Những cơ hội ẩn mình trong nghịch cảnh là gì

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [347.67 KB, 5 trang ]

TRƯỜNG THPT NGƠ GIA TỰ
TỔ NGỮ VĂN
[Đề có 2 trang]

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2020 – 2021, MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 12
Thời gian làm bài 90 phút, [không kể thời gian phát đề]

PHẦN I: ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]
Đọc đoạn trích và trả lời từ câu 1 đến câu 4:
Khả năng thích nghi của con người, đó là một chủ đề thú vị, bởi vì mọi người đã liên tục muốn nói
với tơi về việc vượt qua nghịch cảnh. […] Sự bất hạnh không phải là một trở ngại mà chúng ta phải
tránh để trở lại với cuộc sống. Nó là một phần cuộc sống của chúng ta. Và tơi thường xem nó như cái
bóng của chính mình. Có lúc tơi nhìn thấy nó rất nhiều, có lúc lại rất ít, nhưng nó ln ln đồng hành
với tơi. Và chắc chắn tôi không cố gắng gạt đi những ảnh hưởng và tầm quan trọng của sự cố gắng
trong mỗi con người. Ln có những nghịch cảnh và những thử thách trong cuộc sống, và chúng rất
thật, rất riêng với mỗi con người, nhưng câu hỏi đặt ra không phải liệu bạn có gặp những thiếu may
mắn đó khơng, mà là bạn sẽ đối diện với nó như thế nào. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta khơng chỉ
đơn thuần là che chắn cho những người ta yêu thương khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối
diện với nó.
[…] Khơng xử lý sự lành lặn cùa một con người thơng qua việc khơng nhìn nhận khả năng của
họ, chúng ta đang tạo ra một khó khăn khác, trên cả những chướng ngại mà tạo hóa đặt ra cho
họ. Chúng ta đang đánh giá giá trị của một con người đối với cộng đồng một cách hiệu quả. Vì vậy, ta
cần phải nhìn xuyên thấu những bệnh tình tới tận bên trong khả năng của con người. Và điều quan
trọng nhất là có một mối liên hệ giữa những người bị xem là khiếm khuyết và khả năng sáng tạo vơ tận
của chúng ta. Vì thế, khơng phải là vấn đề đánh giá thấp, hay chối bỏ những lần cố gắng như một điều
chúng ta muốn lẩn tránh hay giấu dưới tấm thảm. Nhưng thay vào đó ta tìm thấy những cơ hội ẩn
mình trong những nghịch cảnh. Vì vậy, có lẽ suy nghĩ mà tơi muốn đưa ra là chẳng có mấy cơ hội vượt
qua nghịch cảnh vì nghịch cảnh gắn nó với ta. Nắm lấy nó, níu lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí
nhảy nhót với nó. Và, có lẽ, nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít
cảm thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng.


[Trích Cơ hội từ nghịch cảnh - Aimee Mullins]
Câu 1 [0,5 điểm]. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 [0,5 điểm]. Em hiểu “những cơ hội ẩn mình trong những nghịch cảnh” là gì?
Câu 3 [1,0 điểm]. Tác giả đã “đối diện” với nghịch cảnh như thế nào?
Câu 4 [1,0 điểm]. Em có đồng tình với quan điểm “trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn
thuần là che chắn cho những người ta yêu thương khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối diện
với nó” khơng? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN [7.0 điểm]
Câu 1 [2,0 điểm]
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh [chị] hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày
suy nghĩ về ý kiến “nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm thấy
sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng”.
Câu 2 [5,0 điểm]
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
"Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng
1


vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau
này. Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng
chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà
đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà
cũng có vợ, nó n bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà
lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...


Tràng thở đánh phào một cái [...] Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà
ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
mày về sau".
[Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013]
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó,
nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân.
…………………………………. Hết ………………………………….

