Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

Mỗi một quốc gia đều có những nét văn hóa riêng, chính những điều này sẽ tạo nên những đặc sắc và hấp dẫn cho chính mình.

Nhật Bản không chỉ được thế giới biết đến là một đất nước hiện đại, phát triển, mà tính cách con người nơi đây cũng được ngưỡng mộ. Trong đó, giao tiếp được xem như một nét văn hóa nổi bật ở đất nước này. Đối với người Nhật, mỗi một hành động, lời nói đều mang những ý nghĩa riêng, thể hiện sự tôn trọng giữa người với người. Vì thế bạn nào muốn đến đất nước mặt trời mọc này sinh sống và làm việc thì cần tìm hiểu kỹ càng để “nhập gia tùy tục”, và không gây ra ấn tượng xấu trong mắt người khác nhé.

Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về văn hóa trong giao tiếp của người Nhật.

1. Cách cúi chào của người Nhật

Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

Với người Việt Nam chúng ta, mỗi khi gặp gỡ nhau thì sẽ “tay bắt, mặt mừng” đối với những người bằng tuổi, còn đối với những bậc trưởng bối thì sẽ thưa gửi, hỏi thăm sức khỏe. Tạo cho chúng ta cảm giác gần gũi và thân thiết hơn.

Đối với người Nhật, khi gặp gỡ, giao tiếp thì bên cạnh chào hỏi họ còn kèm theo hành động cúi chào. Với người Nhật, hành động này thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, thông thường sẽ là cúi chào đối với người lớn tuổi hơn. Còn đối với bạn bè, trừ khi có khoảng cách tuổi tác hoặc ở những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào. Thay vào đó người Nhật sẽ vẫy tay chào với bạn bè đang dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn, trong văn hóa chào hỏi của người Nhật.

Người Nhật thường cúi người kèm với câu chào hỏi quen thuộc như "Ohayo Gozaimasu.” hay “Ohayo” với ý nghĩa “Xin chào", hay “Arigatou” là “Xin cám ơn”. Người Nhật Bản thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu chào.

2. Tư thế chào hỏi của người Nhật

Mỗi một hành động của người Nhật đều phải tuân theo những quy tắc chung. Vì vậy, tư thế cúi chào các bạn cũng phải thực hiện đúng quy tắc.

Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người, từ phần eo đến thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

Nhìn chung khi giao tiếp với người Nhật, các bạn cần chú ý cúi người chào lại khi có người làm thế với mình, trừ khi bạn là bậc tiền bối. Sẽ tùy vào những trường hợp khác nhau mà sẽ có những quy tắc riêng.

- Kiểu Eshaku, tức là khẽ cúi chào:

Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

Đây là kiểu cúi chào dành cho những người bằng tuổi và cùng tầng lớp xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng.

Khi sử dụng cách thức này các bạn chỉ cần cúi chào 15 độ trong 1 hoặc 2 giây, có thể để tay buông lỏng ở 2 bên.

- Kiểu chào Keirei, là kiểu cúi chào bình thường:

Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

Kiểu cúi chào này thể hiện sự tôn trọng hơn nhiều so với kiểu Eshaku. Nó thể hiện sự tôn trọng ở một mức cao hơn và thường dùng trong các trường hợp như đối với cấp trên, người lớn tuổi hay đối tác làm ăn…

Với kiểu này các bạn sẽ phải cúi chào 35 độ, trong khoảng 2, đến 3 giây. Nếu bạn ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện kiểu chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.

- Kiểu Saikeirei, là kiểu chào trang trọng nhất:

Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

Kiểu chào SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…

Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.

Tại trung tâm đào tạo chúng tôi, các học viên đều được đào tạo các kỹ năng, và văn hóa chào hỏi trước khi sang Nhật làm việc.

3. Những lưu ý khi giao tiếp của người Nhật

Nếu không muốn bị người Nhật đánh giá xấu, các bạn cần tuân theo những quy tắc này nhé:

- Nếu như ở nước ta, khi giao tiếp mà không nhìn vào mắt người đối diện thì sẽ bị cho là mất lịch sự, không tôn trọng, thậm chí là bị nghĩ là đang làm điều xấu, chột dạ nên không dám nhìn thẳng. Nhưng ở Nhật thì điều này hoàn toàn trái ngược các bạn nhé, đừng nhìn chầm chầm vào người đối diện, đây là điều tối kỵ đấy.

- Học cách lắng nghe trong cuộc giao tiếp.

- Tại Nhật, khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để bàn tay thẳng, các đốt ngón tay chạm nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, mất lịch sự với đối phương.

Nhận xét về văn hóa giao tiếp của nhật slide năm 2024

- Biếu quà: Đây gần như một nét văn hóa đối với người Nhật, trong mỗi chuyến đi chơi xa hay khi chuyển đến một môi trường mới, việc biếu quà sẽ để lại một ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.

Tóm lại đối với người Nhật, mỗi một hành động điều đóng một vai trò quan trọng thể hiện nên những nét tính cách của bản thân. Vì thế hãy chú ý những trường hợp giao tiếp này nhé. Ngoài những điều trên thì còn rất nhiều nguyên tắc nữa. Bạn nào đang có ý định đến đây thì cần dành thời gian tìm hiểu thêm nhé.