Nhớt 4T là gì

Chất lượng dầu nhớt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thống động cơ xe. Vì vậy, để lựa chọn đúng chủng loại và chất lượng phù hợp với xe, bạn cần phải nắm được các ý nghĩa của những chỉ số trên bình nhớt.

Ký hiệu W có ý nghĩa gì?

W là kí hiệu của chỉ số độ nhớt. Chúng ta thường thấy trên bao bì các bình nhớt thường thấy các kí hiệu 5W-30, 15W-40, 20W-40,.. Đây chính là kí hiệu mang ý nghĩa cho biết về chủng loại nhớt, độ nhớt để lựa chọn loại phù hợp với từng điều kiện khí hậu khác nhau. Chỉ số đứng trước W chính là chỉ số độ nhớt tương ứng với khoảng nhiệt độ loại dầu có đủ độ nhớt khi lạnh tương ứng với điều kiện khí hậu lạnh. Chỉ số đứng sau W là chỉ độ số nhớt tương ứng với điều kiện khí hậu nhiệt độ cao.

Chỉ số độ nhớt tương ứng với độ đặc của dầu, số càng cao thì độ đặc của nhớt càng lớn và tốc độ chảy càng chậm. Như vậy, độ nhớt chính là độ nặng của dầu càng cao thì dầu càng đặc vì thế khi dầu nóng lên sẽ giảm thiểu được ma sát tốt hơn. Nên chọn loại dầu có chỉ số độ nhớt phù hợp với điều kiện môi trường theo khuyến cáo của nhà sản xuất để hệ thống động cơ xe hoạt động tốt nhất.

Chỉ số API có ý nghĩa gì?

API chỉ cấp hiệu năng hay cấp chất lượng chính là ti

êu chuẩn chất lượng dầu nhớt của Mỹ được áp dụng rộng rãi quốc tế. Cấp chất lượng API sẽ giúp phân loại chất lượng của nhớt động cơ diesel và nhớt động cơ xăng. Cấp chất lượng của nhớt động cơ chạy xăng sẽ được ký hiệu là SA, SB, SC, SD,… Đối với động cơ chạy diesel thì cấp chất lượng API được ký hiệu là CA, CB, CC, CD,… Như vậy, kí hiệu đầu tiên của chỉ số cấp chất lượng API là chỉ loại dầu nhớt dùng cho động cơ chạy theo loại nhiên liệu. C là kí hiệu cho dầu nhớt dùng cho động cơ chạy diesel và S là ký hiệu dành cho động cơ chạy xăng.

Ký hiệu API dùng để chỉ tiêu chuẩn chất lượng dầu

Ký tự thứ hai sau chữ S hoặc C được sắp xếp thứ tự theo bảng chữ cái A, B, C, D,… Ký hiệu thứ hai này dùng để phân biệt cấp chất lượng nhớt, chữ cái càng về sau thì chất lượng nhớt càng tốt. Chất lượng dầu nhớt sẽ phụ thuộc vào các thành phần và lượng hóa chất được pha trộn vào trong dầu gốc đồng thời còn phụ thuộc vào công nghệ của nhà sản xuất.

Ví dụ, cấp chất lượng API được ghi trên nhãn bình là SD có nghĩa là đây là loại nhớt dành cho động cơ xăng, chất lượng nhớt ở mức D. Loại này có chất lượng cao hơn mức A, B nhưng sẽ thấp hơn so với những chữ cái sau D.

Chỉ số SAE có ý nghĩa gì?

SAE chính là cấp độ nhớt biểu thị cho độ đặc loãng của nhớt được chia thành hai loại là đa cấp và đơn cấp. Độ nhớt đơn cấp được ký hiệu mỗi số như SAE 40, SAE 50 còn độ nhớt đa cấp được kí hiệu SAE 15W-40, SAE 10-40,… Chỉ số càng lớn thì có nghĩa là độ nhớt càng đặc, khả năng bôi trơn càng tốt.