2


TRƯỜNG THPT NGƠ GIA TỰ
TỔ NGỮ VĂN
Đáp án có 3 trang]

ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2020 – 2021, MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 12
Thời gian làm bài 90 phút, [không kể thời gian phát đề]
HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT

PHẦN CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
0,5
- Nghịch cảnh là những khó khăn thách thức chúng ta cần vượt qua,
hãy biến nó thành cơ hội để thể hiện bản thân.
2


0,5
- Nghịch cảnh không phải là những bất hạnh mà đôi khi nó cịn có lợi
đối với chúng ta nếu chúng ta biết tận dụng và vượt qua.
- Tác giả đã đối diện với nghịch cảnh:
+ Khơng trốn tránh nó
+ Coi đó là một phần cuộc sống của chúng ta và thường xem nó như cái
3
1,0
bóng của chính mình
I
+ Nắm lấy nó, níu lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí nhảy nhót với nó.
+ Xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi
- HS trả lời theo quan điểm cá nhân và lí giải thuyết phục
Có thể tham khảo:
- Đồng ý với ý kiến
- Lí giải:
4
1,0
+ Cuộc sống ln có những khó khăn thử thách, chúng ta không thể
mãi sống để che chắn cho người mình thương yêu
+ Phải giúp họ tự bảo vệ bản thân, tự vượt qua khó khăn. Bản thân
tự đối diện được với nghịch cảnh thì mới có thể tồn tại và thành công.
LÀM VĂN
7,0
Hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến “nếu
2,0
chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm
thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng”
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh


phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn
bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ
và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải
có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
II
hội.
1
Yêu cầu cụ thể
Hình thức
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
0,25
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu, ...
Nội dung
0,25
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về một ý kiến…
a. Giải thích:
0,5
- Nghịch cảnh là những khó khăn, thử thách, cũng có thể đó là sự bất
hạnh.
3


PHẦN CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
- Gánh nặng: là áp lực, mệt mỏi, là nhiệm vụ hay điều gì đó nặng nề.
=>Ý nghĩa cả câu: cách ứng xử của con người đối với những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống.
b. Bàn luận: HS đưa ra lí lẽ và d/c thuyết phục. Có thể tham khảo:


- Cuộc sống ln có những khó khăn thử thách. Nghịch cảnh là một
phần của cuộc sống, nó luôn đồng hành với chúng ta trên đường đời.
- Khi chúng ta nhận thức được sự tồn tại của nghịch cảnh, nhận thức
0,75
được những cơ hội ẩn mình dưới nghịch cảnh, chúng ta sẽ thấy
nghịch cảnh mang lại những giá trị tốt đẹp khác.
- Có cách nhìn nhận đơn giản, tích cực hơn chúng ta sẽ thấy cuộc sống
trở nên tốt đẹp hơn.
c. Sáng tạo trong cách trình bày
0,25
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng bà cụ Tứ được miêu tả trong
5,0
2
đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của
Kim Lân.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy
đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học
tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp…
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài,
Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
0.5
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của nhân vật bà cụ
0,5
Tứ khi hiểu ra câu chuyện "nhặt vợ" của con trai.
* Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận


điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết
hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
* Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích
0,5
2. Cảm nhận về tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích
* Bà ng chiè u dà i củ a cuọ c đời cơ cực, bà lã o ý thức rõ cá i é o le, nghịch
cả nh cuọ c hôn nhân của con bà.
* Bà tủi phận mình vì người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên
làm ra, cịn con mình thì lấy vợ trong lúc đói kém, chết chóc đang bủa
vây. Bà cũng hiểu ra cái điều: "có gặp bước khó khăn, đói khổ này,
1,5
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được". Cái cảm
giác buồn tủi ấy đã biến thành giọt lệ: "Trong kẽ mắt kèm nhèm của
bà đã rỉ xuống hai dịng nước mắt". Đó là dò ng nước má t xó t xa, buồn
tủi, thương cả m, đã chả y xuó ng bởi sự á m ả nh củ a cá i đó i, cá i ché t.
* Tuy có buồn, tủi cho cuộc đời mình, cho cái số kiếp éo le của con
mình nhưng rồi cái cảm giác ấy cũng dần dần tan đi để nhường chỗ
cho niềm vui trước sự thực con bà đã có vợ.

4


PHẦN CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
* Bà lã o hi vọng về một ngà y mai tươi sáng hơn giữa cái cả nh tối tăm
của cá i đó i, cá i ché t với niềm tin vào cuộc sống, với cái triết lí dân
gian "ai giàu ba họ, ai khó ba đời?"
3. Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân


* Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp
tâm hồn nhân vật.
1,0
* Với năng lực phân tích tâm lí tinh té , ngôn ngữ chọ n lọ c và lựa chọn
những chi tié t đạ c sá c, Kim Lân đã diẽ n tả đú ng tâm lí mọ t bà cụ nông
dân nghè o khỏ , tội nghiệp nhưng rất hiểu đời và có tấm lịng nhân ái
cảm động.
Khơng sai Chính tả, dùng từ, đặt câu [Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không
0,5
đáng kể]. Chữ viết rõ, cẩn thận, sạch sẽ, trình bày thẩm mĩ.
Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ...]; văn viết giàu cảm
0,5
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong
q trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
…………………………………. Hết ………………………………….

