Những nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi phát hiện thì cũng là lúc bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vậy nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng là gì?

Nội dung bài viêt

  • 1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
    • Virus Epstein-barr
    • Uống nhiều bia rượu
    • Hút thuốc lá
    • Ô nhiễm môi trường
    • Ăn nhiều thực phẩm lên men
    • Di truyền
    • Độ tuổi, giới tính
    • “Yêu” bằng miệng
  • 2. Biện pháp phòng tránh bệnh

1. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Virus Epstein-barr

Nghiên cứu trong những năm gần đây, các nhà khoa học cho rằng có sự liên quan giữa bệnh ung thư vòm họng với Virus Epstein-barr EBV. Khi phát hiện ra bộ gen của EBV có trong khối u vòm họng và huyết thanh của người bị ung thư vòm họng.

EBV tìm thấy nhiều trong nước bọt, do đó việc yêu bằng miệng, hôn, dùng chung muỗng, chung dụng cụ vệ sinh cá nhân… có thể lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, EBV chỉ là một trong những yếu tố tác động. Bởi không phải ai đã bị nhiễm EBV thì chắc chắn bị ung thư vòm họng.

Uống nhiều bia rượu

Rượu bia vốn đã được biết đến là nguyên nhân của nhiều bệnh tật nguy hiểm trên gan, tim mạch,… Và đến 1/3 các ca ung thư vòm họng xuất phát từ nguyên nhân này. Dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu bị oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm tổn thương DNA gây ung thư.

Hình ảnh: Uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng [Internet]

Hút thuốc lá

Khi hút thuốc, không chỉ cơ thể người hút mà cả những người xung quanh vô tình hấp thụ hàng trăm hóa chất độc hại như: nicotine, benzene, hidrocarbon, asen,… gây ung thư và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

Ô nhiễm môi trường

Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi: khói động cơ, củi đốt, bụi than, đá, quặng, gỗ,… cũng là một yếu tố nguy cơ cho căn bệnh nguy hiểm này.

Ăn nhiều thực phẩm lên men

Tại sao bị ung thư vòm họng là câu hỏi nhiều người thắc mắc và câu trả lời có thể đến từ những mon ăn thường nhật trong bữa cơm gia đình Việt. Các thực phẩm ngâm muối lâu ngày như cà, dưa, măng, cá ướp muối,… dẫn đến nhiều thành phần bị biến chất. Việc tích tụ nhiều vi khuẩn, nấm mốc, thành phần độc hại là nguyên nhân tiềm ẩn cho nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhất là ung thư vòm họng và dạ dày.

Hình ảnh: Cẩn trọng với thực phẩm lên men [Internet]

Di truyền

Trong quá trình nghiên cứu, người ta đã không tìm thấy gen ức chế u ở những người ung thư vòm họng như những người bình thường khác. Do vậy, nếu như trong gia đình đã có người thân mắc căn bệnh này thì các thành viên khác cũng nên thận trọng.

Độ tuổi, giới tính

Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nhưng có đến 70% ca bệnh nằm trong khoảng 30-55 tuổi. Và tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ khoảng 2,5/1. Sở dĩ như vậy là do nam giới thường tiếp xúc với môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, thói quen hút thuốc, uống rượu bia,… cao hơn nữ giới.

“Yêu” bằng miệng

Ung thư vòm họng nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ “thú vui” khi yêu của không ít người. Không thể phủ nhận ưu điểm tăng sự khoái cảm, phòng tránh thai của cách yêu mới này. Tuy nhiên, những hiểm họa cũng không hề nhỏ. Bạn có thể dễ dàng mắc phải các bệnh da liễu, bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai, virus HPV, mụn rộp sinh dục,…  Nếu không được chữa trị sớm và dứt điểm, biến chứng ung thư vòm họng là điều không thể tránh khỏi. Cũng có không ít trường hợp sau khi loại từ các nguyên nhân khác các bác sỹ điều trị nghĩ nhiều đến ung thư vòm họng vì quan hệ bằng miệng.

Hình ảnh: “Yêu” bằng miệng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe [Internet]

2. Biện pháp phòng tránh bệnh

Ung thư vòm họng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, mà thường là tập hợp của nhiều yếu tố liên quan. Không chỉ nguyên nhân, mà triệu chứng của bệnh cũng không điển hình, dễ nhầm lẫn. Hầu hết các trường hợp đi thăm khám thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh như cà rốt, cà chua, chuối, củ cải, súp lơ, nghệ… thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, loại bỏ tế bào ung thư.
  • Không uống đồ quá nóng: nước quá nóng sẽ làm tổn thương các tế bào ở cơ quan vòm họng và làm tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
  • Hạn chế ăn đồ nướng, chất kích thích: Vòm họng là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi những gì mà chúng ta dung nạp vào. Bên cạnh đó, thực phẩm trong quá trình nướng tiềm ẩn rất nhiều chất gây ung thư.
  • Luyện tập thể dục: nên vận động mỗi ngày khoảng 30 phút để giúp cơ thể, tinh thần thoải mái, đốt cháy mỡ thừa, tăng cường miễn dịch.
  • Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh tai mũi họng
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư thường xuyên nhất là tầm soát ung thư thực quản, ung thư vòm họng…

DS Thu Trang

Chủ Đề