SAE là cấp độ dầu nhớt biểu thị cho độ đặc loãng của nhớt

Đối với loại đơn cấp độ nhớt sẽ thường giảm nhanh theo nhiệt độ dầu, nhiệt độ thời tiết lạnh sẽ khiến nhớt dễ bị đặc lại khiến khả năng bôi trơn giảm, khiến máy khởi động khó khăn hơn. Đối với loại đa cấp thì độ nhớt thường ổn định khi nhiệt độ thấp so với loại đơn cấp nên khả năng bôi trơn sẽ tốt hơn. Dầu nhớt đa cấp vừa đả bảo độ nhớt ổn định để bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao lại không bị đặc lại ở nhiệt độ thấp.

Như vậy, loại dầu nhớt đơn cấp chỉ thích hợp sử dụng cho một mùa còn dầu nhớt đơn cấp có thể sử dụng cho mọi loại hình thời tiết trong năm. Bởi chữ W trong loại đa cấp là viết tắt của chữ Winter nhằm chỉ khả năng khởi động trong điều kiện thời tiết lạnh.

Xem thêm:

  • Bảo vệ gầm xe ô tô
  • Bọc sàn da ô tô
  • Bọc trần xe oto

Cấp độ dầu nhớt được chia thành đa cấp và đơn cấp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu nhớt khác nhau nên việc lựa chọn loại dầu phù hợp rất quan trọng. Nhưng để lựa chọn đúng loại nhớt phù hợp thì bạn cần hiểu được ý nghĩa của những chỉ số, ký hiệu trên bình nhớt. Việc sử dụng đúng loại dầu nhớt sẽ giúp động cơ vận hành tốt và tăng tuổi thọ xe.

Chọn nhớt phù hợp cho từng loại xe là việc rất quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu suất cao nhất cũng như kéo dài tuổi thọ động cơ. Để chọn được loại nhớt phù hợp, bạn bắt buộc phải hiểu ý nghĩa các chỉ số nhớt  và tiêu chí trên chai nhớt. Chỉ số độ nhớt SAE, Phân cấp chất lượng API và Tiêu chuẩn kỹ thuật JASO cho nhớt xe máy là các thông số dầu nhớt cơ bản cần phải biết.

CHỈ SỐ CẤP NHỚT API

API – Hiệp Hội Dầu Khí Hoa Kỳ [American Petroleum Institude], sự dụng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đơn giản hơn để phân cấp chất lượng dầu nhớt. Chỉ số API cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

API được định nghĩa gồm 2 ký tự:·

Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. [C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng]

Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao.

· Cấp API cao nhất tại thời điểm hiện tại đối với động cơ xăng là cấp SN, được ban hành vào tháng 10 năm 2010

· Lưu ý là từ cấp SM trở đi, các test đều được mô phỏng thử nghiệm trên động cơ xe ô tô chứ không thực nghiệm cho xe máy, nên có thể nói cấp API cao nhất đổi với xe máy là cấp SL. Các cấp SM, SN tuy mới hơn nhưng không được thực nghiệm tối ưu cho xe máy và xe động cơ Xăng.



Một loại nhớt có API càng cao thì độ biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ càng thấp, cùng với đó là khả năng trung hòa cặn bẩn của nhớt cũng tốt hơn. Vì vậy, sử dụng những loại nhớt có API cao sẽ giúp xe bạn được bôi trơn và bảo vệ tốt hơn.

VD: một loại nhớt có độ nhớt [độ đặc] là 50 nhưng có API thấp thì khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này chỉ còn lại độ nhớt 10. Trong khi một loại nhớt khác có độ nhớt [độ đặc] là 40 nhưng lại có API cao, khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này vẫn duy trì được độ nhớt 20-25.

CHỈ SỐ JASO

Nhật Bản sử dụng một hệ tiêu chuẩn riêng do Hiệp Hội Tiêu Chuẩn Ôtô Nhật Bản [Japanese Automotive Standards Organization] phát hành, được phân cấp dựa theo hệ số ma sát, gồm các loại sau:

– JASO MA và JASO MA2: nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.

– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.

– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.

CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT SAE:

SAE [chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers] dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.

* Đơn cấp
Ký hiệu SAE 40, SAE 50: độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.
Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.

* Đa cấp
Ký hiệu SAE 20w-40, SAE 15w-40: độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn…
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.

Những số đứng trước chữ “W” [còn gọi là thông số đầu] dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.

Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60.  Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.

Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu Sae 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máycó  nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu Sae 40.

Nguồn:Internet,maydocloi.net

Video liên quan

Chủ Đề