Những người phụ nữ độc ác nhất Trung Quốc

1. Lã Hậu

Lã Hậu, phiên âm khác là Lữ Hậu. Sử gia hay thường gọi là Lã thái hậu hay Hán Cao hậu. Bà là vị Hoàng hậu dưới triều Hán Cao Tố Lưu Bang – hoàng đế sáng lập nên triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lã Hậu là người Đan Phụ [nay là huyện Đan tỉnh Sơn Đông]. Lã hậu có tên Lã Trĩ. Lịch sử Trung Hoa có nhiều bà hoàng nổi danh độc ác, nhưng nói về độ tàn độc, có lẽ phải nói đến Lã hậu.

Mặc dù là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang nhưng sau khi chồng qua đời, bà nắm mọi quyền hành. Những điều mà không ai có thể phủ nhận đó là, người đàn bà ghê gớm này lại có tại trị quốc, được nhiều triều thần nể trọng. Bà làm việc theo phép tắc và rất nghiêm khắc, sẽ nghiêm trị tất cả những kẻ nào không nghe lời bà và có ý không tốt.

Nhưng bên cạnh đó, bà lại là người có tâm địa độc ác vô cùng. Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, bà lập tức trị vì đất nước. Vì con trai của bà dù là hoàng thượng nhưng cũng chỉ như là người dưới chướng bà, bị bà điều khiển mọi thứ. Vì thế mà con cái cũng không phục bà, bị bà kèm cặp đến ức mà ốm.

Thời kỳ bà nắm quyền, đã sử dụng thuật Hoàng lão làm chính sách, phế bỏ Hiệp thư luật, lại tìm trong dân gian các điển sách, thư tịch cổ nào cũng đều đem về cất giữ trong tàng thư các. Đoạn kết Lã hậu bản kỷ trong Sử Ký ghi nhận: “Thời Lã hậu cầm quyền tuy có làm đảo lộn cung đình nhà Hán, giết hại các hoàng tử nhà Hán nhưng không làm xáo trộn đời sống xã hội, ít dùng hình phạt với dân chúng, thiên hạ được bình yên, nhân dân lo cày cấy, ăn mặc no đủ”.

Còn những phi tần mà được Hán Cao tổ sủng ái, khi nắm quyền bà nghiêm trị hết. Nhất là Thích Phu nhân, người được coi là đã cản trở mối quan hệ tốt đẹp của bà và Tiên đế. Vì uất ức trước đó Thích phu nhân xinh đẹp, quyến rũ nên nhất định bà tìm cách hại bà ta.

Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.

Ngoài ra, với con trai của phi tần trong cung mà thân thiết với con trai bà, bà nhất định tìm cách dìm cho chết. Vì không muốn sau này xảy ra chuyện tranh quyền đoạt vị. Bà quyết định sai người bóp chết cậu con trai của tình địch, người anh em thân thiết, cùng cha khác mẹ của con trai mình. Có lẽ, trong lịch sử không còn ai có thể tàn nhận, dùng hình thức tra tấn dã man hơn người đàn bà này.

2. Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên còn gọi là Vũ Tắc Thiên, hay Võ hậu, Thiên hậu. Bà là một phi tần của Đường thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lỹ Trị, cùng với tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên Hoàng của Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong một thời gian và cùng được gọi là Nhị Thánh.

Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu [690 – 705], trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Trong suốt 15 năm cai trị bà được mệnh danh là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Tuy là người phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng lại biết cách dùng thủ đoạn của mình để lấy lòng nhà vua. Và cũng chính nhờ những thủ đoạn, mưu đồ ác độc của bà, ngay cả với con cái của mình mà bà được ‘buông rèm nhiếp chính’, trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử.

Ban đầu bà có tên là Võ Mị Nương, là người hiền lành, ngoan ngoãn, lễ độ, được Vương hoàng hậu đưa vào trong cung, đứng cùng phe để đánh gục các phi tần khác, đặc biệt là Tiêu Thục Phi. Nhưng chẳng ngờ, sau Mị Nương được hoàng thượng sủng ái, sinh được hoàng tử, nên được nhà vua rất cưng chiều. Từ đó thế lực chuyển qua tay người đàn bà này. Và người đầu tiên bà ta muốn chính là chiếm đoạt ngôi vị hoàng hậu của Vương hoàng hậu.

