Phân tích đây thôn vĩ dạ khổ 3

Đề bài: Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
 

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và khổ thơ cuối

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: Niềm hoài niệm khắc khoải, nghẹn ngào- "khách đường xa, khách đường xa" là tiếng gọi chất chứa bao mặc cảm chia lìa.- Nghệ thuật điệp liên tiếp 4/3 càng nhấn mạnh, gia tăng nỗi cách trở chia li lên gấp nhiều lần, người thương đã trở thành khách đường xa, xa vời, hư ảo.- Khách vốn đã xa vời, hiện vào trong "mơ" lại càng hư ảo- Hình ảnh thơ độc đáo được đặc tả qua chi tiết "áo em trắng quá". Màu trắng ấy không rõ là màu áo của "em" hay màu của những hồi ức xưa cũ, nó là sắc trắng mới, tươi trẻ hơn, tinh khôi, tinh khiết thể hiện quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại trong thơ Hàn Mặc Tử.

- Câu thơ: "Áo em trắng quá nhìn không ra" gợi lên màu trắng choán hết tâm tư, tình cảm của thi nhân khiến bóng hình trước mắt trở nên mờ nhòe, ảo ảnh.

b. Hai câu cuối: Niềm ao ước khát khao với cuộc đời và sự sống- Câu hỏi tu từ bật thốt "Ai biết tình ai có đậm đà?" chất chứa hoài nghi, vô vọng về mối tình đơn phương định sẵn không có đáp án.- "Sương khói mờ nhân ảnh" chính là sương khói đang che lấp trong mối tình thi nhân ấp ủ.- Kết hợp với đại từ phiếm chỉ "ai" đa nghĩa càng khiến cho ý thơ mênh mang không xác định.

- Bài thơ khép lại trong nỗi hoài nghi, tuyệt vọng nhưng vẫn cuộn trào trong đó niềm khát khao mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời với tình người.

c. Đánh giá nghệ thuật- Hàn Mặc Tử đã sáng tạo thành công những hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, ngôn ngữ thơ biến ảo giàu âm điệu và chất chứa tâm trạng.- Nhịp thơ tha thiết, trong trẻo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật và câu hỏi tu từ khéo léo.

=> Qua đó giúp nhà thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên, bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với thiên nhiên, cuộc sống, bộc lộ khát khao sống mãnh liệt.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và liên hệ bản thân

II. Bài văn mẫu Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Chuẩn)

Hàn Mặc Tử là cái tên nổi bật thuộc trường phái thơ siêu thực với quan niệm thi ca độc đáo và ngôn ngữ lạ hóa. Ông gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả bằng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" mang phong cách và hương vị trong trẻo, thiết tha. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cùng niềm khao khát mãnh liệt của trái tim yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người tha thiết. Điều này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất qua khổ thơ kết thúc bài thơ:

"Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

Nếu như khổ thơ trước, nhà thơ diễn tả những mặc cảm, xa cách bằng giọng thơ khoắc khoải, da diết thì đến đây, trái tim người đọc không khỏi xúc động bởi sự gấp gáp, khẩn khoản đầy nghẹn ngào:

"Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra"

"khách đường xa, khách đường xa" vang lên tiếng gọi chất chứa bao mặc cảm chia lìa. Nghệ thuật điệp liên tiếp 4/3 càng nhấn mạnh, gia tăng nỗi cách trở chia li lên gấp nhiều lần. Xót xa biết nhường nào, người thương đã trở thành khách đường xa, xa vời, hư ảo. Trong giấc mộng của thi sĩ, bóng dáng ấy vừa chợt hiện lên đã vội vàng mờ dần, khuất xa. Khách vốn đã xa vời, hiện vào trong "mơ" lại càng hư ảo. Dường như những hình bóng ấy đẹp đến nhường nào vẫn thuộc về thế giới xa xôi ngoài kia, là điều Hàn Mặc Tử khó lòng chạm tới.

Hình ảnh thơ độc đáo được đặc tả qua chi tiết "áo em trắng quá". Thi nhân choáng ngợp, nghẹn ngào và xót xa bởi lẽ dù khao khát được chạm tới nhưng bệnh tật đã ngăn cách ông với cuộc đời, lạc mất vào cõi hư không "nhìn không ra". Màu trắng ấy không rõ là màu áo của "em" hay mau của những hồi ức xưa cũ chỉ biết rằng nó là sắc trắng mới, tươi trẻ hơn, tinh khôi, tinh khiết thể hiện quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại trong thơ Hàn Mặc Tử.

Câu thơ tưởng chừng vô lý nhưng rất có lý và bất ngờ: "Áo em trắng quá nhìn không ra". Màu trắng choáng hết tâm tư, tình cảm của thi nhân khiến bóng hình trước mắt trở nên mờ nhòe, ảo ảnh. Bài thơ tả cảnh đến đây đã trở thành bài thơ thổ lộ tình yêu đơn phương đầy rung động:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"

Nơi không gian tâm tưởng, tác giả như đang chìm đắm trong đau thương, tuyệt vọng đến cùng cực để rồi bật thốt lên "Ai biết tình ai có đậm đà?". Đó là câu hỏi tu từ chất chứa hoài nghi, vô vọng về mối tình đơn phương định sẵn không có đáp án. "Sương khói mờ nhân ảnh" chính là sương khói đang che lấp trong mối tình thi nhân ấp ủ. Đâu còn cảnh thiên nhiên như họa nơi xứ Huế, chỉ còn sương khói che khuất bóng người.

