Những khó khăn của sinh viên khi học tiếng Anh

[Zing.vn] Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, học tiếng Anh là việc làm cần thiết. Song, không ít sinh viên Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận ngôn ngữ mới này. Dưới đây là 3 vấn đề thường gặp nhất của sinh viên khi học tiếng Anh. 

Không nhận ra âm tiếng Anh

Rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc nghe tiếng Anh. Một phần nguyên nhân do vốn từ vựng hạn chế, một phần vì bản thân phát âm sai, nên khi nghe phát âm đúng, bạn sẽ không nhận ra.

Tiếng Anh có đôi chút khác biệt so với tiếng Việt, vì thế, người học tiếng Anh tại Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng thường mắc phải những lỗi cơ bản khi phát âm tiếng Anh như nuốt âm, không có trọng âm, nói không ngữ điệu. Khi nghe người bản ngữ phát âm tiếng Anh nhanh, âm gió, luyến láy, chúng ta khó có thể nhận ra từ, dẫn tới khả năng nghe hiểu bị hạn chế.

Để nhận ra âm tiếng Anh, bạn cần phải nghe nhiều và nghe liên tục. Việc luyện nghe thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng phát âm đáng kể cũng như kỹ năng nghe các đoạn hội thoại.

Không phản xạ được với tiếng Anh

Không ít bạn trẻ than thở rằng, dù đã học tiếng Anh rất lâu, họ vẫn không thể vận dụng được trong các tình huống thực tế. Ngoài kỹ năng nghe kém, không nhận ra âm, họ còn gặp vấn đề không phản xạ được với tiếng Anh. Quy trình nghe bằng tiếng Anh sau đó dịch lại sang tiếng Việt và tiếp tục được chuyển thể một lần nữa từ Việt sang Anh trước khi nói ra chiếm quá nhiều thời gian. Ví dụ khi người nước ngoài hỏi: “How are you?”, bạn sẽ dịch thành “Bạn khỏe không?”. Câu trả lời sẽ là “khỏe”, vậy “khỏe” trong tiếng Anh là gì? Lúc đó, bạn bắt đầu lục lọi trí nhớ để tìm những từ vựng có nghĩa là “Khỏe”. Sau khi chọn được từ ưng ý, bạn mới trả lời người đối diện là “fine” hoặc “good”. Thói quen suy nghĩ này khiến cuộc hội thoại trong giao tiếp luôn bị trì hoãn, người nói cũng rất khó khăn để diễn đạt trôi chảy, lưu loát những ý nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Đây cũng chính là lỗi phổ biến nhất khi học tiếng Anh của người Việt.

Để phản xạ nhanh với tiếng Anh, bạn cần sử dụng chúng như một thói quen. Để hình thành được thói quen, bạn sẽ phải rèn luyện chúng thường xuyên, tập kể chuyện và trả lời câu hỏi thông qua hệ thống mini stories giúp nâng cao phản xạ.

Thiếu tự tin

Do khả năng phát âm chưa chuẩn xác, tâm lý e ngại khi nói tiếng Anh, sợ mắc lỗi, khả năng phản xạ với tiếng Anh kém dẫn đến trạng thái thiếu tự tin và ngập ngừng khi phải nói tiếng Anh. Dần dần theo thời gian, việc thiếu tự tin và tính chủ động trong giao tiếp sẽ trở thành thói quen xấu, khiến bạn có suy nghĩ tiêu cực rằng mình không thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Để vượt qua nỗi sợ hãi này, người học cần phải thay đổi tâm lý, luôn nghĩ tích cực và kiên trì đến cùng.

Tiến sĩ A.J Hoge - tác giả cuốn sách học tiếng Anh nổi tiếng “Learn to speak English like a native” sẽ tham dự hội thảo “Bảo bối thần kì Effortless English 2016”. 

Giải pháp cho người học tiếng Anh

Theo bảng xếp hạng về Chỉ số thông thạo Anh ngữ EPI [English Proficiency Index] được nghiên cứu bởi tổ chức EE [Education First], Việt Nam được xếp hạng ở mức độ thấp với chỉ số ranking 33 so với các nước khác trên thế giới và xếp hạng 9 trong số 14 quốc gia được nghiên cứu ở châu Á. Vấn đề đặt ra là liệu người Việt có đang học tiếng Anh sai phương pháp. Câu hỏi này sẽ được giải đáp bởi Tiến sĩ A.J Hoge tại hội thảo “Bảo bối thần kì Effortless English 2016” được tổ chức tại TP HCM vào tháng 9 tới đây. Chương trình hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị với hoạt động tương tác trực tiếp, phương thức học hoàn toàn mới do chính tiến sĩ A.J Hoge sáng lập. Đặc biệt, khách tham dự còn có cơ hội chụp hình và nhận sách tiếng Anh độc quyền nổi tiếng trên toàn thế giới “Learn to speak English like a native” có chữ ký của tác giả.