5



Nghị luận về cách vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống

  • Dàn ýNghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Suy nghĩ của em về cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 2
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 3
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 4
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 5
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 6
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 7
  • Nghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống - Mẫu 8

Dàn ýNghị luận vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

  • Nghịch cảnh là gì?
  • Ý nghĩa nội dung câu nói: thông qua cách ứng xử và đối diện với nghịch cảnh, con người sẽ thấy được tình cảm, cảm xúc của bản thân; đồng thời thấu hiểu thêm về năng lực và trí tuệ của chính mình.

b. Bình luận, phân tích về vai trò, ý nghĩa của nghịch cảnh

  • Nghịch cảnh cũng xuất hiện như một quy luật tất yếu trong cuộc sống con người.
  • Thông qua những gian nan, chông gai, chúng ta có thể thấy được tình cảm , tâm hồn của chính bản thân mình và những người xung quanh.
  • Việc vượt qua nghịch cảnh sẽ khẳng định sự mạnh mẽ trong thế giới tâm hồn con người.
  • Một con người có trí tuệ, hiểu biết sẽ giữ được sự bình tĩnh, tìm ra giải pháp và cách khắc phục.
  • Những gian nan mà chúng ta đã vượt qua sẽ thể hiện sự mạnh mẽ cũng như nghị lực sống kiên cường, bất khuất.

c. Lật lại vấn đề

Phê phán những người đầu hàng, buông xuôi trước nghịch cảnh.

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Con người cần kiên cường trước những nghịch cảnh
  • Không ngừng làm đầy khoảng trống tâm hồn, tình cảm và rèn luyện, trau dồi trí tuệ sáng suốt, bản lĩnh kiên cường.

3. Kết bài

Đánh giá ý nghĩa giáo dục sâu sắc của câu danh ngôn.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

– Đại thi hào người Đức, Gớt từng nói: “Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách trưởng thành trong bão táp”. Môi trường và hoàn cảnh sống là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên tính cách con người.

– Khẳng định vai trò của hoàn cảnh đối với việc rèn luyện bản lĩnh cho con người, danh ngôn Pháp có câu: “Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người”.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giải thích từ ngữ:

  • Nghịch cảnh: là hoàn cảnh trớ trêu, éo le, những nghịch lí cản trở cuộc sống của con người; là những rủi ro con người không mong muốn trong cuộc sống.
  • Phép thử: là thử thách cho lòng kiên trì và bản lĩnh của con người trước những hoàn cảnh có vấn đề.

– Nội dung cả câu: Câu nói khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người: Qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu biết thêm về tâm hồn, tình cảm của mình, của người khác mà quan trọng hơn thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống.

2. Bàn luận

a] Biểu hiện của nghịch cảnh

– Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời, như: ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột…

– Nghịch cảnh cuộc đời là điều không thể tránh. Không ai tránh được những bất trắc trong cuộc sống.

  • Những nghịch cảnh học sinh gặp phải trong học tập: Có khi kết quả đạt được không đồng nhất với những nỗ lực mình bỏ ra.
  • Những nghịch lí trong tình yêu: Những cách trở, bước cản trong tình yêu mà những người yêu nhau thường phải đối diện.
  • Những thất bại trong đường đời: người thì bị mất việc, kinh doanh thất bại, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ, hoặc thậm chí sức khỏe sa sút.

– Đôi khi những thử thách đó lại nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, nên dù cố gắng đến mấy, ta vẫn phải chấp nhận và đối đầu với nó.

b] Vai trò của nghịch cảnh

– Nghịch cảnh là phép thử của tình cảm:

  • Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim, tình cảm của người, thấy được tình cảm của tập thể và của cả dân tộc.
  • Khi thất bại trên đường đời, con người mới nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, những tình cảm chân – giả mà người, tập thể dành cho mình. Khi đó, chúng ta sẽ trân trọng hơn những tình cảm chân thành mà ta nhận được, sáng suốt hơn khi nhận rõ bạn – thù vốn bị cái hỗn tạp của đời sống làm mờ khuất đi.