Câu hỏi "Ai biết tình ai có đậm đà?" vang lên đầy khắc khoải về tình cảm đơn phương tội nghiệp. Kết hợp với đại từ phiếm chỉ "ai" đa nghĩa càng khiến cho ý thơ mênh mang không xác định. Nhà thơ ước ao được trở về chốn xưa, gặp lại cố nhân. Bài thơ khép lại trong nỗi hoài nghi, tuyệt vọng nhưng vẫn cuộn trào trong đó niềm khát khao mãnh liệt của thi nhân với cuộc đời với tình người.

Có thể nói, chỉ một khổ thơ ngắn nhưng Hàn Mặc Tử đã sáng tạo thành công những hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, ngôn ngữ thơ biến ảo giàu âm điệu và chất chứa tâm trạng. Nhịp thơ tha thiết, trong trẻo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật và câu hỏi tu từ khéo léo. Qua đó giúp nhà thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên không tuân theo tính thống nhất về không gian và thời gian nhưng đặc biệt ấn tượng. Đặc biệt bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với thiên nhiên, cuộc sống, bộc lộ khát khao sống mãnh liệt. Khổ thơ đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" và phong cách thơ Hàn Mặc Tử.

Được sáng tác cách đây gần tám thập kỉ, trong hoàn cảnh nhà thơ cận kề với cái chết nhưng bài thơ với đầy suy tư, khắc khoải đến hiện tại vẫn dễ dàng làm rung động trái tim hàng triệu độc giả. Trân trọng thơ cũng như trân trong và đồng cảm với cái tôi Hàn Mặc Tử - thi nhân tài năng bạc mệnh của thế hệ những nhà thơ Mới.

---------------------HẾT------------------------

Trên đây là bài Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, để mở rộng thêm kiến thức về tác phẩm cũng như phong cách thơ của tác giả, các em có thể tham khảo thêm bài: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ, Cảm nhận về khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, Phân tích cái tôi trữ tình của Hàn Mạc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ.

Hàn Mặc Tử với phong cách sáng tác độc đáo, cá tính đã mang đến cho thơ ca Việt Nam một luồng gió mới mẻ mà cũng đầy lạ lùng. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ đặc sắc mà người thi sĩ họ Hàn viết về xứ thiên nhiên xứ Huế. Để thấy được những tình cảm, tâm sự thầm kín được nhà thơ gửi gắm trong bài thơ, các em hãy cùng hoàn thiện bài cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây.

Bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Phân tích khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Phân tích khổ 3

Mở bài

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 được in trong tập thơ Điên là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của cô gái Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương xứ Huế thơ mộng trữ tình. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng, khổ cuối bài thơ đã bộc lộ tâm trạng mơ tưởng, hoài nghi của tác giả qua hoài niệm cảu khách đường xa (hoặc qua hoài niệm về người thôn Vĩ trong mộng ảo xa xôi)

Giới thiệu chung

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời gắn với mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử, cảm xúc từ chính tâm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi kèm lời thăm hỏi, động viên khi tác giả mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ có liên quan đến một tình cảnh riêng, một nỗi niềm riêng nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn hơn một tình yêu đôi lứa. Gần 80 năm nay, nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ thể để trở thành tiếng lòng khao khát yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống của con người nói chung trong cuộc đời.

Thân bài

Nếu khổ thơ thứ hai mở ra không gian thôn Vĩ bên dòng sông Hương cùng với hình ảnh gió, mây, sông nước chất chứa nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ trước thực tại phũ phàng thì đến đây "bến sông trăng" và thuyền trăng đã "đưa" thi nhân vào mộng ảo. Trong cõi "mơ" vô thức ấy, thi nhân như chìm vào hoài niệm về người thôn Vĩ với bao nỗi khát khao mong chờ

" Mơ khách đường xa, khách đường xa"

Chính là người tình xa mà nhà thơ đã nhắc đến trong 8 khổ đầu với vẻ đẹp "lá trúc chen ngang mặt chữ điền" dịu dàng đầy nữ tính. Hình bóng ấy giờ đây cũng xuất hiện ở khổ thơ cuối nhưng lại trở nên xa xăm, mờ nhạt như trong cõi mộng. Từ "mơ" đã gọi lên nhạc điệu chơi vơi, cảm giác mong lung hư ảo. Đây là trạng thái vô thức cho thấy con người đang chìm vào ảo giác để đến với "khách đường xa". Điệp ngữ "khách đường xa" lặp đi lặp lại hai lần trong một giọng điệu khắ khoải, tha thiết kết hợp với nhịp thơ 4/3: "Mơ khác đường xa / khách đường xa" đã làm người trong mộng càng lúc càng trở nên xa xôi hơn. Vì vậy, khiến cho nỗi mong ngóng của thi nhân càng da diết lại càng như bị đẩy lùi vô vọng.

