Nuôi con thuốc độc là gì

Sau khi tìm hiểu thực hư và trao đổi với các chuyên gia y tế, chúng tôi khẳng định “ma thuốc độc” chỉ là hoang tin, lời đồn tai hại gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống vốn đang rất yên bình của người dân Hà Tĩnh.

+ Bài 1: Gia đình mẹ liệt sỹ khốn khổ vì bị nghi nuôi “ma thuốc độc”

+ Bài 2: Tận mắt xem thầy lang bắt "ma thuốc độc" tại Hà Tĩnh

Chưa từng nhìn thấy “ma thuốc độc”

Người dân làng Yên Ngư, xã Xuân Yên khẳng định có “ma thuốc độc”.

Tiếp xúc với chúng tôi, chị Trần Thị Vân [SN 1976, trú làng Yên Ngư, Xuân Yên, Nghi Xuân] một mực khẳng định “ma thuốc độc” là có thật. Chị Vân còn đưa ra dẫn chứng trong nhà có thành viên đã bị mắc, nhưng đã được thầy lang chữa lành.

Hiện tại 2 đứa cháu của chị cũng đang mắc “thuốc độc”. Thế nhưng, khi được hỏi về thuốc độc là loại như thế nào, chị Vân lắc đầu: “Tôi chưa nhìn thấy hình thù nó thế nào”.

Chị Vân kể các triệu chứng người bị mắc bệnh “ma thuốc độc” nhưng lại không biết thuốc độc là gì, màu sắc hay hình thù thế nào.

Tin đồn “ma thuốc độc” đã làm xáo trộn cả vùng quê.

Không chỉ có người dân mà ngay cả những “thầy lang” chuyên hành nghề bắt “ma thuốc độc” cũng không rõ nó là gì. Trong câu chuyện với thầy lang Nguyễn Thị Loan [trú thôn Thành Tiến, xã Xuân Thành – Nghi Xuân], chúng tôi hỏi về “ma thuốc độc” thế nào thì bà này chỉ trả lời quanh co như: Thuốc độc được bỏ vào thức ăn chín hoặc để vào tay vỗ vai người khác nhằm làm cho bị hại mắc nhiều chứng bệnh. Còn về câu hỏi thuốc độc màu gì, hình thù thế nào thì bà Loan không trả lời được.

Những thầy lang “cơ hội” tung tin đồn ma thuốc độc" để bán những gói thuốc không có rõ nguồn gốc như thế này

Rõ ràng, chính những người trong cuộc không biết ma thuốc độc là gì nhưng lại thêu dệt nên những câu chuyện đầy ma mị, truyền tai nhau từ người này qua người khác gây hoang mang dư luận, làm tổn hại danh dự của những người bị nghi oan khiến cuộc sống của họ trở nên điêu đứng mà trường hợp mẹ liệt sỹ Trần Thị Phương [trú làng Yên Ngư, xã Xuân Yên] là một điển hình.

Cơ quan chức năng nói gì về “ma thuốc độc”?

Mang những câu chuyện buồn nói trên trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, được hay, chuyện về “ma thuốc độc” hoàn toàn không có cơ sở mà chỉ là do người dân quá mê tín, tin vào những thầy lang khám bệnh khi không dựa trên cơ sở khoa học. Về việc đồn thổi “ma thuốc độc” ở Nghi Xuân, đơn vị đang cho cấp cơ sở kiểm tra, xem xét.

“Hiện đang là thời điểm giao mùa, nắng gắt gây ra cảm nắng, suy nhược cơ thể [do thiếu nước và muối], đau bụng, viêm họng… Chúng tôi đã khuyến cáo người dân, khi có các triệu chứng bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời. Nếu người dân tin theo các thầy lang, uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc sẽ gây ra hậu quả khôn lường”, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh nói thêm.

Thiếu tá Hồ Công Đạt – Phó Trưởng Công an huyện Nghi Xuân.

Thiếu tá Hồ Công Đạt – Phó Trưởng Công an huyện Nghi Xuân cho biết: “Qua công tác nắm tình hình, chúng tôi đã nắm được một số đối tượng sử dụng việc mê tín dị đoan tung tin về “ma thuốc độc” dẫn đến nhiều người người dân tin theo lời đồn thổi, đến các thầy lang khám chữa bệnh.

Chúng tôi lập tổ công tác điều tra, đấu tranh trực tiếp với các đối tượng hành vi lừa đảo, mê tín dị đoan. Sắp tới sẽ có biện pháp mạnh với những thầy lang hành nghề “bắt ma thuốc độc” trên địa bàn."

Thành Nam - Anh Tấn

Từ những câu chuyện được nghe từ làng Yên Ngư, xã Xuân Yên, nhóm phóng viên nhập vai “thăm” các nhà thầy lang tìm hiểu “nghề” trừ “ma thuốc độc” trên địa bàn huyện Nghi Xuân [Hà Tĩnh].

Bài 1: Gia đình mẹ liệt sỹ khốn khổ vì bị nghi nuôi “ma thuốc độc”

Bài 3: " Ma thuốc độc" chỉ là lời đồn nguy hại!

