Nhau bám độ 3 là gì

Tuy nhiên hầu hết các thai phụ khi đọc kết quả siêu âm thấy mình bị canxi hóa bánh nhau thì rất lo lắng, hoang mang, không biết như vậy có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ và đúng hơn về canxi hóa bánh nhau để tránh những lo lắng, hoang mang không cần thiết ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Canxi hoá bánh nhau là gì?

Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi là vôi hóa bánh rau liên quan đến sự tích tụ canxi ở bánh nhau. Thông thường sự tích tụ canxi sẽ tăng dần theo tuổi thai và khi thai trưởng thành [≥38 tuần] thì vôi hóa bánh nhau thai.

Canxi hóa bánh nhau được chia làm các cấp độ sau:

  • Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;
  • Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;
  • Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;
  • Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần – Đây là độ trưởng thành cao nhất của bánh nhau.

Khi canxi hóa bánh nhau độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện lại khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hay chậm.

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm?

Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là “xơ hóa bánh nhau”. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều.

Nhưng trong một số trường hợp, sự tích tụ canxi hóa bánh nhau nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.
  • Nếu bánh rau canxi hóa độ 3 xảy ra từ những tuần thai sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém, thai nhi trong bụng hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
  • Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Các thai này cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi khác.
  • Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Khoảng 78% tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra nếu bánh rau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37 tránh hiện tượng để thai quá lâu.
  • Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh rau sẽ còn diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh chỉ vài tiếng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy.

Vì thế, với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có bị canxi hóa bánh nhau hay không cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng [qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa rau thai...] mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau sớm

Nguyên nhân chủ yếu là do bà bầu bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ. Mặc dù việc bổ sung canxi khi mang thai là cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau. Có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, gây ra tình trạng thóp kín quá sớm, xương hàm rộng và nhô ra hoặc động mạch chủ bị thu hẹp..., gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau đây, thai phụ cần đi khám vì có thể là dấu hiệu của tình trạng canxi hóa bánh nhau:

  • Thai phụ có cảm giác khô miệng thường xuyên.
  • Thai phụ hay cảm thấy đau đầu và hay quên.
  • Thai phụ có cảm giác các cơ hơi bị co cứng.
  • Thai phụ tiểu tiện, táo bón nhiều lần trong ngày.

Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm

Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai, đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.

Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:

  • Từ 0 - 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày [tương đương 1 - 2 cốc sữa]
  • Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.
  • Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 - 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
  • Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.

Đỗ Hương

Admin Sở Y Tế

hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Tùy thuộc vào vị trí bám của bánh nhau mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.

Nhau bám mặt sau có nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi không? Nhau thai là bộ phận quan trọng đối với bé trong quá trình mẹ mang bầu. Bài viết sau chia sẻ những thông tin về tình trạng rau thai bám mặt sau và những vị trí nhau nguy hiểm mà mẹ bầu cần biết để tránh rủi ro trong thai kỳ.

Trước khi tìm hiểu về nhau bám mặt sau, chúng ta cần biết rõ về vai trò của nhau thai là gì. Nhau thai [rau thai] là bộ phận quan trọng nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn. Cơ quan quan trọng này giúp cho thai nhi có thể phát triển được trong tử cung bằng cách vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi bé.

Đồng thời, nhau thai còn có vai trò loại bỏ chất thải khỏi máu của thai nhi. Người ta thường ví nhau thai là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Nhau thai màu đỏ, hình tròn và có thể nặng tới 0,9kg; được hình thành ngay từ lúc phôi thai bám vào thành tử cung. Cũng ngay lúc này, các tế bào sẽ chia thành 2 nhóm gồm nhau thai và thai nhi.

Vài ngày sau, nhau thai bám vào lớp nội mạc tử cung để tiến hành nuôi dưỡng em bé. Ngay từ tuần thứ 10, mẹ có thể thấy được nhau thai thông qua siêu âm. Nhau thai trải qua nhiều thay đổi từ khi thụ thai đến khi sinh ra.

Khi thai nhi lớn lên, nhau thai phát triển để thích ứng với sự phát triển đó. Vào thời điểm sinh nở, nhau thai có thể nặng tới 500g. Sau khi em bé chào đời, tử cung của mẹ cũng sẽ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. Việc xác định vị trí của nhau thai rất quan trọng và quyết định mẹ bầu có thể sinh thường qua đường âm đạo hay phải sinh mổ.

>> Mẹ có thể xem thêm Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ.

Nhau bám mặt sau có tốt cho mẹ và thai nhi không?

Nhau thai phát triển ở bất cứ nơi nào mà trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Thông thường, có 4 vị trí nhau bám mặt sau và phát triển:

  • Vị trí phía trước: nhau mặt trước, trên thành trước của tử cung, gần bụng nhất.
  • Vị trí phía sau: nhau bám mặt sau, trên thành sau của tử cung, gần cột sống nhất.
  • Vị trí cơ bản: trên thành trên cùng của tử cung.
  • Vị trí bên: ở bên phải hoặc bên trái của tử cung.

