Những yêu cầu khi học trực tuyến

Do đặc thù của dạy học trực tuyến nên khi tiến hành bài giảng, các thầy cô giáo cần xác định rõ mục đích, yêu cầu để lựa chọn trọng tâm kiến thức truyền đạt đến cho học sinh, cần chú trọng đến chất lượng bài giảng nhiều hơn để giúp thầy và trò có những giờ dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Hiện nay, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Từ việc khắc phục những khó khăn gặp phải khi dạy học trực tuyến, các thầy cô giáo cũng cần phải chuẩn bị tốt những điều kiện về phương tiện để phục vụ cho công việc dạy học, dạy trực tuyến sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Để đạt được mục tiêu chất lượng từ mỗi bài giảng, trước hết mỗi thầy cô giáo cần lựa chọn kỹ thuật dạy học trực tuyến. Căn cứ vào đặc thù và điều kiện của học sinh để lựa chọn các phần mềm sao cho phù hợp. Từ đó, kiểm tra tốt hệ thống đường truyền, máy móc và các điều kiện phục vụ cho dạy trực tuyến. Giáo viên cần hướng dẫn phụ huynh, học sinh cách khai thác bài giảng, tài liệu, câu hỏi, bài tập gửi qua Email, Zalo, facebook… để sau mỗi bài giảng, học sinh có được tài liệu để thực hành thêm ở nhà.

Trước khi tiến hành bài giảng, mỗi thầy cô giáo phải xác định mục tiêu cần đạt trong bài giảng, xác định trọng tâm kiến thức hay kiến thức cơ bản cần truyền đạt đến học sinh. Do điều kiện thời gian, yếu tố tương tác nên trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên không thể dạy hết các đơn vị kiến thức trong bài mà cần chú trọng đến kiến thức trọng tâm, lược bỏ những phần không nhất thiết phải dạy trong bài.

Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến, các thầy cô giáo nên dựa trên hai tiêu chí, đó là kiến thức trọng tâm cần bồi dưỡng thêm và kiến thức trọng tâm cần phụ đạo thêm cho học sinh. Muốn làm được việc này, giáo viên phải nắm bắt được lực học của học sinh lớp mình đang dạy, phân loại học sinh thành hai đối tượng là học sinh khá, giỏi và học sinh yếu kém để từ đó, giáo viên thiết kế những đơn vị kiến thức cơ bản phù hợp với cả hai đối tượng.

Để dạy học trực tuyến được khoa học, học sinh dễ tiếp nhận, các thầy cô giáo nên xây dựng các chuyên đề dạy học theo đơn vị lớp, cấp học để tạo thành một bài giảng mang tính hệ thống kiến thức. Trong đó, chú trọng đến dạy củng cố, ôn tập kiến thức cơ bản của bài, sau đó dạy thực hành thông qua hệ thống bài tập với các cấp độ kiến thức.Giáo viên có thể đưa vào bài giảng những trò chơi liên quan đến kiến thức để tạo cho bài học sự sinh động, phát huy tính tích cực của học sinh. Các bài giảng cần lưu lại để đáp ứng nhu cầu tổng hợp kiến thức, lưu giữ làm tư liệu của phụ huynh và học sinh.

Song song với dạy kiến thức trọng tâm, các thầy cô giáo cần đan xen dạy kỹ năng làm bài cho học sinh. Phần dạy kỹ năng có thể lồng ghép vào nội dung dạy phần thực hành sau mỗi bài giảng hoặc phần chữa bài tập. Trên thực tế, kỹ năng làm bài là nội dung quan trọng để quyết định kết quả học tập của học sinh, nhất là ở các bài thi trong các kỳ thi.

 Trên cơ sở kiến thức cơ bản của bài học, mỗi học sinh cần xác định nội dung nào, phần nào cần củng cố, nâng cao, phần nào cần phụ đạo thêm, những kỹ năng nào còn thiếu hụt khi làm các dạng bài. Đồng thời, để bài giảng đạt hiệu quả về chất lượng thì ý thức tự giác học tập của học sinh là rất quan trọng, mang yếu tố quyết định. Mỗi em học sinh cần xác định tâm thế, tư tưởng, tác phong học tập ở nhà cũng như đang học tập ở trường. Sau mỗi bài giảng, các em cần khai thác hệ thống tư liệu, câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của thầy cô giáo. Tăng cường tương tác với thầy cô giáo và bạn bè trong lớp để chia sẻ những khó khăn khi ôn tập.

Sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh sẽ là những yếu tố quan trọng để mỗi bài giảng trực tuyến thực sự giúp ích hiệu quả cho quá trình học tập của học sinh.

Tham khảo thêm:

7 phần mềm miễn phí trong lớp học dành cho giáo viên

Hướng dẫn sử dụng Công cụ lớp học Google Classroom

Cẩm nang dạy học – Theo báo Dân tộc

Để phù hợp với tình trạng dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Thì việc học trực tuyến thay thế cho học trực tiếp đang được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo an toàn. Vì vậy, hiện nay việc dạy học trực tuyến qua các ứng dụng online đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ và nhiều thầy cô vẫn còn chưa quen nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Để giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc dạy học trực tuyến. Dưới đây Ngọc Thiên đã tổng hợp các bước mà giáo viên cần thực hiện trong dạy học trực tuyến.

Dạy học trực tuyến là gì?

Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải tới trường học.

Các bước giáo viên cần thực hiện trong dạy học trực tuyến

Xem lại giáo trình giảng dạy trước khi vào buổi học trực tuyến

Việc giảng dạy trực tuyến sẽ không có nhiều thời gian như một tiết học trên lớp. Vì vậy việc xem lại giáo án là một điều cần thiết để các thầy cô chắt lọc lại những nội dung quan trọng và cần ưu tiên khi dạy học. Bên cạnh đó, thầy cô cũng sẽ nghĩ ra được phương pháp nào để giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

Lựa chọn không gian, trang phục phù hợp cho buổi dạy học trực tuyến

Không gian xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần dạy học cũng như là khả năng tập trung. Do đó bạn nên lựa chọn nơi nào thật yên tĩnh, ít người qua lại.

Chuẩn bị trang phục lịch sự. Ngoài ra, bài giảng có thể được lưu lại và chia sẻ với nhiều người trên mạng xã hội, nên trang phục chỉnh tề rất cần thiết.

Biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ, ứng dụng dạy học thành thạo

Để có giờ dạy học trực tuyến hiệu quả cao, giáo viên phải thực sự làm chủ được các ứng dụng; thiết bị công nghệ như webcam, loa, mic, tai nghe,… Bởi lẽ môi trường tương tác trên nền tảng online khác xa với hình thức dạy học truyền thống. Với tư cách là người dạy, bạn cần biết sử dụng các phần mềm để tạo ra một giờ học thú vị, thu hút và tương tác một cách tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra, nắm vững các kiến thức về công nghệ cũng giúp bạn khắc phục được những sự cố phát sinh trong quá trình dạy học trực tuyến.

Xem thêm các thiết bị hỗ trợ dạy học: Webcam, Loa tại đây

Lựa chọn các phần mềm dạy học phù hợp

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Tuy nhiên chúng ta cần phải lựa chọn được phần mềm nào đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của môn học và cơ sở vật chất giáo dục hiện có của mình. Mỗi phần mềm sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà chúng ta phải xem xét để có lựa chọn phù hợp nhất.

Các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay

Zoom: Ứng dụng Zoom là phần mềm dạy học online đang được nhiều giáo viên lựa chọn nhất hiện nay. Vì nó mang lại hiệu quả cao trong việc giảng day. Bên cạnh đó còn dễ dàng sử dụng cho cả giáo viên và học sinh của bạn.

Xem chi tiết về phần mềm Zoom: Tại đây

Kahoot: Bằng cách sử dụng Kahoot, giáo viên có thể kiểm tra quá trình học tập của học sinh thông qua một bài kiểm tra rất thú vị. Kahoot khá phù hợp để sử dụng trong thời gian học tập tại nhà.