Hội thảo sẽ chính thức diễn ra vào ngày 22/9 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng và ngày 24/9 tại Trung tâm hội nghị Saphire. 100 bạn trẻ may mắn đầu tiên đăng ký thông tin trên website sẽ nhận được vé tham dự sự kiện miễn phí, có trị giá lên tới 1,2 triệu đồng.

Độc giả theo dõi lịch trình sự kiện và đăng ký thông tin //pasal.edu.vn
Hotline: 043.624.8686 | 08.3512.3966

Nguồn: //news.zing.vn/3-van-de-cua-sinh-vien-viet-khi-hoc-tieng-anh-post677882.html

Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!

Nếu như Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguyên tắc đánh vần, chỉ cần học bộ nguyên tắc đánh vẫn là từ đó trở đi từ nào cũng có thể nhìn mặt chữ để đọc được. Nhưng Tiếng Anh lại không có nguyên tắc đánh vẫn như vậy. Với tiếng Anh chúng ta không thể nhìn mặt chữ của một từ để biết chính xác cách đọc của từ đó. Muốn biết chính xác từ đó thì chỉ có một cách là tra cứu từ điển.

80% người học Tiếng Anh nhưng vô tình áp dụng nguyên tắc đánh vẫn của tiếng Việt, nhìn một từ tiếng Anh và đọc nó kiểu tiếng Việt nên ngữ âm không đúng dẫn đến hệ lụy sau là không nghe và không nói được tiếng Anh.

>>> Tất Tần Tật Về Bảng Phiên Âm Tiếng Anh IPA

2. Khó khăn trong học từ vựng

* Mất phương hướng trong việc học từ vựng

Từ vựng chính là “nguyên liệu” để có thể tạo ra hoạt động giao tiếp. Và thành thạo, nhuần nhuyễn từ vựng là “xương sống” để giao tiếp được trôi chảy. Nhưng thông thường người học từ vựng không biết nên học từ nguồn nào, bắt đầu học từ đâu, học bao nhiêu là đủ.

* Học trước quên sau

Trí nhớ con người luôn mai một theo thời gian, bộ não của con người sinh ra để quên, do đó ai học từ vựng cũng phải đối mặt với việc học trước quên sau. Nhưng nguyên nhân sâu ra cho việc “não cá vàng” vậy là:

- Học từ đơn lẻ, không học theo cụm từ

- Học từ không có ngữ cảnh

- Từ vựng không để lại ấn tượng với não bộ do chỉ đọc từ/viết từ 1,2 lần

- Không review từ thường xuyên

=> Cách học hiệu quả là: Học từ theo cụm từ, ứng dụng vào từng ngữ cảnh, thường xuyên nhắc tới từ đó, ứng dụng trực tiếp trong đời sống và công việc.

* Học từ vựng nhiều nhưng không nói được

Hầu như các học viên thuộc nhiều từ vựng, tự tin làm được các bài tập từ vựng [điền từ, tìm lỗi sai, chọn dạng đúng của từ…] nhưng khi cần nói, viết thì không thể “lấy” từ đó trong bộ nhớ của mình ra được. Nguyên nhân bởi người học từ bằng kỹ năng READING chứ không phải bằng kỹ năng SPEAKING [phát âm, nhắc lại, nói câu hoàn chỉnh chứa từ đó] thì không thể nói được.

>>> Tham khảo:

3. Học quá nhiều ngữ pháp nhưng không nói được

Cũng giống từ vựng, ngữ pháp trong tiếng Anh cũng rất nhiều tuy nhiên người học cần căn cứ vào mục tiêu và mục đích của mình để tiếp cận những chủ điểm ngữ pháp cần thiết cho bản thân. Với tiếng Anh giao tiếp, ngữ pháp quan trọng cần học nhưng không cần học hết mọi thứ.

Một khó khăn lớn của đại đa số người học ngữ pháp tiếng Anh giống từ vựng là học trên giấy tờ bằng kỹ năng READING mà không áp dụng vào kỹ năng SPEAKING nên dù thuộc ngữ pháp, “siêu cao thủ” của các bài thi cũng hay bị “ĐỨNG HÌNH” khi nói tiếng Anh.

>> Xem thêm: Ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao 

4. Không nói được tiếng Anh

Người Việt được cộng đồng học tiếng Anh trên thế giới công nhận về khả năng học ngữ pháp tiếng Anh tốt nhưng khả năng vận dụng trong giao tiếp lại kém. Hầu hết chúng ta khi nói tiếng Anh không tìm ngay được từ, cấu trúc phù hợp để thể hiện suy nghĩ. Nguyên nhân bởi:

- Khi học từ vựng, ngữ pháp chỉ học bằng kỹ năng READING, học bằng mắt trên giấy bút, chứ không học bằng kỹ năng SPEAKING.