Đây đều là những vị trí nhau bám mặt sau bình thường để nhau thai làm tổ và phát triển. Vậy nhau bám mặt sau có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Câu trả lời là nhau bám mặt sau là vị trí hoàn toàn bình thường, vậy nên mẹ không cần phải lo lắng.

Nhau bám mặt sau không rất tốt và còn giúp mẹ bầu có thể cảm nhận được sự cử động của em bé sớm hơn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không được chủ quan, cần phải đi khám định kỳ để biết được vị trí của nhau thai và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có chuyện bất trắc xảy ra. Bởi vì vị trí bám của nhau thai có thể thay đổi trong thai kỳ.

Nhiều mẹ thắc mắc nhau bám mặt sau nhóm 1 là gì? Hay nhau bám mặt sau nhóm 2 là gì? Chúng ta có thể hiểu hai trường hợp này như sau:

  • Nhau bám mặt sau nhóm nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy.
  • Nhau bám mặt sau nhóm 2 khi bờ trên bánh nhau vượt lên trên ½ thân thử cung hoặc ở ngang thân.

Nhìn chung nhau bám mặt sau nhóm 2 bờ dưới bánh nhau thấp hơn nhóm 1. Và cả hai trường hợp đều là thai bám mặt sau an toàn nhưng cũng cần phải theo dõi. Có sự thay đổi này là do khi thai lớn lên, bánh nhau cũng sẽ tăng kích thước; diện tích nhau bám cũng sẽ thay đổi và lan theo nhiều hướng.

Tốt nhất khi biết mình mang thai, mẹ nên đi khám thường xuyên để xác định vị trí nhau thai và điều trị kịp thời nếu có điều gì xảy ra. Những mẹ bầu rau bám mặt sau thường cảm nhận được thai máy sớm hơn nhau thai bám mặt trước. Theo mẹo nuôi con dân gian các cụ để lại, nhau bám mặt trước thì em bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.

Các vị trí nhau thai nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Bên cạnh vấn đề nhau thai bám mặt sau có tốt không? Mẹ bầu cần biết trong những vị trí nhau thai bám sau có thể nguy hiểm và cần lưu ý:

1. Nhau thai tiền đạo

Nhau thai tiền đạo xảy ra khi nhau thai che phủ cổ tử cung. Nếu nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung có thể gây ra các biến chứng trong suốt thai kỳ như chảy máu nhau thai; sinh non; thai nhi dị tật bẩm sinh…

Nếu bị nhau tiền đạo, mẹ cần tránh hoạt động mạnh và tuyệt đối không được kích thích để tử cung co thắt. Tốt nhất, nếu phát hiện thấy có hiện tượng nhau tiền đạo, mẹ nên nhập viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi.

Nhau bám mặt thấp xảy ra do trứng thụ tinh “cư trú” ở phía dưới tử cung. Tình trạng này có thể do tử cung của người mẹ bị dị dạng hoặc có tiền sử nạo hút thai.

Nhau thai bám thấp là một phần của nhau tiền đạo gây cản trở cho đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Điều này có thể khiến mẹ bị mất máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Phát hiện nhau thai bám mặt thấp, mẹ phải thường xuyên đi khám và được xác định chính xác vào sau tuần 28. Mẹ bầu có nhau bám mặt thấp có nguy cơ sảy thai và sinh non cao, vì vậy bác sĩ thường chỉ định đẻ mổ.

Nhau cài răng lược là bánh nhau ăn vào tử cung [tưởng tượng như cái lược cài vào tóc]. Nếu mẹ bị nhau cài răng lược thì sau khi sinh, nhau thai không thể tự bong tróc ra được. Điều này sẽ khiến mẹ mất máu nhiều sau sanh, sót nhau trong tử cung, đờ tử cung, và tình huống xấu có thể phải cắt cả tử cung để cầm máu.

Nhau cài răng lược được coi là hiện tượng rất nguy hiểm. Bởi khi gặp tình trạng này, mẹ có khả năng gặp nhiều biến chứng khi sinh. Thậm chí mẹ có thể dễ bị xuất huyết trong quá trình phẫu thuật tách nhau.

Để đảm bảo an toàn, khi bị nhau cài răng lược, mẹ cũng cần đi khám thường xuyên và nhập viện ngay nếu bác sĩ yêu cầu.

Như vậy, với bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã biết nhau thai bám mặt sau có tốt không và nhau bám mặt sau là bình thường, không gây nguy hiểm. Thế nên nếu mẹ mang thai rau thai bám mặt sau, thì hãy yên tâm tận hưởng một thai kỳ vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên thăm khám định kỳ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề