Ở các nước nói tiếng Anh đơn vị đo nhiệt độ là

Nhiệt độ là một tính chất vật lý tác động thường xuyên, liên tục đến đời sống con người cũng như tất cả các sinh vật, vật chất trên thế giới. Nó là biểu hiện của nhiệt năng, đại diện cho tính chất nóng – lạnh. Quả thực nhiệt độ luôn luôn tồn tại, tác động hàng ngày đến cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, các nhà khoa học đã cho ra đời rất nhiều đơn vị đo để đánh giá trị số tương đối của nhiệt độ. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ °C[độ C] là được áp dụng phổ biến. Vậy, ngoài đơn vị đo này ra còn có các đơn vị đo nào? Có những cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo nhiệt độ nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về các đơn vị đo nhiệt độ nhé!

Nhập số liệu cẩn chuyển đổi ở ô “bên trái” và đọc kết quả bên ô [bên phải].
Nhấn vào nút chuyển đổi để chuyển từ “°C to °F” và ngược lại từ “°F to °C”

Xem thêm: Công cụ chuyển đổi “Inch to mm“

Đơn vị đo nhiệt độ là một biện pháp biểu thị cho giá trị của nhiệt độ[tính chất nóng – lạnh]. Mỗi đơn vị đo nhiệt độ là biểu hiện cho một hệ thống phương pháp quy đổi, tính toán giá trị của nhiệt độ, hay thường được gọi là thang đo. Thiết bị đo đạc nhiệt độ gọi là nhiệt kế[một số có thể gọi là đồng hồ đo nhiệt độ]

.

Các trị số của nhiệt độ ở các đơn vị đo khác nhau thì chúng khác nhau khi cùng một giá trị nhiệt độ đồng nhất. Vì vậy, hệ thống các đơn vị đo hình thành các công thức, bảng chuyển đổi trị số nhiệt độ giữa các đơn vị đo. Ví dụ: 1°F = 17,22°C theo công thức: °F=[°C×1,8]+32.

Vậy, hiện nay có những đơn vị đo nhiệt độ nào thường được sử dụng?

Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về ký hiệu của đơn vị đo nhiệt độ. Ký hiệu của đơn vị đo nhiệt độ gôm ký hiệu nhiệt độ: “°” – độ; và ký hiệu của tên gọi đơn vị đo được ghi liền. Ví dụ: °C, °F.

Các đơn vị đo nhiệt độ Ký hiệu
Độ Celsius °C
Độ Delisle °De
Độ Fahrenheit °F
Độ Newton °N
Độ Rankine °Ra
Độ Réaumr °R
Độ Romer °Ro
Độ Kelvin °K

Hiện nay, trên thế giới vẫn thường áp dụng khá nhiều đơn vị đo khác nhau. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ phổ biến là °C – độ Celsius; Ở Hòa Kỳ lại thường sử dụng đơn vị đo °F – độ Fahrenheit. Câu hỏi được đặt ra là: trên thế giới hiện nay có bao nhiêu đơn vị đo nhiệt độ? Và những đơn vị đo đó là gì? Dưới đây là những đơn vị đo nhiệt độ phổ biến và được biết đến nhiều nhất:

  • Độ Celsius[°C]: Đây là một đơn vị đo nhiệt độ đã quá quen thuộc với người Việt Nam và đa số các quốc gia trên thế giới. Đơn vị đo này đang được sử dụng làm tiêu chuẩn thang đo ở nhiều quốc gia nhất.
  • Độ Delisle ký hiệu là “°De”
  • Độ Fahrenheit ký hiệu là “°F”
  • Độ Newton ký hiệu là “°N”
  • Độ Rankine ký hiệu là “°Ra”
  • Độ Réaumr ký hiệu là “°R”
  • Độ Romer ký hiệu là “°Ro”
  • Độ Kelvin ký hiệu là “°K”. Trước năm 1967, đơn vị đo này được ký hiệu là SI.

Trên đây là các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến hoặc được biết đến nhiều nhất. Bên cạnh đó còn một số đơn vị đo nhiệt độ khác nữa như: độ Wedgwood, đọ Plank,…Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các đơn vị đo nhiệt độ đã được kể trên nhé!

Độ C

Đơn vị đo nhiệt độ Celsius còn được gọi là đơn vị đo bách phân. Tên đơn vị đo này được đặt theo tên nhà thiên văn học người Thụy Điển – người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo nhiệt độ đóng băng – nhiệt độ sôi của nước: Anders Celsius[1701 – 1744]. Cụ thể, ông căn cứ mốc nhiệt độ ở hai trạng thái của nước: nhiệt độ đóng băng bằng 0 và nhiệt độ sôi là 100 để đưa ra thang đo. Hệ thống đo nhiệt độ này được chính thức đưa ra năm 1742.

Hai năm sau, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đưa ra luận điểm đảo ngược lại giá trị [0 độ là nhiệt độ sôi, 100 độ là nhiệt độ đóng băng]. Hệ thống này được gọi là Centigrade – bách phân. Tuy nhiên, luận điểm này không được sử dụng, thay vào đó người ta áp dụng cả thuật ngữ bách phân vào cho hệ thống thang đo của Celsius.

Hiện nay, rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng đơn vị đo °C và hệ thống thang đo Celsius. Việt Nam chung ta cũng là một trong các quốc gia sử dụng đơn vị đo này làm tiêu chuẩn. Tại sao đơn vị đo nhiệt độ Celsius này lại phổ biến đến vậy? Điều này được lý giải rất đơn giản. Luận điểm sử dụng hai mốc giá trị nhiệt độ 0 và 100[số bách phân] để phát triển. Các giá trị nhiệt độ có giá trị nhỏ, dễ nhớ, và có độ chính xác cao.