Để hoàng hậu bị phế, Võ Tắc Thiên đã không tiếc bóp chết chính đứa con của mình để đổ oan cho Vương Hoàng hậu. Sự đã thành, sau đó hoàng hậu lập tức bị phế cùng với những lời dỗ ngon ngọt của người đàn bà xảo trá này mà hoàng thượng nghe theo lời bà ta.

Những phi tần trong cung đều khiếp sợ người đàn bà dám giết cả con mình để được ngôi vị này. Bà ta nịnh bợ hoàng thượng, đứng sau buồng nhiếp chính và xúi giục hoàng thượng. Sau đó, khi hoàng thượng yếu, bà ta nắm toàn bộ quyền hành và trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử bởi những thủ đoạn tàn ác. Không những vậy, người đàn bà này còn nổi tiếng là dâm ô, đưa rất nhiều đàn ông vào cung để hưởng lạc. Có điều, không ai có thể phủ nhận được, bà ta là một người đàn bà quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có óc chính trị và trị vì đất nước rất hưng thịnh.

3. Chiêu Tín

Chiêu Tín tên đầy đủ là Dương Thành Chiêu Tín. Bà là vương hậu nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, bị nhiều sử gia đánh giá là ác phụ. Chiêu Tín được mệnh danh là Quái vật trong triều Hán, vì bà ta luôn dùng các thủ đoạn tàn độc, man rợ mà dường như con người không thể làm để hành hạ các phi tần mà hoàng thượng Lưu Khứ sủng ái.

Chuyện kể lại, có hai phi tần Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vì hai người đàn bà này hoang dâm vô độ nên sau này ông quay ra sủng ái Chiêu Tín. Và vì vậy, Chiêu Tín được thể, quyết định trả thù hai người đàn bà kia.

Khi hai người đàn bà kia ra tay hãm hại Chiêu Tín thì bị phát hiện. Lúc này nhà vua Lưu Khứ cho người bắt hai ả tới điều tra, dùng hình phạt là rùi sắt nóng nướng chín thịt, đánh roi mây để phải khai ra. Và khi đã khai ra, thì ông ta dùng hình phạt dã man, dùng dao đâm chết và cho Chiêu Tín đâm chết một người.

Hai người đàn bà này bị thiêu cháy và đem đổ tro đi. Đó là hai người đàn bà từng được Lưu Khứ sủng ái nhưng cuối cùng lại nhận được kết cụ bi thảm như vậy. Sau này, Chiêu Tín vì ghen tức với các phi tần khác, không muốn ai nhận được sự sủng ái của mình nên đã giết hại, vu oan, lập mưu hãm hại nhiều người, dùng những hình thức như móc mắt, rùi lửa nóng nung chín thịt, đâm vào vùng kín hay chặt tay chân, cắt lưỡi… Thậm chí bà ta còn cho những người khác chứng kiến để răn đe.

Đây có lẽ là người đàn bà quái vật nhất, tàn độc nhất và man rợ nhất. Thật khi nghĩ lại còn thấy rùng mình. Còn nhà vua thì bị bà ta mê hoặc, không biết phải trái là gì, giết hết những người mình đã từng thương yêu…

4. Triệu Phi Yến

Triệu Phi Yến tên thật là Triệu Nghi Chủ, do có tài múa uyển chuyển như chim yến nên gọi là Phi Yến. Đây là một trong hai đại mỹ nhân của nhà Hán, bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân.

Triệu Phi Yến và em gái là Triệu Hợp Đức sau khi được đưa vào cung làm phi của Hán Thành Đế đã cùng nhau lật đổ Hứa Hoàng hậu.

Tuy vậy, hai chị em họ Triệu đều không sinh được con nên để củng cố địa vị họ bắt đầu lập mưu hãm hại các cung phi được sủng ái khác.

