Nhiệm vụ của Hội đồng trường tiểu học

Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo U Minh Thượng. Cơ cấu của Hội đồng trường gồm 11 người gồm: Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng đúng theo quy định Điều 23 Điều lệ trường tiểu học Văn bản hợp nhất số 03/VBHNBGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014. Vào đầu mỗi năm học hiệu trưởng thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng có 9 người cơ cấu thành phần gồm: Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch Công đoàn và phó hiệu trưởng làm phó chủ tịch Hội đồng; thư ký và 05 thành viên. Hiệu trưởng thành lập Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi; Hội đồng chấm thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi vào thời gian tổ chức hội thi.

Hội đồng trường Ban hành quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Hội đồng trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường tiểu học.

Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. 

Hằng năm, học kỳ Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng được tổ chức rà soát, báo cáo đánh giá việc thực hiện quy chế hoạt động của các hội đồng, các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn. Từ đó, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp theo.

Hội đồng trường thường xuyên tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đánh giá công tác tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ, công tác giảng dạy, quản lý giáo dục, công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác của nhà trường. Hội đồng trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học và đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Hội đồng trường và các hội đồng khác được thành lập và cơ cấu đúng quy định. Hội đồng trường Ban hành quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường tiểu học. Hằng năm, học kỳ Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng được tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế hoạt động của các hội đồng, các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn. Từ đó, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp theo. Hội đồng trường thường xuyên tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đánh giá công tác tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ, công tác giảng dạy, quản lý giáo dục, công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học và đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường TH Phạm Văn Hớn


TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
 

a] Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hàng năm của trường đại học; b] Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; c] Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; d] Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật; đ] Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; e] Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học; g] Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; h] Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hàng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường; i] Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học;

k] Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG


 

          Chủ tịch Hội đồng trường có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường; sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường đại học để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

[Điều 16, Luật 34/2018/QH14]

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG


 

a] Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học; b] Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của Hội đồng trường; c] Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường, sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; d] Đề xuất Hội đồng trường xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; đ] Hàng năm, báo cáo trước Hội đồng trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và Ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao; e] Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng trường và các bên liên quan; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

[Điều 20, Luật 34/2018/QH14]


 

Ngày hỏi:22/04/2017

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về Điều lệ trong trường tiểu học, nhưng có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thùy Linh [linh***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập được quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 23 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập:

a] Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học;

b] Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c] Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d] Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

...

6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đối với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT.

Trân trọng!

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Video liên quan

Chủ Đề