Phân biệt các dạng thuốc mỡ sau vệ thành phần và thể chất

Phân biệt các dạng thuốc mỡ sau vệ thành phần và thể chất

Dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da và niêm mạc nhằm gây tác dụng tại chỗ hoặc đưa dược chất thấm qua da và niêm mạc, làm tròn hoặc bảo vệ. Thành phần của thuốc gồm một hay nhiều dược chất, được hòa tan hay phân tán đồng đều trong một hoặc hỗn hợp tá dược, thuộc hệ phân tán một pha hoặc nhiều pha. Tá dược sử dụng có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp, thân dầu hay thân nước. Ngoài ra, trong thành phần tá dược còn có thêm chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất nhũ hóa, chất làm thơm và các chất làm tăng tính thấm của dược chất.

Phân loại:
    Thuốc mỡ (ointments)
    Bột nhão (pastes)
    Kem (creams)
    Gel (gels)

Yêu cầu chất Iượng chung

Độ đồng nhất

Cách thử: Lấy 4 đơn vị đóng gói, mỗi đơn vị khoảng 0,02 g đến 0,03 g, trải đều chế phẩm trên 4 phiến kính. Đậy mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ 2 và ép mạnh cho tới khi tạo thành một vết có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt thường (cách mắt khoảng 30 cm), ở 3 trong 4 tiêu bản không được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8 đơn vị đóng gói. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy không được vượt quá 2 tiêu bản.

Độ đồng đều khối lượng

Đạt yêu cầu Phép thử độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3).

Độ nhiễm khuẩn

Đạt yêu cầu Phép thử giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6).

Các yêu cầu kỹ thuật khác

Thử theo quy định trong chuyên luận riêng.

Bảo quản 

Trong chai, lọ, tuýp kín chế tạo bằng vật liệu phù hợp (kim loại, polymer). Nếu chế phẩm vô khuẩn, cần bảo quản kín, vô khuẩn.

Thuốc mỡ

Định nghĩa

Tùy theo cách phối hợp và sử dụng tá dược, thuốc mỡ được chia ra 3 loại:

Thuốc mỡ thân dầu Thuốc mỡ thân dầu có thể hút (hấp phụ) một lượng nhỏ nước hoặc dung môi phân cực. Tá dược điển hình gồm: Nhóm hydrocacbon no (vaselin, dầu parafin, parafin rắn), dầu, mỡ có nguồn gốc động vật, glycerid bán tổng hợp, sáp và polyalkylsiloxan lỏng.

Thuốc mỡ thân nước Thuốc mỡ thân nước có thể trộn lẫn với nước. Tá dược thường dùng là polyethylen glycol (macrogol, carbowax).

Thuốc mỡ nhũ hóa thân nước


Thuốc mờ nhũ hỏa thân nước có thể hút được một lượng lớn nước và chất lỏng phân cực để tạo thành nhũ tương nước-dầu (N/D) hoặc dầu-nước (D/N), tùy thuộc vào bản chất chất nhũ hóa có trong thành phần tá dược. Chất nhũ hóa cho nhũ tương N/D gồm: lanolin, estc sorbitan (Span), monoglycerid và alcol béo. Chất nhũ hóa cho nhũ tương D/N gồm: Alcol béo Sulfat, polysorbat (Tween), ether hoặc estc của acid béo với polyethylen glycol.

Thuốc mỡ tra mắt

Thuốc mỡ tra mắt là những chế phẩm thuốc mỡ dùng cho mắt chứa một hoặc nhiều dược chất hòa tan hoặc phân tán trong tá dược, được xếp vào nhóm các chế phẩm vô khuẩn. Tá dươc và dược chất dùng cho thuốc mỡ tra mắt phải không bị phân hủy khi tiệt khuẩn bằng nhiệt.
Ngoài các yêu cầu của thuốc mỡ nói chung, thuốc mỡ tra mắt phải đạt các yêu cầu sau:

Thử vô khuẩn

Đạt yêu cầu Thử vô khuẩn (Phụ lục 13.7)