Đơn vị °F và thang đo nhiệt độ Fahrenheit được ứng dụng khá phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia sử dụng Tiếng Anh khác. Đơn vị đo và hệ thống đo nhiệt độ Fahrenheit được đặt theo tên của nhà Vật lý người Đức: Daniel Gabriel Fahrenheit [1686–1736].

Hệ thống thang đo dựa trên phân tích nhiệt động lực học. Khi được áp dụng theo Celsius gán mốc nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là: 32°F và 212°F. Như vậy, công thức chuyển đổi giữa đơn vị đo °F và °C được đưa ra là: °F=[°C×1,8]+32 hay °C=[°F-32]/1,8.

Một trong những đơn vị đo chúng ta thường nghe nói đến nữa là °K. Nhiệt độ được đánh giá trị số thông qua hệ đo lường Kelvin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối. Điều này không có nghĩa giá trị đo đạc được là chính xác tuyệt đối. Sở dĩ được gọi như vậy bởi 0°K là nhiệt độ thấp nhất mà vật chất có thể đạt tới. Theo nhận định, tại nhiệt độ này mọi chuyển động nhiệt đều dừng lại.

Trong hệ thống thang đo Kelvin, mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước tại 273,16°K, 373.16°K. Như vậy, mỗi 1°K có giá trị bằng 1 °C. Điều khác biệt duy nhất là mốc quy đổi có sự khác nhau.

Trong thực tế đời thường chúng ta rất ít thấy sự suất hiện của thang đo Kelvin. Chúng chỉ thường được áp dụng trong một số lĩnh vực về vật lý nhiệt học hoặc nhiệt động lực học.

Độ K

Đây là một đơn vị đo, hệ thống thang đo nhiệt độ được phát minh bởi Isaac Newton. Newton là một nhà khoa học đại tài, nổi tiếng ở các lĩnh vực thiên văn, vật lý, toán học, giả kim,… Căn cứ theo mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước, thang đo Newton có nhiệt độ đóng băng của nước là 0 °N và nhiệt độ sôi là 33°N.

Hệ thống đơn vị đo nhiệt độ Newton được phát minh khoảng năm 1700, nhưng lại không được ứng dụng nhiều trong thực tại hiện nay. Người ta nhắc đến nó như một đóng góp của Newton cho nhân loại.

Trên đây là một số đơn vị đo nhiệt độ và các trị số nhiệt độ của từng đơn vị đo theo mốc nhiệt độ đóng băng và sôi của nước. Nếu bạn để ý, chúng tôi đã không đưa ra toàn bộ những đơn vị đo. Những hệ thống thang đo nhiệt độ không được phân tích tìm hiểu là những đơn vị không còn được ứng dụng trong xã hội thực tại. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tiếp tục bài viết với “cách quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ”.

Qua bài viết chúng tôi đã khẳng định rằng các đơn vị đo khác nhau là các biểu hiện trị số khác nhau của cùng một giá trị nhiệt độ. Vậy giữa các đơn vị đo nhiệt độ ắt hẳn phải có giá trị tương đương, và có thể quy đổi sang một trị số nhiệt độ của đơn vị đo khác. Quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ bằng cách nào?

Chúng ta cần phải tính ra hệ số giữa các đơn vị đo. Hay nói cách khá, chúng ta cần tìm ra công thức để chuyển đổi nhiệt độ thông qua các trị số nhiệt độ có cùng giá trị nhiệt độ.

Ví dụ: 1°F = 17,22°C; 0°C = 32°F; 100°C = 212°F.

Từ các trị số tương đương như vậy, người ta xây dựng được mối liên hệ được công thức tính, công thức chuyển đổi giữa các đơn vị đo.

Công thức chuyển đổi giữa °C và °F: °F = [°C×1,8] + 32 và °C = [°F-32]/1,8

Công thức chuyển đổi giữa °C và °K: °C = °K – 273,15 và °K= °C+273,15

Bên cạnh sử dụng công thức, chúng ta có thể dùng bảng chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ. Các nhà khoa học đã thống kê và tính toán sẵn các mốc giá trị nhiệt độ thường thấy[nhiệt độ con người, nhiệt nước sôi,…] để đưa ra các trị số của từng đơn vị đo. Tuy nhiên, họ vẫn phải áp dụng các công thức tính toán, hoặc thực nghiệm trong một môi trường tiêu chuẩn. Cũng vì bảng chỉ đưa ra một số mốc giá trị nhiệt độ nào đó nên không phải giá trị nào cũng sẽ xuất hiện trên bảng chuyển đổi. Điều này khá hạn chế cho người sử dụng.

Phát triển công thức trong giai đoạn 4.0, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện, ứng dụng công nghệ chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ. Đơn cử như sử dụng công cụ seach của Google. Các ứng dụng, phương tiện này đã được tích hợp công thức và sử dụng sức mạnh của máy tính tin học để tính toán cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, việc quy đổi thực sự dễ dàng khi có sự hỗ trợ của công nghệ.

Như vậy, chúng ta đã liệt kê được các đơn vị đo nhiệt độ và tìm hiểu về một số đơn vị đo nhiệt độ phổ biến hoặc thường được nhắc đến; cách chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ. Hi vọng bài viết sẽ là một tại liệu tham khảo giá trị cho Quý Vị. Hãy cho chúng tôi những ý kiến đánh giá, bổ sung để góp phần hoàn thiện tài liệu này nhé. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề