Những bài văn thi học sinh giỏi lớp 9 đạt giải

Thí sinh dự thi học sinh giỏi môn văn sáng 30-3 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đề thi môn văn học sinh giỏi lớp 9 ở TP.HCM năm nay bao gồm hai câu hỏi đều có chủ đề về "Sự thay đổi". 

Câu 1 có nội dung như sau: 

"Viết cho tôi - tuổi 15 và cho các bạn cùng lứa tuổi với tôi!

Rất có thể bạn đang háo hức đón chờ sinh nhật tuổi 15 với biết bao thay đổi: thay đổi về thể chất và tâm sinh lí, thay đổi về ý thức trách nhiệm với chính mình và với mọi người…

Nhưng bạn có nghĩ rằng làm đứa trẻ vô lo, vô nghĩ sẽ thích hơn trở thành người lớn với biết bao ưu tư cho chuyện học hành, lựa chọn trường lớp và nghề nghiệp tương lai?

Rất có thể bạn đã quen với sự thay đổi của cuộc sống do đại dịch COVID-19 gây ra: thay đổi lối sống - đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người...; thay đổi cách thức học tập - liên tục chuyển đổi giữa học trực tiếp và học trực tuyến...

Nhưng bạn có nghĩ rằng sự thay đổi như vậy là không cần thiết vì nó khiến chúng ta quá mệt mỏi, hơn nữa đại dịch cũng đâu có kéo dài mãi mãi?

Rất có thể bạn đang lo lắng về việc học hành để chuẩn bị cho tương lai khi nghe nói công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi cuộc sống, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện...

Nhưng bạn có nghĩ rằng việc chuẩn bị cho những thay đổi mà chúng ta chưa biết rõ là rất phí công sức và tốn thời gian?

Tại sao cuộc sống cứ vận động và thay đổi?

Mình ghét sự thay đổi.

Ước gì ngày mai, đừng ai tổ chức sinh nhật tuổi 15 cho mình! Mình muốn một ngày như bao ngày, không có gì thay đổi cả!

                                                                                                     Cô bé đứng lặng yên bên đường!

Em có đồng ý với suy nghĩ của cô bé trên? Hãy viết bài văn để đối thoại với cô bé ấy".

ThS Trần Tiến Thành - chuyên viên môn văn Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - cho biết: "Ban ra đề thi học sinh giỏi môn văn năm nay ở TP.HCM đã quyết định chọn chủ đề là sự thay đổi xuyên suốt đề thi bởi nhiều lý do. Không chỉ lứa tuổi 15 - tuổi của các thí sinh đang thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý, mà cuộc sống cũng đang thay đổi rất nhanh. 

Đề thi tạo điều kiện để thí sinh phản biện vấn đề, để các em nhận thức rằng sự vận động và thay đổi là điều tất yếu, là quy luật của cuộc sống. Các em cần đối diện với sự thay đổi ấy, cần có sự chuẩn bị cho bản thân, để thích nghi, để không khó chịu, bực mình với những đổi thay". 

Đề thi môn văn kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại TP.HCM năm học 2021-2022

Theo ông Thành: "Đi cùng với tốc độ phát triển sẽ là những hệ lụy xã hội, những bất ổn tâm lý, nhất là trong giai đoạn giao thời, khi con người chưa thích ứng kịp. Vì vậy, cô bé trong đề đã có những hoang mang, lo lắng khi nhìn sự chuyển mình của thế giới xung quanh. 

Tuy nhiên dù sợ hãi đến mấy, con người vẫn cần phải đối mặt với sự thay đổi của đời sống một cách tích cực bởi vì việc từ chối sự thay đổi đồng nghĩa với việc giậm chân tại chỗ, không tạo ra động lực phát triển bản thân. 

Về lâu dài, nếu nhiều cá nhân có suy nghĩ như cô bé trong đề thì họ sẽ góp phần kéo lùi cuộc sống của loài người, gây cản trở cho sự phát triển của đời sống xã hội. Nhất là giới trẻ, các em không thể đứng bên lề xã hội. 

Chúng ta chấp nhận sự thay đổi không có nghĩa là chạy theo guồng quay hối hả của cuộc sống mà không biết trân trọng, gìn giữ những giá trị, thói quen… tốt đẹp trong hiện tại". 

Học sinh đang làm thủ tục để vào phòng thi trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố sáng 30-3 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm nay ở TP.HCM có 4.224 thí sinh tham gia với các môn thi toán, lý, hóa, sinh, tin học, văn, sử, địa, khoa học tự nhiên, công nghệ, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung. 

TP.HCM giới hạn số thí sinh thi học sinh giỏi lớp 9 và lớp 12

HOÀNG HƯƠNG - NGỌC ANH

Tụi học sinh [nhất là những thành phần chuyên Tự nhiên] luôn có chung thắc mắc không biết tại sao dân chuyên Văn lại có thể phân tích bài làm dài hàng chục trang giấy chỉ trong 2 tiếng nhỉ?