Các phần tử kim loại

Cách thử: Trừ trường hợp có chỉ dẫn riêng, lấy 10 tuýp thuốc, bóp hết thuốc chứa bên trong vào từng đĩa Petri riêng có đường kính 6 cm, đáy bằng, không có các vết xước và các phần tử lạ nhìn thấy được. Đậy các đĩa, đun nóng từ 80 °C đến 85 °C trong 2 h và để cho thuốc mỡ phân tán đồng đều. Làm nguội cho thuốc mỡ đông lại, lật ngược mỗi đĩa, đặt lên bản soi của kính hiển vi thích hợp- Chiếu sáng từ trên xuống bằng một đèn chiếu đặt ở góc 45° so với mặt phẳng của bàn soi. Quan sát và đếm các phần tử kim loại sáng bóng, lớn hơn 50 pm ờ bất kỳ kích thước nào. Không được có quá một tuýp trong 10 tuýp thuốc đem thử chứa nhiều hơn 8 phần từ và không được quá 50 phần từ tìm thấy trong 10 tuýp. Nếu chế phẩm không đạt ờ lần thử thứ nhất, làm lại lần thử thứ hai với 20 tuýp thuốc khác. Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu nếu không có quá 3 tuýp chứa quá 8 phân từ trong mỗi tuýp và tổng số không quá 150 phân tử trong 30 tuýp thử.

Giới hạn kích thước các phần tử

Trải một lượng nhỏ chế phẩm thành một lớp mỏng trên bàn soi của kính hiển vi, phủ phiến kính lên trên và soi. Không được có phần tử nào của thuốc có kích thước lớn hơn 75 µm .

Bảo quản

Trong lọ, tuýp có nắp hoặc nút kín. Để nơi khô mát, tránh ánh sáng. Bao bì đựng thuốc mỡ tra mắt phải bền ờ nhiệt độ tiệt khuẩn và không ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc.

Bột nhão

Bột nhão bôi da là các chế phẩm nửa rắn, chứa một tỷ lệ lớn dược chất rắn phân tán trong tá dược.

Kem

Kem bôi da là những chế phẩm thuộc hệ phân tán nhiều pha, bao gồm: Pha dầu, pha nước và chất nhũ hóa. Kem N/D: Pha nội thân nước, pha ngoại (pha liên tục) thân dầu. Trong thành phần có các chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D như: Lanolin, este sorbitan (Span), monoglycerid và alcol béo.

Kem D N: Pha nội thân dầu, pha ngoại (pha hên tục) thân nước. Trong thành phần có các chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N như: Xà phòng kiềm hóa trị một (natri, kali) 

xà phòng amin (mono, di và triethanolamin), alcol béo sulfat, polysorbat (Tween), ether hoặc este của acid béo với polyethylen glycol.

Gel

Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm thể chất mềm, sử dụng tá dược tạo gel thích hợp.

Gel thân dầu (olcogels): Trong thành phần sử dụng tá dược tạo gel, bao gồm dầu parafin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm hoặc xà phòng kẽm. Gel thân nước (hydrogels): Thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysacarid (tinh bột, tinh bột biến tính, acid alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polymer của acid acrylic (carbomer, carbomer copolymer, carbomer interpolymer, methyl acrylat) và các chất vô cơ (magnesi – nhôm silicat).

VI. THUỐC DẠNG MỀM:

Phân biệt các dạng thuốc mỡ sau vệ thành phần và thể chất

Bao gồm kem, gel, thuốc mỡ, thuốc đạn và các dạng bào chế dùng tại chỗ đặc biệt khác. Các công thức thuốc mềm có nhiều thuộc tính chung bao gồm tính nhất quán, tính đồng nhất của liều lượng, chất bảo quản, cácg dùng và công thức nền tảng của chúng.

Các sản phẩm dạng thuốc mềm được hình thành thông qua các công thức phức tạp có các yếu tố cấu trúc phức tạp. Thông thường, chúng bao gồm hai pha - dầu và nước - một trong số đó là pha liên tục (bên ngoài), và pha còn lại là pha phân tán (bên trong). Hoạt chất thường được hòa tan trong một pha. Trong trường hợp thuốc không được hòa tan hoàn toàn trong một pha, nó được phân tán trong cả hai pha, do đó tạo ra một hệ thống ba pha.