“Ma thuốc độc” từ thầy mà ra

Thầy lang Nguyễn Thị Loan bắt “ma thuốc độc” cho... phóng viên

Trong vai một người dân đang bị ốm, có triệu chứng đau ngực, khó thở, toàn thân ngứa ngáy, đau khắp cơ thể, tôi cùng 2 người dân trên địa bàn đến nhà thầy lang Nguyễn Thị Loan [trú thôn Thành Tiến, xã Xuân Thành] để chữa chạy.

Chỉ qua ít câu hỏi kèm vài động tác dùng tay xoa đầu, cổ và bụng, thầy lang này kết luận ngay một trong ba chúng tôi đã bị mắc “ma thuốc độc” cách đây khoảng 3 tháng.

Bà Loan còn tung tin, trên địa bàn huyện Nghi Xuân có rất nhiều người dân đã mắc “thuốc độc” và tìm đến nhà bà để chữa trị. Theo bà Loan, cứ vào tháng 7 âm lịch này, số người mắc “thuốc độc” nhiều hơn các tháng khác trong năm, bởi thời điểm này có nhiều ma nên người dân dễ mắc phải.

Khi được hỏi về việc con “ma thuốc độc” như thế nào, bà Loan chỉ trả lời qua quýt là có nhiều loại. Có loại thì bị bỏ vào thức ăn hoặc là mắc bệnh khi bị người khác vỗ vai.

Người đàn ông tên Trường [trú thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên, Nghi Xuân], được biết đến là thầy lang đã “chữa” cho rất nhiều người khỏi bệnh “ma thuốc độc” trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Bỉ ổi hơn, ông Trường còn dùng hình ảnh của anh Lưu Công H. [SN 1992, trú thôn 4, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà] từng bị tràn dịch màng phổi, suy gan, áp xe tinh hoàn, suy đa tạng, đã được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy [TP. Hồ Chí Minh] và Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh điều trị khỏi nhưng lại vu mắc “ma thuốc độc”, được ông chữa trị dứt điểm để lấy lòng tin của người dân.

Người nhà anh H. [người được ông Trường sử dụng ảnh để tuyên truyền mắc "ma thuốc độc"] khẳng định: Bệnh anh H. được các bệnh viện chữa trị khỏi chứ không phải thầy lang.

Ngoài bà Loan và ông Trường, trên địa bàn huyện Nghi Xuân còn có 3 thầy lang khác đang hành nghề bắt “ma thuốc độc”.

Khám bệnh bịp, móc túi người dân

Hầu hết người dân thôn Yên Ngư, xã Xuân Yên cứ mặc định có những triệu chứng ốm, đau ngực, khó thở, toàn thân ngứa ngáy... là nghĩ ngay đến các thầy lang.

Thầy lang Lê Duy Hận và...

...gói thuốc được cho là thần dược chữa “ma thuốc độc”.

Theo chỉ bảo của người dân, chúng tôi đến nhà ông Lê Duy Hận [trú xã Xuân Mỹ]. Sau vài câu hỏi qua loa mà không cần nhìn đến bệnh nhân, ông Hận dùng chiếc kính lúp đưa lên đỉnh đầu rồi rà xuống và kết luận một người phụ nữ đi cùng chúng tôi đã mắc “ma thuốc độc”.

Kết thúc thăm khám, ông Hận lấy gói thuốc màu đen nhỏ bằng hộp diêm bán với giá 100 nghìn và không quên lấy thêm 100 nghìn tiền công khám.

Ông Trường, xã Xuân Liên [Nghi Xuân] đang kiểm tra và...

...bắt “ma thuốc độc” cho người bệnh

Không như ông Hận, ông Trường thôn Cam Lâm [Xuân Liên] có cách chữa “khoa học” hơn là dùng tay bấm huyệt để tìm “ma thuốc độc”. Sau một lúc bấm huyệt cho người bệnh, ông quay sang bảo “ma thuốc độc” chưa lên, phải dùng cây hương, một ít muối trắng trộn tro bếp để bắt. Được “người nhà” đồng ý, ông này đốt cây hương đưa lên đỉnh đầu, liên tiếp vẫy theo từng cây tóc và dùng móng tay nhấn vào da đầu. Khoảng 15 phút sau, khi một chấm trên đỉnh đầu đỏ do móng tay ông Trường tác động lên thì thầy lang liền phán bệnh nhân đã mắc “ma thuốc độc”.

Ông Trường thu 100 nghìn tiền bắt “ma” và dặn trong vòng một tuần liền, ngày nào cũng phải đưa người bệnh đến nhà ông để chữa trị, nếu không bệnh tình sẽ không giảm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Bác sỹ Phạm Thị Hồng Lam – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghi Xuân cho biết: “Với những triệu chứng mà người dân mắc phải có thể do một số căn bệnh như: Đau dạ dày, viêm họng, suy nhược cơ thể... Chúng tôi khuyến cáo người dân hãy đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh; nếu cứ tiếp tục đến thầy lang để khám và lấy những loại thuốc không rõ nguồn gốc thì có thể gây ra những căn bệnh khác rất khó chữa trị”.

[Còn nữa...]

Thành Nam - Anh Tấn

Thành Nam - Anh Tấn

Video liên quan

Chủ Đề