Với những đề Văn, học sinh cần sử dụng trí tưởng tượng, sự quan sát của mình để phân tích tác phẩm cũng như những câu chuyện. Không ít đề thi, tụi học sinh đọc xong còn chưa hiểu tác giả muốn nói gì mà dân chuyên Văn đã "chém" lia lịa rồi.

Điển hình như đề Văn thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội của học sinh lớp 9, đọc xong ai cũng phải thốt lên "quá khó"!

Đề Văn thi học sinh giỏi lớp 9 ở Hà Nội

Đề thi gồm 02 câu hỏi như sau:

"Câu 1 [6 điểm]

Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về, người mẹ nhẹ nhàng hỏi:

- Con đã đi đâu và làm gì? - Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp của bạn ấy bị hỏng. - Cô bé trả lời. - Nhưng con đâu có biết sửa xe? - Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc. [Phỏng theo Khóc giùm, //www.vtvonline.vn]

Viết một bài văn nghị luận [khoảng 2 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 [14 điểm]

Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là “chủ ngữ”, còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là “vị ngữ”. [Trích Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002]

Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Từ “chủ ngữ” mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của “vị ngữ trong một vài tác phẩm ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở."

Đúng là tầm cỡ của đề thi học sinh giỏi, đọc xong không hiểu nên phân tích từ đâu cho đúng [Ảnh minh hoạ]

Đọc xong đề Văn mà không biết nên phân tích từ đâu và như nào. Đúng là tầm cỡ của thi học sinh giỏi nên nó phải khác hẳn.

Rất nhiều học sinh đã để lại nhận xét về đề Văn này:

- "Bởi vậy mới thấy cái tầm của đi thi học sinh giỏi Văn cỡ nào. Đọc xong đề bài muốn sang chấn tâm lý thay cho mấy đứa đi thi".

- "Đọc đơn giản nhưng lại rất hack não. Ngày xưa vẫn luôn hâm mộ những đứa đi thi Văn viết được cả chục trang. Không biết các bạn ấy lấy đâu ra năng lượng mà viết nhiều dữ".

- "Hóng thang chấm điểm chứ đề này khó thật sự. Viết không khéo là lạc đề sớm ấy chứ".

- "Đọc đề xong muốn bỏ thi quá. Có ai như mình đọc hiểu đề bài nhưng không biết làm thế nào không".

Đọc xong đề mà xỉu up xỉu down vì độ khó

Dưới đây là phần bình luận của một dân mạng giải đề nhận được nhiều đồng tình nhất, bạn tham khảo đáp án nhé!

"- Đối với câu hỏi thứ nhất, có thể hiểu đơn giản rằng đôi khi con người cần 1 bờ vai để dựa vào lúc khó khăn, mệt mỏi bởi giá trị tinh thần động viên đồng cảm chia sẻ còn hơn giá trị vật chất nhiều lần.

Ngoài ra, câu chuyện nói về kỹ năng xử lý tình huống cần thiết trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè bên cạnh ta đang buồn thì đừng tìm cách làm họ vui lên mà chỉ cần để họ khóc thật to sẽ vơi đi tâm trạng hiện tại. Bởi người ta hay có câu “tìm người bên cạnh bạn lúc vui rất dễ nhưng để có người khóc cùng bạn rất khó”.

- Còn câu hỏi thứ 2, nếu người bình thường thì chủ ngữ - vị ngữ là 1 câu còn đối với những “thánh” học chuyên Văn tthì câu hỏi có rất nhiều thứ để khai thác. Câu này chúng ta sẽ đi phân tích đề tài, chủ đề là gì; chủ ngữ, vị ngữ đóng vai trò gì trong câu. Tiếp đến là giải thích tại sao tác giả lại nói như vậy. Đồng thời đưa ra một số tác phẩm tiêu biểu để phân tích.

Có thể lập dàn ý một số chi tiết như sau:

+ Bố cục một lời phát biểu phải có đầy đủ 2 phần chính trong câu là chủ ngữ và vị ngữ. Nói dễ hiểu hơn là có đầu và có đuôi.

+ Tương tự như vậy, một tác phẩm phải có chủ đề, đề tài rồi mới tới phần nội dung.

+ Khi đọc 1 câu người ta sẽ đọc chủ ngữ trước, vị ngữ sau; cũng như khi cảm thụ tác phẩm, phải đi từ hình thức kết cấu [đề tài, chủ đề] rồi mới đến phương diện về nội dung.

+ Trong lời phát biểu nói riêng hay một tác phẩm nói chung, phần chủ - vị hay phần đề tài - nội dung luôn có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất".

Video liên quan

Chủ Đề