Các sản phẩm được sử dụng tại chỗ qua da được chia thành hai loại chung, một loại cho tác dụng tại chỗ như kem, gel, thuốc mỡ và loại thứ hai là thuốc đặt.

a) THUỐC MỠ, CREAM, GEL

  

Phân biệt các dạng thuốc mỡ sau vệ thành phần và thể chất

Có nhiều cách phân loại các sản phẩm thuốc mềm (thuốc mỡ). Ở một số tài liệu, Dược điển tách riêng các chế phẩm dùng qua da thành từng loại cụ thể, trong đó, thuốc mỡ chỉ là một dạng thuốc dùng theo đường qua da. Chẳng hạn như: Dược điển Mỹ 23 phân loại như sau:

  • Thuốc mỡ (Ointments): Là những chế phẩm có thể chất mềm, dùng bôi ngoài da hoặc niêm mạc.
  • Thuốc mỡ tra mắt (Ophthalmic ointments): Được xếp vào nhóm các chế phẩm dùng cho nhãn khoa (Ophthalmic preparations): Là thuốc mỡ dùng cho mắt, đáp ứng đủ yêu cầu của chế phẩm dùng cho nhãn khoa, được sản xuất trong điều kiện vô khuẩn và thành phẩm phải bắt buộc thử độ vô khuẩn.
  • Kem (Creams): Là dạng thuốc bán rắn, có chứa một hoặc nhiều dược chất được hòa tan hay phân tán vào tá dược thích hợp. Ngoài cách dùng để bôi ngoài da, kem còn được dùng để bôi theo đường âm đạo.
  • Gel (Gels): Dạng thuốc có thể chất mềm, trong đó một hay nhiều dược chất được hòa tan hay phân tán trong tá dược polymer thiên nhiên hoặc tổng hợp.
  • Hệ trị liệu qua da (Transdermal Therapeutic Systems) hay còn gọi là hệ giải phóng thuốc qua da: Là dạng thuốc đặc biệt dùng dán ngoài da (da nguyên lành), được thiết kế sao cho dược chất có thể giải phóng, hấp thu qua da vào hệ mạch theo mức độ và tốc độ xác định.
  • Theo quan điểm hóa lý

Có thể coi thuốc mềm (thuốc mỡ) là những hệ phân tán đồng thể hoặc dị thể, trong đó chất phân tán là một hoặc hỗn hợp được chất, còn môi trường phân tán là một hoặc hỗn hợp tá dược.

Như vậy, có thể phân chia ra:

  • Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán đồng thể (còn gọi là thuốc mỡ 1 pha hoặc dung dịch: Dung dịch thật hay dung dịch keo). Dược chất được hòa tan trong tá dược thân dầu hoặc thân nước. 
  • Thuốc mỡ thuộc hệ phân tán dị thể (còn gọi là thuốc mỡ 2 pha), bao gồm các thuốc mỡ có thành phần gồm dược chất và tá dược không hòa tan vào nhau.Có thể chia thành 3 nhóm:
  • Thuốc mỡ kiểu hỗn dịch: Dược chất rắn đã nghiền, xay mịn được phân tán đều trong tá dược, chẳng hạn: Các bột nhão, thuốc mỡ mềm (mỡ kẽm oxyd 10%, mõ acid crizophanic 5%, mỡ tetrãcyclin 1 %…)
  • Thuốc mỡ kiểu nhũ tương: Dược chất thể lỏng hoặc hòa tan trong một tá dược hoặc một dung môi trung gian, được nhũ hóa vào một tá dược không đồng tan. Loại này chiếm tỷ lệ lớn hiện nay, cả lĩnh vực y học và mỹ phẩm
  • Thuốc mỡ thuộc nhiều hệ phân tán còn gọi là thuốc mỡ nhiều pha. Trong dạng thuốc mỡ này, bản thân tá dược có thể là một nhũ tương, và dược chất ở dạng tiểu phân rắn, mịn được phân tán trong tá dược hoặc cũng có thể được chất gồm nhiều loại với độ tan trong tá dược, dung môi khác nhau hoặc do có thể xảy ra tương kỵ nếu cùng hòa tan trong dung môi…lúc đó sẽ hình thành dạng thuốc mỡ có cấu trúc phức tạp hơn, chẳng hạn: hỗn- nhũ tương, dung dịch- hỗn dịch, hoặc dung dịch- hỗn dịch- nhũ tương. Chẳng hạn như: Voltaren Emugel.