Bởi vì sự cách xa giờ đây không chỉ là trong không gian khi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh ở Quy Nhơn, còn người thôn Vĩ lại đang ở Huế mà còn là khoảng cách về thời gian giữa một bên là quá khứ chưa lời ước hẹn và một bên là hiện tại bệnh tật bi thương. Khoãng cách ấy càng khó lấp đầy bởi một tình yêu vô vọng ở thi nhân.

Chỉ một từ "em" trong câu thơ thứ hai đã cụ thể hóa hình ảnh bóng người đẹp khách đường xa. Tất cả mơ tưởng về em chỉ còn đọng lại trong sắc áo:

"Áo em trắng quá nhìn không ra"

Tà áo trắng đặc trưng của người thiếu nữ thôn Vĩ, người thiếu nữ xứ Huế nói chung trong hiện thực đã được ảo hóa thành sắc trắng nhạt nhòa, sắc màu tựa hiện thực đã chuyễn thành sắc màu tâm lý: "Áo em trắng quá" đến mức "nhìn không ra" vẽ đẹp cũa màu áo trắng tinh khôi, hồn nhiên của em ngày xưa với thi nhân giờ đây quá tầm với, càng dõi theo lại càng xa cách. Cũng giống như cách diễn tả sắc xanh ở khổ thứ nhất: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" , sắc trắng ở đây cũng được tác giả cực tả ở một mức độ tuyệt đối, tột cùng khiến cho người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ như gần mà như xa, như thực mà như mơ, vừa thân thiết gần giũ lại vừa khuất lấp xa vời.

Không chỉ "áo em trắng", sương trắng, khói trắng mà hình ảnh con người cũng mờ ảo nhạt nhòa bởi thi nhân cảm nhận bằng nỗi niềm tâm trạng hoài nghi, vừa hy vọng vừa như trách móc lại vừa thoáng một nỗi buồn xa vẵng cô đơn:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà".

" Nhân ảnh" là chỉ bóng người, bóng hình người con gái ấy giờ đây đã trở nên mờ nhạt trong sương khói của đất trời. "Ở đây" có thể là Huế vì Huế được biết đến là một vùng đất của khói sương, và sương khói ấy đã làm cho hình bóng của em trờ nên tan loãng, mờ nhạt. Còn nếu "ở đây" là Quy Nhơn thì sương khói ấy chính là sương khói cuộc đời đang giăng kín khiến nhà thơ cảm thấy đầy mặc cảm trước những cách trở, chia lìa cảu số phận, không chỉ "sương khói" của thời gian "sương khói" của không gian mà còn là sương khói cảu mối tình vô vọng đã làm mờ nhân ảnh khiến mọi khoảng cách về mối tình đời của nhà thơ khao khát mờ nhạt, xa vời. Thi nhân cảm thấy sự tồn tại cảu cuộc đời này là quá ngắn ngủi, mong manh. Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ cất lên trong nỗi bâng khuâng, hoài nghi đến tuyệt vọng: "ai biết tình ai có đậm đà".

Đại từ phiếm chỉ "ai" lặp đi lặp lại hai lần như để nhà thơ trực tiếp giải bày bao nỗi tâm tư, bao niềm day dứt về tình người và tình đời. "Ai" là em, người thôn Vĩ hay "ai" chính là Hàn Mặc Tử. "Ai biết tình ai có đậm đà?" là một câu hỏi đồng thời là lời khẳng định vừa bâng khoâng, thắc mắc về người em xa xôi, vừa xác nhận tình yêu nồng nàn của mình. Biết tình người có đậm dà, tha thiết hay cũng mờ ảo nhạt nhòa như khói sương đêm trăng. Câu thơ là tiếng than tuyệt vọng trước thân phận bi thương và duyên phận lỡ là, ngang trái của thi sĩ họ Hàn tài hoa bạc mệnh, cũng là lời đáp cho câu hỏi mở đầu bài thơ: "Ai biết ... mà trở về chơi thôn Vĩ". Câu hỏi cuối khép lại bài thơ trong nỗi hoài nghi, ngậm ngùi, tuyệt vọng nhưng ta vẫn thấy ở đó niềm khát khao tha thiết của thi nhân đối với tình người, với cuộc đời trần thế. Đây chính là giá trị nhân văn, là giá trị nhân sinh cao đẹp cảu khổ thơ nói riêng và nhà thơ nói chung.

Kết bài

Với 3 khổ thơ xinh xắn, ngôn ngữ trong sáng, tao nhã, hình ảnh biểu hiện nội tậm, bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ mà đặc biệt là khổ thơ cuối đã đi từ tình cảnh riêng, tâm trạng riêng của Hàn Mặc Tử để tìm đến những sự đồng cảm lớn lao và ở lại trong trái tim độc gải bao thế hệ. Bài thơ đã trở thành tiếng lòng khát khao yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống cảu Hàn Mặc Tử nói riêng, con người nói chung trong cuộc đời.