Một cung phi họ Tào sau khi sinh được con trai đã bị chị em họ Triệu giết hại, gây nên vụ thảm án chốn hậu cung. Một năm sau, cảnh tương tự lại xảy ra với Hứa mỹ nhân - một người cũng vừa sinh được con trai.

Thành Đế không phải không biết đến sự hiểm độc của hai người đàn bà này, nhưng do quá chìm đắm trong sắc dục nên không thể ra tay xử tội hai chị em họ Triệu. Tận mắt thấy cốt nhục của mình bị chị em Phi Yến hãm hại, nhà vua chỉ biết gạt nước mắt than vãn.

Nhiều cung phi khác khi bị lộ tin mang thai cũng đều bị hai chị em họ Triệu ép uống thuốc phá bỏ.

5. Vạn Trân Nhi

Vạn Trân Nhi chính là nguyên mẫu trong vụ án “Ly miêu tráo Thái tử” được nói đến trong các phim về Bao Công. Đương thời, Vạn Trinh Nhi là phi tần được Minh Hiến Tông sủng ái nhất.

Vạn Thị được tuyển vào cung từ nhỏ làm cung nữ. Lớn lên, Vạn Thị được hầu hạ Chu Kiến Thâm [sau là Minh Hiến Tông], dần dần nảy sinh tư tình. Khi vua cha băng hà, Chu Kiến Thâm lên ngôi năm 18 tuổi, lúc đó Vạn Thị 35 tuổi.

Tuy tuổi tác chênh lệch nhưng Vạn Thị rất được Hiến Tông sủng ái. Sau khi vua lên ngôi, nhiều mỹ nữ đã được tuyển chọn vào cung, trong đó có Hoàng hậu Ngô Thị đặc biệt khiến Vạn Trân Nhi ghen ghét.

Ngô Hoàng hậu muốn trị cho Vạn Trân Nhi một trận, có lần vớ lấy chiếc gậy đánh Vạn Thị mấy cái. Vạn Thị bèn tìm đến vua khóc lóc, bịa chuyện. Nhà vua tức giận liền phế bỏ Ngô Hoàng hậu.

Về sau, Vạn Thị có sinh được con trai, được phong làm Quý phi, nhưng đứa bé chết yểu, từ đó bà ta không sinh được nữa. Vì vậy, hễ phát hiện thấy cung phi nào có thai bà ta liền sai người lấy cớ giúp an thai để bắt uống thuốc phá thai.

Võ Tắc Thiên - Nữ Hoàng đế duy nhất lịch sử Trung Quốc

Võ Tắc Thiên [625-705], hoàng hậu của Hoàng đế Đường Cao Tông và là vị hoàng hậu đầu tiên, duy nhất lịch sử Trung Quốc cai trị đất nước như một vị hoàng đế. 

Bà được người đời đánh giá là nữ chính trị gia, chiến lược gia kiệt xuất có sự đóng góp thúc đẩy nền kinh tế, chính trị và văn hóa thời Đường thịnh vượng. Đồng thời ổn định biên cương triều chính vững mạnh lúc bây giờ. 

Cùng với Từ Hy Thái Hậu, bà được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất đế quốc Trung Hoa. Song bà vẫn để lại tiếng xấu, độc ác có tiếng với người đời: Giết con, trộn xác tình nhân với bùn để phi tang…

Thái Hậu Từ Hy - Người phụ nữ quyền lực nhất triều đại nhà Thanh

Trong lịch sử Trung Quốc, Thái Hậu Từ Hy [1835 - 1908] là một trong những người phụ nữ có nhiều quyền lực nhất. 

Thái Hậu Từ Hi đã hỗ trợ ba vị hoàng đế kế tiếp là chồng và con trai của bà, đồng thời nắm giữ và kiểm soát chặt chẽ triều đại nhà Thanh Trung Quốc trong 47 năm từ năm 1861 đến khi qua đời vào năm 1908. Khép lại thời kỳ “nữ nhân nhiếp chính” trong lịch sử phong kiến Trung Quốc

>>> Xem thêm : Bật mí 12 điều thú vị về đất nước Trung Quốc

Hoàng hậu Lã Trĩ - Người phụ nữ độc ác nhất

Lã Trĩ, Lã Thái Hậu là vị hoàng hậu duy nhất của Hán Cao Tổ Lưu Bang, hoàng đế sáng lập nên triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà là hoàng hậu đầu tiên của nhà Hán đồng thời cũng là vị hoàng hậu chính thức đầu tiên lịch sử Trung Quốc. 