 Theo mục đích sử dụng và điều trị :

  • Thuốc mỡ dùng bảo vệ da và niêm mạc.
  • Thuốc mỡ gây tác dụng điều trị tại chỗ: Sát khuẩn, giảm đau…
  • Thuốc mỡ hấp thu hoặc gây tác dụng điều trị toàn thân: Thuốc có tác dụng phòng bệnh, thuốc mỡ chứa dược chất là các nội tiết tố, dược chất chống sốt rét, chống phân bào, hạ huyết áp…

b) THUỐC ĐẶT, VIÊN NOÃN

Phân biệt các dạng thuốc mỡ sau vệ thành phần và thể chất

Thuốc đặt là một dạng thuốc phân liều dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể nhằm gây ra tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân. Thuốc đặt tồn tại ở thể rắn tại nhiệt độ thường và chảy lỏng ở thân nhiệt hoặc hòa tan trong niêm dịch khi được đưa vào vị trí đặt trong cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí đặt thuốc mà thuốc đặt được phân ra làm 3 loại: thuốc đạn (đặt tại trực tràng), viên noãn (đặt tại âm đạo), thuốc bút chì (đặt tại niệu đạo hoặc các hốc nhỏ hơn). Mỗi loại thuốc đều đa dạng về hình dạng, kích thước và khối lượng như: thuốc hình trụ, hình thủy lôi, hình cầu, hình trứng, … trong đó thuốc đạn hình thủy lôi hay được sử dụng nhất do nó dễ đặt đồng thời sau khi đặt, thuốc khó lọt ra ngoài. Viên noãn và thuốc bút chì chủ yếu để gây tác dụng tại chỗ còn thuốc đạn có thể sử dụng để gây tác dụng điều trị tại chỗ hoặc toàn thân.

ƯU ĐIỂM:

  • Sinh khả dụng cao do có 50-70% dược chất được hấp thu thẳng vào hệ tuần hoàn, tránh bị chuyển hóa lần đầu ở gan.
  • Thuốc đạn an toàn với người sử dụng
  • Thích hợp với dược chất có mùi vị khó chịu
  • Thích hợp với các dược chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày như các NSAID hay các dược chất dễ bị phân huỷ bởi dịch dạ dày.
  • Thuốc đặt phù hợp với bệnh nhân hôn mê hoặc gặp khó khăn khi dùng đường uống, thích hợp với phụ nữ có thai và trẻ em sợ uống thuốc.
  • Dễ dàng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.
  • Thuận lợi trong hấp thu các thuốc protein và peptid
  • Thuốc đạn còn làm tăng hiệu quả điều trị tại chỗ một số bệnh viêm như viêm đại tràng, trĩ, viêm âm đạo, nấm candida âm đạo.

 NHƯỢC ĐIỂM:

  • Nước ta là một nước nhiệt đới cho nên khó khan trong việc sản xuất và bảo quản thuốc đặt
  • Thuốc đặt hấp thu chậm và sinh khả dụng biến thiên khó dự đoán. Chất thải có ảnh hưởng đến cả mức độ và tốc độ hấp thu thuốc.
  • Có thể bị rò rỉ hoặc đẩy thuốc ra ngoài hoặc ra khỏi vị trí sau khi đặt.
  • Thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng, âm đạo hoặc gây cảm giác khó chịu khi đặt, gây kích ứng niêm mạc âm đạo.
  • Tốc độ và mức độ hấp thu thuốc cũng như sự ổn định của thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi pH âm đạo và sự thay đổi của hormone

 ***Bài viết được tổng hợp từ Wiki, Sách Kỹ Thuật Bào Chế Sinh Dược Phẩm của Bộ Y Tế và một số nguồn tin đáng tin cậy khác