Dẫu có yếu tố kì ảo, Vũ Nương vẫn sống ở một thế giới khác, được minh oan nhưng hạnh phúc không trọn vẹn.
- Kết thúc của truyện tuy thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Nhưng hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy.
→ Bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bi kịch dưới chế độ phong kiến hà khắc.
- Số phận bất hạnh của Vũ Nương cũng là số phận bất hạnh của rất nhiều phụ nữ khác, họ chỉ có thể cam chịu, khuất phục.

3. Kết bài

Suy nghĩ, tình cảm của em về cái kết của nhân vật Vũ Nương.

1. Suy nghĩ của em về kết thúc trong Chuyện người con gái Nam Xương

Tấm bi kịch bất hạnh của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” chính là lời tố cáo xã hội bất công trong xã hội phong kiến đối với người phụ nữ, kết thúc của truyện liệu có phải là cái kết vẹn toàn, có hậu hay đó là nỗi đau khổ dai dẳng kéo dài? Với tấm lòng nhân đạo, bao dung của Nguyễn Dữ ta thấy Vũ Nương được giải oan và vẫn sống ở một thế giới khác nhưng hiện thực đau lòng vẫn luôn tồn tại. Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, ông đã ghi chép lại những câu chuyện trong dân gian với một sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt vừa thể hiện tấm lòng và phản ánh hiện thực xã hội phong kiến thối nát đương thời.

Vũ Nương là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh vẹn toàn. Nàng gả cho Trương Sinh và một lòng chăm lo cho chồng, mẹ chồng và việc nhà cửa hết sức chu đáo. Vũ Nương biết chồng có tính hay ghen nhưng nàng chưa từng để gia đình phải bất hòa. Khi chồng đi lính, Vũ Nương mang thai, nàng ở nhà chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau, bệnh tật như mẹ ruột đến nỗi người mẹ chồng trước khi mất cũng trăn trối những lời chúc phúc cho nàng. Vũ Nương vò võ một mình nuôi con, chờ chồng về để vui thú vui nghi gia, hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Thời gian qua mau, bé Đản dần khôn lớn và hỏi cha đâu. Vũ Nương chỉ vào cái bóng của mình trong đêm và nói rằng đó là cha của Đản. Khi chồng trở về, nghe lời bé Đản đã mắng chửi và đánh đập Vũ Nương vì cho rằng nàng thất tiết, không giữ đạo vợ chồng. Vũ Nương giải thích hết lời nhưng Trương Sinh không nghe. Nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Thời gian sau, có người cùng làng tên là Phan Lang vì từng cứu Linh Phi lúc hóa rùa nên được Linh Phi cứu sống, vô tình gặp Vũ Nương ở thủy cung. Lúc Phan Lang sắp trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Biết vợ bị oan, Trương Sinh theo lời nhắn, lập đền giải oan cho Vũ Nương. Nàng trở về nói lời đa tạ và biến mất. Câu chuyện truyền kì kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương vẫn còn tái diễn. Cái kết đó gợi lên hai luồng ý kiến trái chiều: Kết thúc có hậu hay kết thúc tiềm ẩn nỗi đau bi kịch?

Nguyễn Dữ đã sáng tác ra một câu chuyện được người đời lưu truyền rộng rãi trong dân gian, cái kết nàng được giải oan và sống ở thủy cung của Linh Phi là một cái kết xem như có hậu. Vì cuối cùng oan khuất của nàng được giải, nàng vẫn được sống dù là ở thế giới khác. Từ đây, nàng không còn phải lo toan, vất vả vì chồng con nữa. Người tốt xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mong ước, là bài học bao đời dân gian truyền dạy con cháu. Cái kết này hoàn toàn thỏa mãn mong ước về sự công bằng, nhân nghĩa ở đời.

