Nộp tiền thanh lý tài sản nhà nước

Tiếp tục chương trình làm việc buổi sáng 10.1, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, UBTVQH cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước [sửa đổi].

Trình bày Báo cáo phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý những vấn đề lớn và những vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước [sửa đổi], Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, về xử lý nguồn thu, nhiều ý kiến đề nghị rà soát lại một số điều khoản trong dự thảo Luật để bảo đảm các khoản thu, chi thuộc ngân sách phải được dự toán, đặc biệt những điều khoản liên quan đến thanh lý, bán tài sản, điều chuyển tài sản nhà nước. Có ý kiến cho rằng, các Điều 47, 62, 87, 104,  114, 121 và các điều khoản khác có quy định nộp vào tài khoản tạm giữ và cho phép sử dụng chi cho nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách là trái với quy định của Luật Ngân sách nhà nước [NSNN] và Hiến pháp năm 2013.

Về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thanh lý, điều chuyển tài sản, bồi thường xử lý đất đai... tại cơ quan nhà nước, hiện ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Cơ quan soạn thảo còn khác nhau. Đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị quy định theo hướng, toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào NSNN, nguồn chi phí trang trải cho việc xử lý tài sản do NSNN bố trí trong dự toán của cơ quan theo quy định của pháp luật về ngân sách. Việc quy định như trên sẽ bảo đảm các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Trong khi đó, ý kiến của Cơ quan soạn thảo đề nghị quy định theo hướng: Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản, được nộp toàn bộ vào NSNN…


Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu  phát biểu tại phiên họp thứ 6 - Ảnh: Quang Khánh

Theo dự thảo Luật, việc lập dự toán thường được tiến hành vào cuối năm của năm trước, còn việc xử lý thanh lý điều chuyển tài sản… thì có thể thực hiện bất kỳ lúc nào nếu thấy cần thiết. Cho rằng quy định này chưa hợp lý, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị cần quy định trong Luật để bảo đảm việc chi hợp lý, sát thực tế, tránh tiêu cực, còn sau đó thì mới nộp vào ngân sách.  

Theo Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, tất cả các khoản thanh lý, xử lý tài sản đều phải nộp vào Kho bạc nhà nước tạm giữ, sau đó mới trừ đi chi phí, còn lại bao nhiêu sẽ nộp vào ngân sách.

Cùng quan điểm này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, để bảo đảm quản lý được và bảo đảm nguyên tắc tất cả các khoản chi đều phải có dự toán, thì tiền phải gửi vào Kho bạc sau đó lập dự toán chi bao nhiêu thì cơ quan có thẩm quyền duyệt dự toán đó, khi ấy mới chi, và số còn lại thì phải nộp vào ngân sách. Cần cụ thể hóa rõ nguyên tắc này trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách và Cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung thẩm quyền của UBTVQH trong việc khoán kinh phí xe ô tô đối với các ĐBQH chuyên trách và thay thẩm quyền của Bộ Tài chính bằng thẩm quyền của Chính phủ trong xác định mức khoán kinh phí, thanh toán kinh phí khoán sử dụng tài sản công của các đối tượng khác. Không tán thành với tiếp thu của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về việc "bổ sung thẩm quyền của UBTVQH trong việc khoán kinh phí xe ô tô đối với các ĐBQH chuyên trách", Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu bày tỏ quan điểm: Chính phủ là cơ quan quản lý thống nhất về chế độ, định mức, mua xe, riêng khoản khoán kinh phí xe chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong ngân sách, do vậy nên giao cho Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất.

Hà An

Tài sản khi hết hạn sử dụng doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh lý tài sản cố định. Trong trường hợp này hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những gì. Kế toán thực hành Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc cách hạch toán và làm thủ tục thanh lý tài sản cố định cụ thể tại đây.

>>>xem thêm: Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị có được đem góp vốn kinh doanh

Tài sản cố định hư hỏng, lỗi thời, hết giá trị sử dụng phải tiến hành làm thủ tục thanh lý tài sản cố định để nhượng bán hoặc hủy bỏ không sử dụng tài sản này nữa. Quy trình làm hồ sơ thanh lý TSCĐ được tiến hành làm hồ sơ và thanh lý TSCĐ hữu hình như sau.

I. Hồ sơ và thủ tục làm thanh lý tài sản cố đinh hữu hình

1. Hồ sơ làm thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm có

Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định phải tiến hành lập hội đồng xác định giá TSCĐ, tiến hành lập quyêt định làm thanh lý tài sản cố định, làm quyết định thanh lý tài sản cố định giây tờ cần có như sau:

  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
  • Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định

2. Thủ tục làm thanh lý tài sản cố định

Khi tiến hành làm thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê TSCĐ, lập giấy tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
  • Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
  • Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

 Thủ tục thanh lý tài sản cố định với hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng [hoặc phó] bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý

+  Hiểu biết đầy đủ về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

+  Phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.

Bước 4:  Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ tưởng đơn vị trình thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.

Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.

Thủ tục thanh lý tài sản cố định áp dung với những tài sản cố đinh hữu hình hết giá trị sử dụng 

II. Hướng dẫn hạch toán theo thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình

Thanh lý tài sản cố định hữu hình được quy định tại điểm 3.2 Khoản 3  Điều 35 của TT  200/2014/TT-BTC  như sau: Học kế toán thuế

Dựa vào các biên bản giao nhận, thanh lý chứng từ liên quan đến hoạt động thu chi, thực hiện thanh lý TSCĐ chia ra các trường hợp cụ thể như sau: tài sản cố định, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

TH1: Thanh lý tài sản cố định dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh

Thực hiện phản ánh khoản thu về thanh lý tài sản cố định mang lại

Nợ TK 111, 112, 131,…

       Có TK 711 – Thu nhập khác [giá bán chưa có thuế GTGT]

       Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp [33311]

Xuất hiện chi phí phát sinh cho với hoạt động thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [2141] [giá trị đã hao mòn]

Nợ TK 811 – Chi phí khác [giá trị còn lại]

      Có TK 111, 112,….[tổng giá thanh toán]

Kế toán phải thực hiện ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình như sau:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định [Giá trị hao mòn]

Nợ TK 811 – Chi phí khác [Giá trị còn lại]

      Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình [Nguyên giá]

TH2:  Thực hiện thanh lý  tài sản cố đinh hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

 Dựa vào biên bản giao nhận kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ [giá trị còn lại]

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị đã hao mòn]

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [nguyên giá].

  • Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112,…

      Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [3331] [nếu có]

  • Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 111, 112 …

TH3:  Nếu thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa , phúc lợi

Thủ tục thanh lý tài sản cố định dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ đê ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi như sau: 

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3533] [giá trị còn lại]

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị đã hao mòn]

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [nguyên giá].

 Doanh nghiệp thời phản ánh doanh thu về thanh lý TCSĐ Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ TK 111, 112,…

      Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3532]

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [3331] [nếu có].

  • Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3532]

      Có các TK 111, 112…

Trên đây là thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định dưới đây:

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về kế toán, hãy tham gia ngay lớp học kế toán tại Lê Ánh để được hướng dẫn chi tiết.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: hạch toán tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định hữu hình hạch toán như thế nào

Video liên quan

Chủ Đề