Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Quê Hương – Tế Hanh – Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Quảng cáo

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Cập nhật lúc 12:54, Monday, 25/04/2011

[QNĐT]- Miền quê “cách biển nửa ngày sông”, chính là làng Đông Yên, quê hương nhà thơ Tế Hanh, một cù lao sông nước đẹp như tranh thuỷ mặc, nằm về mạn hạ lưu sông Trà Bồng, phía đông huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Con sông Trà Bồng biếc xanh, khởi nguồn từ vùng núi cao phía tây chảy êm đềm về đông, dọc các huyện Trà Bồng, Bình Sơn, rồi đổ ra biển ở cửa Sa Cần. Gần về phía cửa sông, dòng nước nhẫn nại hàng vạn năm mang phù sa bồi đắp thành một tam giác châu nghiêng ngả bóng tre, xanh mướt đồng dâu, bãi cỏ.

Dân gian quen gọi cồn đất sông bồi ấy là Cù lao Bình Dương. Lần theo ghi chép trong gia phả của các dòng họ sở tại, từ cuối thế kỷ XV, một nhóm cư dân Việt làm nghề chài lưới đã đến đây khai mở, định cư, kiến lập nên hai làng Đông Yên và Mỹ Huệ.

Ngôi nhà – vườn xưa của nhà thơ Tế Hanh.
Sông vây bọc “cách biển nửa ngày sông” nhưng một phần lớn cư dân Bình Dương lại sống với nghề đánh cá biển. Cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Tế Hanh [1921 – 2009], đã viết bài thơ nổi tiếng “Quê hương” với hai câu thơ mở đầu diễn tả sinh động, chính xác cảnh quan độc đáo của  làng chài quê ông:

Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.


Sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội làng Đông Yên mang đậm nét văn hoá biển trên nền dung hợp các yếu tố văn hoá tâm linh người Việt, người Chăm, tín ngưỡng Phật giáo Đông Nam Á. Điều lý thú là, đến nay, mặc cho những biến thiên của thời gian, binh hoả và nhiều tác động xã hội khác, người dân Đông Yên vẫn bảo lưu gần như trọn vẹn những sinh hoạt lễ hội, văn hoá có từ bao đời và lưu truyền vững bền cho các thế hệ.

Ở đây trong các cuộc hát múa bả trạo, tấu nhạc bát âm, hò hát giao duyên,... người già thường chỉ đóng vai trò chủ xướng nghi lễ, hướng dẫn, truyền dạy; còn người tham gia trực tiếp hầu hết là hạng trung niên, trai tráng và các cháu thiếu niên - học sinh.

Sông nước Đông Yên
Chỉ là một làng nhỏ, nhưng quê hương Đông Yên đã sinh ra khá nhiều nhân vật lịch sử - văn hoá nổi tiếng như Trấn Quận công Trần Công Hiến, các võ tướng Vũ Đình Dũng, Vũ Đình Hùng, các nhà yêu nước Trần Tố, Trần Nghĩa, Phạm Xuân Nghi, các nhà thơ Tế Hanh, Phan Minh Đạo, GS - Nhạc sĩ - Tiến sĩ Thế Bảo, GS - Tiến sĩ Lê Minh Triết, nhà cách mạng Huỳnh Tấu, các tướng lĩnh QĐNDVN Đàm Y Thanh, Lê Đình Yên... Làng Đông Yên phong cảnh đẹp như một bức tranh sông nước hữu tình, bốn mùa sóng sông, gió biển. Trai làng Đông Yên giỏi nghề biển, thân hình vạm vỡ, ngực căng đầy, da sạm nắng. Con gái Đông Yên nhu mì, hiền thục, có tiếng nấu rượu ngon và đẹp nhất một vùng. Chất hồn hậu, thiết tha trong thơ Tế Hanh, Phan Minh Đạo; giai điệu nồng nàn, say đắm trong ca khúc Thế Bảo hẳn là có ngọn nguồn từ những “con đường nhỏ chạy lang thang”, từ “mảnh buồm căng như mảnh hồn làng”  [thơ TH] nơi miền quê sông nước Đông Yên.                                                                                       

                    Lê Hồng Khánh

//baoquangngai.com.vn/channel/2047/201104/Mien-que-cach-bien-nua-ngay-song-1989595/

,

Câu `1.`

`-` Trích: Quê Hương của tác giả Tế Hanh.

`-` Tế Hanh [1921-2009]. Tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào thơ mới vào những chặng cuối [1940-1945]. Thơ ông thường giản dị, ông chuyên viết về đề tài quê hương. Bài thơ "Quê Hương" được sáng tác 1939, in trong tập "Nghẹn ngào" và được in lại trong tập "Hoa niên" [1945]. Bài thơ là nỗi nhớ quê hương, tình cảm tha thiết của nhà thơ đối với những cảnh vật, con người và cuộc sống ở quê hương của nhà thơ.

Câu `2.` 

`-` Tác giả giới thiệu về quê hương mình: làm tôi làm nghề chài lưới ở cửa sông, ven biển.

`-` Lời thơ ngắn gọn, nhưng tác giả đã giới thiệu đầy đủ về quê hương mình từ công việc đến vị trí là cửa sông, ven biển của làng tác giả. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, tác giả đã giới thiệu về làng của mình một cách tự nhiên, mộc mạc và chân thành, thể hiện niềm tự hào về làng quê của mình.

Câu `3.` Quê hương của tác giả chủ yếu làm công việc chài lưới truyền thống, bốn bề là sông nước bao quanh và cách xa biển nửa ngày sông.

Câu `4.` 

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông."

Hai câu thơ là bức tranh đậm chất làng quê về những hình ảnh của công việc chài lưới, công việc chài lưới này là nghề truyền thống lâu đời của làng tác giả. Hình ảnh đó đã gợi lên một làng quê đầy vất vả, lam lũ sống bên đầu ngọn gió. Tôi thương biết bao những con người lam lũ vất vả nơi làng quê! Tiếp đến là câu thơ "Nước bao vây cách biển nửa ngày sông" cho ta thấy rõ về vị trí của làng tác giả. Bốn bề là nước bao quanh, bên cạnh đó tác giả lại cho ta thấy rõ khoảng cách là nửa ngày sông - được đo bằng thời gian. Đã tạo nên một không gian quấn quýt, hòa quyện, mênh mông thơ mộng nơi làng chài. 

Video liên quan

Chủ Đề