- Tư duy ngôn ngữ theo hướng “Anh Việt”. Khi bắt gặp 1 từ, cấu trúc tiếng Anh nào đó, chúng ta thường sẽ đi tìm nghĩa tiếng Việt của nó, từ đó hình thành thói quen tư duy dịch “Anh Việt”. Tuy nhiên khi nói, trong đầu người học tồn tại những suy nghĩ bằng tiếng Việt, cần chuyển thể sang tiếng Anh. Do đó người học chưa từng làm điều này nên luôn cảm thấy khó khăn.

Ngoài ra, không thể nói được tiếng Anh còn bởi người học KHÔNG DÁM NÓI vì sợ sai, sợ bị bị chê cười vì nói không chuẩn, không hay. Từ đó không dám thể hiện bản thân, không dám nói khiến kỹ năng nói ngày càng thui chột.

5. Không tìm được cấu trúc/từ vựng khi viết để thể hiện suy nghĩ

Đây là một hiện tượng quen thuộc với người học tiếng Anh, bí từ,cấu trúc khi thể hiện ý kiến, suy nghĩ của mình bởi 2 lý do. Thứ nhất, do thói quen học từ vựng/ngữ pháp đơn lẻ, chỉ học bằng kỹ năng READING, không rèn luyện với kỹ năng WRITING, SPEAKING. Thứ hai, do tư duy ngôn ngữ theo hướng dịch  “word by word” từ tiếng Anh sang Việt hoặc ngược lại. Vì thế, học tiếng Anh là sự kết hợp của tất cả các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết và tập tư duy tiếng Anh. Muốn tốt tiếng Anh thì không thể nào cứ mãi có tư duy dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại được! Chúng ta cần phải tư duy tiếng Anh từ gốc rễ, lúc đấy thì học tiếng Anh mới mau phất.

6. Không nghe được – “Điếc” tiếng Anh

Không thể nghe được khi giao tiếp tiếng Anh hay còn gọi là “ĐIẾC” tiếng Anh là một căn bệnh rất phổ biến với người học tiếng Anh. Vậy nguyên nhân của việc đó là gì?

* Do phát âm sai

Khả năng phát âm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe hiểu của một người. Khi phát âm sai thì bạn sẽ không nhận ra từ đó nếu nó xuất hiện trong đoạn hội thoại khi nó phát âm đúng.

* Do không có vốn từ vựng

Từ vựng quyết định rất lớn trong cả nghe, nói, đọc hiểu trong tiếng Anh. Khi bạn không có đủ vốn từ vựng thì sẽ trở thành một rào cản để bạn hiểu tiếng Anh. Một đoạn hội thoại mà người đối thoại sử dụng một lượng từ vựng mà chúng ta không hiểu nghĩa hay nói cách khác nó là “từ mới” đối với ta. Lượng từ mới trong đoạn thông tin càng nhiều thì khiến ta khó hiểu.

* Do phản xạ chậm

Do tư duy dịch WORD BY WORD từ Anh – Việt hoặc ngược lại khiến cho não bộ bận xử lý thông tin dịch sang tiếng Việt nên sẽ mất một thời gian để hiểu trong khi nghe. Khó khăn đó được gọi là “phản xạ chậm”. Và khi đó bạn thường bị lỡ mất nhiều từ, đoạn khi nghe nên sẽ không thể hiểu hết nghĩa của cả đoạn hội thoại. 

>>> Tham khảo ngay phương pháp luyện nghe: TẠI ĐÂY

7. Đọc không hiểu do thiếu vốn từ

Tương tự như khi nghe, nói, việc đọc một đoạn văn gồm nhiều từ mới sẽ khiến người đọc hoang mang vì không hiểu bởi vốn từ không đủ. Vì vậy, muốn tăng khả năng đọc, cần trau dồi vốn từ vựng của bản thân, đặc biệt là từ vựng theo chủ đề.

[TẢI NGAY] - 501 bài đọc tiếng Anh hay dành cho học tập

Như vậy, những khó khăn trong việc học tiếng Anh là không ít. Song, điều này không có nghĩa là không có cách nào vượt qua những khó khăn đó. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nếu có sự quyết tâm và chiến lược phù hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết bạn định hình được những khó khăn sắp tới và vượt qua thật ngoạn mục. Ấn đăng ký phía dưới hoặc comment ngay nếu muốn cô tư vấn giúp hỗ trợ vượt qua mọi khó khăn để chinh phục thành công tiếng Anh nhé!   

Video liên quan

Chủ Đề