Sau khi Hoàng đế Hán Cao Tổ băng hà, bà tiếp tục đăng ngôi vị Hoàng thái hậu nắm quyền triều chính 15 năm.

Bà được người đời nhận xét là vị hoàng thái hậu có lòng dạ độc ác nhất. Bà đã ra tay giết hại vô số hoàng tử. Trong sự kiện Nhân Trư đối với Thích Phu nhân - một phi tần của Lưu Bang bà cho người chặt toàn bộ tay chân Thích phu nhân, đốt tai, móc mắt, bắt uống thuốc thành câm, hành hạ dày vò cho đến chết. 

Trưởng tôn hoàng hậu - Người phụ nữ đức hạnh nhất

Người xưa có câu “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” có lẽ nếu không có một chỗ dựa vững chắc sau lưng, chúng ta sẽ khó có thể thấy được một triều đại nhà Đường thịnh vượng nhất lịch sử Trung Hoa xưa nay. 

Trưởng Tôn hoàng hậu tên thật là Trưởng Tôn Thị [601-636], có xuất thân cao môn, gia thế họ Trưởng Tôn. Cha bà là tướng quân Trưởng Tôn Thịnh - Kiêu Vệ tướng quân nhà Tùy có nhiều chiến công hiển hách. 

Sinh trưởng trong một gia đình danh tướng, từ nhỏ bà đã được rèn giũa trong sự nghiêm khắc và thừa hưởng bản lĩnh của con nhà võ.

Bà được người đời nhớ đến là hình ảnh người phụ nữ khéo léo và đức hạnh nhất. Với phẩm hạnh cao cả, trái tim đầy nhân từ mọi chuyện trong hậu cung đều được sắp xếp và xử lý đâu ra đó, hiếm khi có lục đục nội bộ khiến Hoàng đế Đường Thái Tông phải tức giận.

Văn Hiến Hoàng Hậu hay còn được gọi là độc cô hoàng hậu là vị hoàng hậu duy nhất thời Tùy Văn Đế Dương Kiên. Đây cũng chính là vị hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Với xuất thân danh giá, Văn Hiến Hoàng Hậu đóng vai trò to lớn, tạo nên giai đoạn Khai Hoàng chi trị lừng lẫy.

Tuy vậy, bà vẫn tạo nên tai tiếng không hay với người đời. Vị hoàng hậu này được nhận xét là độc đoán, tàn nhẫn bà đã ra tay sát hại Uất Trì Thị, cháu gái của Uất Trì Huỳnh và không có Tùy Văn Đế lập thêm bất cứ phi tần, thê thiếp nào.

Đến những năm cuối đời, bà mới ủng hộ việc Phế Trưởng lập thứ, hạ bệ con trai cả là Thái tử Dương Dũng để con trai thứ Tấn vương Dương Quảng. Đây cũng chính là nguyên nhân cho sự diệt vọng của triều đại nhà Tùy sau này.

>>> Xem thêm : 10 phong tục độc lạ chỉ có tại Trung Quốc

Tiêu Xước - Thái hậu của nước Đại Liêu​

Tiêu Xước [985-1009], người tộc Khiết Đan, là Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu và chính trị gia nổi tiếng triều Đại Liêu do người Khiết Đan kiến lập. 

Vì Liêu Cảnh Tôn Hoàng đế đau yếu thường xuyên, Tiêu hoàng hậu thường phải phụ giúp việc triều chính. Khi chồng qua đời, bà mới 30 tuổi và tiếp tục ổn định tình hình triều chính để giúp Hoàng đế là con trai bà mới 13 tuổi. Năm 1004, bà ký hiệp ước hòa bình Tống - Khiết Đan. Tới năm 1009, vị Hoàng thái hậu này trả lại quyền triều chính cho con trai.