Google Classroom: Thầy cô có thể tạo các lớp, giao bài tập cho học sinh làm, và giao hạn thời gian nộp bài cho học sinh qua google classroom. Gửi phản hồi về bài tập đã hoàn thành và xem mọi thứ ở một nơi rất tiện lợi. 

Thiết lập một số nội quy trong lớp học trực tuyến

Xây dựng quy tắc trong lớp học trực tuyến là điều vô cùng cần thiết, giúp cho việc quản lý lớp học hiệu quả hơn. Trong lớp học online, giáo viên có thể thiết lập các quy tắc, chẳng hạn như: bật camera trong giờ học, tắt mic để giảm tiếng ồn, hoàn thành cuộc thảo luận trước thời gian cho phép, vào lớp đúng giờ,….

Tạo cảm giác thoải mái giữa giáo viên và người học

Không giống như cách dạy truyền thống, do vậy mà người dạy trực tuyến cần bỏ qua tâm lý ngại ngần khi nói chuyện một mình. Luôn đặt những câu hỏi giúp cho học sinh có thể đặt câu hỏi lẫn nhau; và khơi gợi cuộc thảo luận sôi nổi hơn. Để tạo cho học sinh cảm giác hứng thú thoải mái hơn khi học.

Lưu ý về tốc độ giảng bài

Tốc độ nói vừa phải, không nên nói nhanh. Vì chất lượng đường truyền internet có thể không tốt; do vậy mà nếu nói nhanh người học đôi khi không thể nghe rõ; và hiểu ý thầy cô truyền đạt. Nên để từng em học sinh phát biểu một tránh trường hợp nhiễu tiếng ồn; và học sinh khác không biết được bạn nào đang trình bày.

Thúc đẩy tinh thần xây dựng bài của người học thông qua các cuộc thảo luận nhóm

Theo dõi tất cả những học sinh nào không đóng góp ý kiến hay chỉ im lặng cần có những câu hỏi cởi mở hơn. Hay thăm dò xem học sinh cần giải đáp vấn đề gì. Tạo ra các cuộc thảo luận nhóm để khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh như: thảo luận nhóm; đăng bài giảng, phân công tài liệu đọc,… Và đưa ra hình thức cộng thêm điểm cho những ai tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm; hoặc nhóm nào hoàn thanh bài tập tốt và nhanh nhất. Điều này giúp cho học sinh thích thú hơn; tạo nên tinh thần phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn. 

Đánh giá sau mỗi bài học trực tuyến

Đây được coi là bước rất quan trọng và không thể nào thiếu trong dạy học trực tuyến. Bởi sau đó sẽ đánh giá được phương pháp giảng dạy có hiệu quả hay phù hợp không, người học có thực sự tự giác và thích thú bài học không. Nhờ đó, bạn có thể có định hướng cải thiện hữu ích cho những lần học trực tuyến sau.

Ghi nhận thành tích của học sinh

Khi học sinh của bạn tham gia, làm việc và học tập hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhận các thành tích của họ. Việc thông báo cho học sinh của bạn biết rằng họ đang đi đúng hướng là điều tốt. Và tạo động lực cho họ cố gắng hơn vào các tiết học khác.

Lưu trữ lại bài giảng

Việc học trực tuyến trong nhiều giờ liền đôi khi người học có thể mất tập trung. Do vậy, lưu giữ lại các bài giảng trong khi dạy trực tuyến giúp người học có thể xem lại phần kiến thức nào chưa rõ khi cần. Nhờ vậy mà chất lượng dạy và học được cải tiến hơn.

Kết luận:

Nhìn chung, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được liệu hình thức dạy học trực tuyến có thực sự trở thành xu thế trong tương lai hay không. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid như hiện tại; thì phương pháp dạy học trực tuyến này vẫn đã và đang đem lại những hiệu quả nhất định. Trên đây là các bước giáo viên cần thực hiện trong dạy học trực tuyến mà Ngọc Thiên đã tổng hợp. Mong bài viết này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho quý thầy cô.

Thông tin liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NGỌC THIÊN

Tel: 028 777 98 999 – Hotline: 1900 099 978

Email: [email protected]

Website: thietbihop.com

Video liên quan

Chủ Đề