Mặc dù trên bề mặt thì Nguyễn Dữ đã sáng tạo ra một cái kết có hậu nhưng đằng sau đó vẫn còn chứa những bi kịch tàn khốc. Khi sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi gia, gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Nàng một lòng chăm lo việc nhà cửa, nuôi dạy con cái, chờ chồng về để gia đình đoàn tụ. Nhưng chờ đón nàng là những lời mắng chửi của chồng, là bi kịch đời nàng. Vũ Nương chọn cái chết để minh oan chứng tỏ nàng bị dồn vào bước đường cùng, không còn lối thoát nào. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Lời nói của Vũ Nương khi gặp lại Trương Sinh bỗng trở nên nghẹn ngào, bi thiết: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Trương Sinh một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Chưa kể sau này bé Đản hiểu được lời nói ngây thơ của mình vô tình hại chết mẹ thì bé sẽ day dứt nhiều. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy vẫn kéo dài. Còn bao nhiêu người phụ nữ sẽ nối tiếp sau Vũ Nương khi mà xã hội phong kiến luôn đè nặng, chuyên quyền? Chiến tranh phi nghĩa làm Trương Sinh xa nhà, đi lính khiến cho mối hàm oan của Vũ Nương có dịp phát sinh. Chế độ nam quyền làm những người chồng như Trương Sinh trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, gia trưởng, độc đoán. Chính những điều đó đã giết chết bao thân phận phụ nữ nhỏ nhoi, đức hạnh. Một cái bóng từ lời nói ngây thơ của bé Đản đã có thể kết tội, vu oan và dồn Vũ Nương vào con đường tuyệt vọng đi tìm chết để minh oan, giải thoát cho bản thân. Công bằng ở đời chỉ là hư vô. Người đáng được hưởng hạnh phúc lại rơi vào bi kịch, hàm oan chết hoặc chỉ có chết mới chứng minh trong sạch. Yếu tố kì ảo xen vào, mang theo hy vọng, ước mơ của nhân dân ta, Vũ Nương vẫn sống ở một thế giới khác, được minh oan nhưng hạnh phúc không trọn vẹn.

Suy ngẫm kĩ về cái kết của truyện chúng ta thấy nó thể hiện ước mơ về công bằng trong cuộc sống, qua đó phản ánh quan niệmngười tốt sẽ gặp được những điều tốt. Nhưng hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã cố vun vén, thêm vào những yếu tố kì ảo nhưng rồi cũng bất lực trước thực tại. Hiện thực đầy rẫy bất công, tệ trạng vẫn cứ tiếp diễn, gây ra bao nỗi đau thân phận. Ở đó, con người luôn cố gắng vẫy vùng trong tuyệt vọng và cái chết được xem như là sự giải thoát. Số phận bất hạnh của Vũ Nương cũng là số phận bất hạnh của rất nhiều phụ nữ khác, họ chỉ có thể cam chịu, khuất nhục. Tiếng nói, nỗi đau của họ như chìm hẳn, trở nên yếu ớt vô cùng giữa muôn trùng hà khắc của chế độ phong kiến. Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” còn được giải oan, còn được sống ở một thế giới khác, còn một lần trở về gặp Trương Sinh còn những người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến thì sao? Hiện thực là họ chết mang theo hàm oan không thể tỏ bày, họ tức tưởi trong tuyệt vọng, họ chấm dứt cuộc sống và không có thế giới ở cõi âm cho họ một lần sống, cứu vớt họ. Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo đanh thép vào chế độ phong kiến đồng thời tấm lòng nhân đạo, cái nhìn bao dung của ông đã hướng về những người phụ nữ bất hạnh, nhỏ nhoi giữa dòng đời nghiệt ngã.

Nhìn chung yếu tố kì ảo ở cuối tác phẩm đã giúp Vũ Nương được minh oan và sống ở thủy cung, làm con người tin vào nhân quả, thiện ác, công bằng ở đời. Nhưng cũng không thể phủ nhận hiện thực tàn ác, bất công. Câu chuyện về Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” lưu truyền như một lời tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, là lời oán than cho số phận con người.

Video liên quan

Chủ Đề