Thời kỳ bà nhiếp chính cũng được người đời đánh giá là giai đoạn lừng lẫy triều đại Khiết Đan trong lịch sử. 

Hoàng hậu Đậu Y Phòng - Hoàng hậu của Hán Văn Đế

Đậu Y Phòng [205-129 trước Công nguyên], vốn có xuất thân bình dân người Quan Tân, Thanh Hà, nước Triệu nhưng bà sở hữu vẻ đẹp vô cùng xinh đẹp. 

Mười mấy tuổi nàng đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, nhan sắc kiều diễm yểu điệu thướt tha và được tuyển chọn làm cung nữ cung Trường An. \

Sau đó nhờ trí thông minh, khéo léo và nhan sắc xinh đẹp bà trở thành người phụ nữ xuất sắc phò trợ ba đời hoàng đế thịnh trị giang sơn Đại Hán. Dưới sự điều hành của 

Hoàng hậu Lý Trang [1613-1688], trải qua ba đời hoàng đế, giúp lập nên hai đời được người đời ca ngợi bởi tài năng và sự nhân từ đức độ, không buông rèm nhiếp chính, âm thầm trợ giúp đắc lực Hoàng Đế Thuận Trị, Khang Hy trị vì giang sơn.

Hoàng Thái Cực - Hoàng đế Sung Đức qua đời do lâm bệnh khi chưa chọn được Thái tử, triều đình rối loạn trong cảnh tranh quyền đoạt ngôi. Theo sự sắp đặt điều đình hợp lý của Lý Trang, con trai bà lên ngôi và trở thành Hoàng đế Thuận Trị. Tuy không thật sự chăm chỉ, trẻ người mới chỉ 6 tuổi kết hợp sự đốc thúc, chỉ dẫn Thái hậu Lý Trang, Hoàng đế cũng học hành thành tài, góp lớn cho việc triều chính. 

Âm Lệ Hoa là vị hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Bà được biết đến trong lịch sử Trung Hoa là người phụ nữ xinh đẹp, nhu mì và cực kỳ nhân hậu. Khi thành lập triều Đông Hán, Hán Quang Vũ Lưu Tú muốn lập bà làm hoàng hậu. Bà từ chối và cho rằng Quách quý nhân giữ chức hoàng hậu sẽ giúp vua củng cố sức mạnh, hơn nữa Quách quý nhân đã sinh được Hoàng Tử. 

Không màng tư lợi với tấm lòng trọng xã tắc Âm Lệ Hoa chấp nhận làm “thiếp” trong suốt 16 năm cuộc đời. 

Năm thứ 17, Vua phế Quách hoàng hậu và đưa bà lên đương nhiệm chức Hoàng Hậu trong suốt 24 năm. Khi mất đi, để ghi nhớ công ơn bà được chôn cùng lăng mộ Hoàng đế Lưu Tú. Sử sách vẫn truyền nhau ca ngợi bà từ bao đời “hữu ái thiên chí” nhân ái lương thiện vô cùng không muốn làm đau, hại người khác. Người đời tôn trọng luôn dành sự tôn trọng cho bà, một vị hoàng hậu nhân hậu đúng mực… 

Mã Tú Anh được sinh ra trong thời kỳ phụ nữ phải bó chân mới trở thành “cành vàng lá ngọc”. Nhưng bà nhất quyết không chịu thực hiện nên người đời vẫn gọi bà là “Mã chân to”. Năm 21 tuổi bà lấy Chu Nguyên Chương làm chồng. 

Mã Tú Anh được người đời ghi nhớ là người nhân từ, giản dị và lương thiện. Với tấm lòng thương dần, bà sẵn sàng lên tiếng khuyên nhủ Minh Thái Tổ khi có hành động bạo chính, cứu mạng nhiều trung thần. 

Đối với mọi người, bà luôn giữ mối quan hệ rất khéo và luôn đặt ra quy tắc cho mình “khoan với người, nghiêm với mình” xử lý mọi việc. Mỗi hành động của bà đều nhận được sự tôn trọng từ hoàng đế

Video liên quan

Chủ Đề