– Nghịch cảnh là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người:

  • Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, dân tộc đó sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. Trong cuộc chiến chống xâm lược, dân tộc ta đã chứng minh được bản lĩnh khi đối đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình.
  • Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, con người sẽ khẳng định được sức mạnh của ý chí, nghị lực và bản lĩnh. Cách con người nhìn nghịch cảnh, cách con người vượt qua nghịch cảnh chính là những bài học vô giá về sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh con người.

c] Mở rộng, phản đề

– Tuy nhiên, không chỉ trong nghịch cảnh, con người mới nhận thức được nhiều điều mà ngay trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày, chỉ cần con người luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, cầu tiến, tỉnh táo trong nhận thức… thì con người hoàn toàn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân và rèn giũa năng lực trí tuệ lẫn bản lĩnh của mình.

– Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.

III. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

- Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.

- Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.

Nghịch cảnh là cơ hội tốt để ta rèn luyện và lớn lên

Trong chúng ta ai cũng có trái tim yêu thương và hiểu biết, chính vì thế rèn luyện nhân cách để vượt qua những khó khăn, do ta hoặc do người khác làm ra. Cuộc sống này luôn có ngày và đêm, hạnh phúc và đau khổ, sự sống và cái chết...

Người đã thật sự khôn lớn trưởng thành sẽ nhận thức được cả hai mặt này của cuộc sống theo nguyên lý duyên sinh cái này có thì cái kia có, cái này không cái kia không. Họ biết chấp nhận những nỗi buồn và cả niềm vui, biết hướng tới thành công và sẵn sàng nhận thất bại để tìm cách vươn lên và sự sống chết này là quy luật tất yếu nên ta ít đau buồn trong mất mát.

Bởi vì chúng ta nhờ học hỏi, nhờ quán chiếu, nhờ suy xét, nhờ chiêm nghiệm mà biết cách làm chủ bản thân, chúng ta có thể chấp nhận đau đớn, thất vọng và tìm cách thay đổi hoán chuyển tình thế, nhờ ý thức rằng: Tất cả những khó khăn chỉ là thử thách, là cơ hội để ta rèn luyện và lớn lên trong cuộc sống này.

Giá trị sự cho đi


Khi chúng ta biết cho đi giá trị tích cực nào đó, trong đó có giá trị về tinh thần, giá trị về vật chất, trên thực tế là chúng ta đang nhận lại nó. Nếu chúng ta chưa đủ duyên để nhận lại trong hiện tại, thì cũng sẽ nhận lại trong thời gian gần nhất, cũng có thể sau vài tháng, sau vài năm, sau vài chục năm.

Nhân đã gieo dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không, khi hội đủ nhân duyên quả tốt sẽ đem đến trái ngọt. Giàu sang phú quý cuộc sống đầy đủ, gia đình hạnh phúc là bởi vì chúng ta biết cho đi đúng cách. Biết cho đi đúng cách chúng ta sẽ nhận lại nhiều hơn thế nữa, vì sự cho ấy với tấm lòng rộng mở nên ta và người đều an lạc, hạnh phúc.

Bí quyết thành công


Người có ý chí biết định hướng đúng cuộc đời, với họ việc thành công sẽ đến, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Thành công không phải là chuyện dễ dàng như chuyện ngon cơm ngọt canh mà ta lầm tưởng. Mọi việc trở nên khó khăn khi bị nhiều người trù dập, khống chế bởi một thế lực phi đạo đức mang tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, phát xít độc tài do không tin sâu nhân quả.

Mỗi khi thất bại chúng ta đừng thất chí nản lòng, đừng than vãn trách móc tại bị thì là… Và quan trọng hơn nữa là đừng bỏ cuộc nửa chừng. Với một quyết tâm cao độ, với ý chí sắt đá, với nhận thức làm mới, ta sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được vận mệnh của mình.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet]

Hãy đứng dậy sau khi vấp ngã, hãy tinh tấn mãi không ngừng, chúng ta sẽ nắm lấy tương lai và sẽ thành công trong một ngày gần nhất. Hay nói cách khác, chính ta là người biên kịch, người đạo diễn và cũng là diễn viên cho bộ phim cuộc đời mình. Chỉ cần chúng ta khởi lên tâm huyết làm mới lại chính mình vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Chúng ta sẽ suy xét chiêm nghiệm, nỗ lực lại với những phương pháp tốt hơn cho đến khi nào chúng ta đạt được mục đích thì thôi!


Khi tâm từ phát khởi

Khi năng lượng từ bi đã được thực tập và hiển lộ, chúng ta sẽ sống bằng trái tim hiểu biết, nhờ vậy ta có khả năng hóa giải được các oan trái và hận thù. Con người muốn phát khởi lòng từ bi, trước tiên phải biết giữ giới không giết hại, không gian tham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và dùng các chất kích thích độc hại. Ngược lại, còn hay giúp đỡ sẻ chia và sẵn sàng san sẻ cho người khác khi cần thiết.


