Kê khai giá thuốc là gì

[Luật Tiền Phong] – Để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được về giá thuốc của các cơ sở kinh doanh dược thì các cơ sở này phải thực hiện thủ tục kê khai giá thuốc và đăng ký bản kê khai này tại Bộ Y tế. Vậy trình tự thủ tục cụ thể như thế nào trong bài viết lần này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn. Mời các bạn đón đọc.

Tư vấn thủ tục kê khai giá thuốc 2018

1. Hồ sơ kê khai giá thuốc

Hồ sơ kê khai giá thuốc các bạn cần chuẩn bị bao gồm:

– Bảng kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;

– Bảng kê khai giá thuốc sản xuất trong nước.

Hồ sơ được lập thành 02 bộ:

– 01 bộ gửi Bộ Y tế;

– 01 bộ lưu tại cơ sở.

Giá thuốc kê khai, kê khai lại được tính theo đồng tiền Việt Nam đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

2. Trình tự thủ tục kê khai giá thuốc

– Cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc nộp hồ sơ về Bộ Y tế.

– Bộ Y tế trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc.

– Trong thời hạn 45 ngày đối với trường hợp kê khai giá thuốc Bộ Y tế tổ chức rà soát và công bố giá thuốc kê khai trên Cổng thông tin điện tử.

Trường hợp mức giá kê khai không hợp lý Bộ Y tế phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở kê khai giá xem xét lại mức giá.

– Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản cho ý kiến về mức giá kê khai:

+ Cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai.

+ Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị;

– Đối với hồ sơ kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam:

+ Trong thời hạn 25 ngày Bộ Y tế chức rà soát và công bố giá thuốc kê khai trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

+ Trường hợp cơ sở không chứng minh được mức giá kê khai là hợp lý Bộ Y tế phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở và nêu rõ lý do.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc

Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ:

– Kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam;

– Hồ sơ kê khai giá thuốc sản xuất trong nước.

4. Dịch vụ trọn gói của Luật Tiền Phong

Là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về y tế chúng tôi cung ứng cho quý khách dịch vụ trọn gói bao gồm:

– Tư vấn pháp luật về thủ tục kê khai giá thuốc;

– Hướng dẫn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ theo quy định;

– Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Xử lý các vấn đề phát sinh nếu có;

– Đại diện nhận kết quả và bàn giao lại cho quý khách

Trên đây là tất cả các nội dung mà Luật Tiền Phong muốn tư cho bạn về thủ tục kê khai giá thuốc, nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6289 để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn cụ thể và chi tiết.

====================  

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Hotmail:

Địa chỉ: Tầng 25B1, tòa nhà Bình Vượng, số 200, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược. Trong đó, Nghị định dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc.

Nghị định 54/2017/NĐ-CP dành riêng Chương VIII để quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc. [Ảnh minh họa: KT]

Các biện pháp quản lý giá thuốc được quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP gồm: Kê khai, kê khai lại giá thuốc; niêm yết giá thuốc, quy định về thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đấu thấu mua thuốc, đàm phán giá thuốc và các biện pháp bình ổn giá thuốc.     

Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.

Cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại. Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh dược kiến nghị xem xét lại mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại về mức hợp lý. Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Nghị định cũng yêu cầu các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc.

Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc.

Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.

Thặng số bán lẻ từ 2-15%

Về thặng số bán lẻ của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định quy định:

Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ [%] × Giá mua vào.

Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:         

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%;

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến 5.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến 100.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;

Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%./.

  • Điều 4 Luật giá 2012
    đã biết | Tải về

  • Click để xem thông tin
  • Địa chỉ: 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: [028] 39 30 32 79 [6 lines]
  • Di động: 0906 22 99 66


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật giá 2012

    Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Kê khai giá thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam

Bước 1: Cơ sở kê khai thuốc gửi hồ sơ Kê khai giá thuốc về Cơ quan tiếp nhận

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trả giấy tiếp nhận hồ sơ Kê khai giá thuốc.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận công bố giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử trong vòng 07 [bảy] ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Hồ sơ được đưa ra Tổ chuyên gia về giá thuốc để rà soát tính hợp lý và được đưa ra Hội đồng liên ngành về giá thuốc xem xét trong trường hợp quy định tại khoản 75 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018.

Bước 5: Cơ quan tiếp nhận tổng hợp ý kiến xem xét của Tổ chuyên gia về giá thuốc và Hội đồng liên ngành về giá thuốc [nếu có]:

Thông báo bằng văn bản cho cơ sở kê khai giá xem xét lại mức giá kê khai và nêu rõ lý do đối với các trường hợp mức giá kê khai, kê khai lại không hợp lý.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với các yếu tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp không còn giá trị.

Trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận; qua đường bưu điện; qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến

1. Bảng kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục VII của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP trong trường hợp thuốc nhập khẩu kèm theo Mẫu số 09 Phụ lục VII của Nghị định 54/2017/NĐ-CP

- 07 [bảy] ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định đến ngày Cơ quan tiếp nhận công bố giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử - Trong thời hạn lưu hành của thuốc, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ các nguyên tắc tại Điều 134 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và khoản 74, 75 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP để rà soát hồ sơ kê khai giá thuốc đã nộp, phát hiện hồ sơ kê khai không chính xác, yêu cầu bằng văn bản đối với doanh nghiệp thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với yếu tố hình thành giá trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật. Thời hạn giải quyết được sửa đổi theo quy định tại khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP [từ 45 ngày còn 07 ngày]. Cơ chế quản lý được chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm [Cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó nộp hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc mà không phải đợi cơ quan quản lý công bố giá kê khai, kê khai lại]

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục Quản lý Dược

Công bố giá thuốc kê khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện.

- Khi thuốc đã được cấp số đăng ký [hoặc đã được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu chưa có số đăng ký], cơ sở thực hiện kê khai giá trước khi đưa thuốc ra lưu hành lô hàng đầu tiên trên thị trường Việt Nam.

- Khi có thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược [Thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về thành phần dược chất, dược liệu; hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng các thành phần dược chất, dược liệu có tác dụng; dạng bào chế; đường dùng; cơ sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng, địa điểm xuất xưởng] và trước khi đưa ra lưu hành lô thuốc đầu tiên trên thị trường Việt Nam, cơ sở phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc. 

Video liên quan

Chủ Đề