Lòng từ bi là chất liệu sống của người có nhân cách đạo đức, được thể hiện qua các giải pháp bất bạo động sẽ tạo ra môi trường sống thân thiện, sống hòa hợp, tránh xung đột, kêu gọi hòa giải và không gieo nhân ân oán thù hằn. Khi lòng từ bi đã phát khởi thì bản thân sẽ sống yêu thương, bao dung, tha thứ và độ lượng, gia đình trên thuận dưới hòa, đất nước sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội mà sống với nhau bằng tình người trong cuộc sống.


Sống sao cho xứng đáng


Cuộc sống là quá ngắn, hành trình một kiếp người, chỉ có vậy thôi sao? Thời gian là quý giá, biết ơn và đền ơn, hãy làm gì có ích, vì giống nòi nhân loại, biết phát huy tinh thần, đạo pháp và dân tộc, để làm tròn trách nhiệm, mà đóng góp sẻ chia. Tiếc thay một kiếp người, không giúp gì cho ai, do hiểu biết sai lầm, mà đánh mất chính mình, trong đau khổ lầm mê. Người trí cùng kẻ ngu, khác nhau chỗ nhận thức, kính dâng chút lòng thành, những gì tốt đẹp nhất, sẽ đến với mọi người.

Mục đích tu của người phật tử tại gia là gì? Tu là để biết cách làm chủ bản thân, làm tròn trách nhiệm đối với gia đình và đóng góp lợi ích cho xã hội. Tu là để làm cho mình có phước báu hơn, giàu sang hơn, hạnh phúc hơn, từ bi hơn, vị tha hơn, nhưng không đắm nhiễm và dính mắc. Tu là để chuyển họa thành phúc, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui. Cốt lõi việc tu là tránh ác làm lành, sống đời đạo đức và giải quyết nỗi khổ niềm đau để mình và người cùng vui sống trong hòa hợp.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Chấp nhận sự tồn tại của nghịch cảnh

Cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Con người sống ở đời sẽ không ngừng phải đối mặt với những thách thứ và khó khăn. Mỗi người cũng sẽ có những mối quan hệ cần duy trì và trong đó sẽ tồn tại các tình huống buộc ta phải đưa ra quyết định.

Malcolm X nói: "Không có gì tốt hơn nghịch cảnh. Mọi thất bại, mọi đau lòng, mọi mất mát đều chứa đựng mầm mống, bài học riêng về cách cải thiện thành tích của bạn trong lần tiếp theo".

Con người cần biết chấp nhận nghịch cảnh là điều tất yếu trong cuộc sống, hiểu rằng chúng ta không thể thoát khỏi nó hay những đau khổ mà nó gây ra. Nhờ đó, chúng ta có thể bình tĩnh đón nhân, học cách phản ứng tích cực và tìm cách xử lý những vấn đề mà chúng ta gặp phải.

Coi thử thách là cơ hội

Ngay cả khi chúng ta đã chuẩn bị kế hoạch thật rõ ràng và tỉ mỉ cho tương lai phía trước thì vẫn không thể tránh được việc những thất bại bất ngờ sẽ phá tan mọi nỗ lực của ta.

Con đường sự nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng, trong tầm kiểm soát của bản thân. Đối diện với nghịch cảnh, chúng ta không nên tuyệt vọng hay coi đó là một vấn đề khó khăn mà hãy tận dụng nó như một cơ hội để biến nó thành một trải nghiệm ý nghĩa và học được những bài học quý giá.

Tin tưởng vào bản thân

Nguồn lực bên trong và điều kiện bên ngoài đều quan trọng đối với sự phát triển của cuộc sống con người. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình trên hành trình phía trước.

Bạn phải là người tự động viên chính mình để thúc đẩy tinh thần và có thái độ tích cực hướng tới tương lai, biến nghịch cảnh thành cơ hội, thay vì trở ngại.

Với những thành tựu trong quá khứ, dù lớn hay nhỏ, hãy ghi công cho bản thân và hiểu rằng chúng ta còn có khả năng hoàn thành được bao nhiêu nữa. Đồng thời, nghiêm túc nhận ra những sai lầm của mình, bởi vì chúng ta đã học được từ chúng và hiện tại chúng ta đã tốt hơn chính mình của ngày hôm qua.

Video liên quan

Chủ Đề