Phí giao dịch chứng khoán của các ngân hàng

Thừa kế/cho/biếu/tặng chứng khoán

Các cổ phiếu niêm yết, trái phiếu niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết, trái phiếu do BSC thực hiện QLCĐ, Đại lý đăng ký lưu ký.

Trừ các trường hợp biếu, tặng, cho, thừa kế giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu, giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể, giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại, giữa anh, chị, em ruột với nhau

Tính trên giá trị thừa kế/cho/tặng 
(Trường hợp không xác định được giá trị thì tính trên mệnh giá).

+ 0,15% giá trị chuyển quyền sở hữu đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền

+ 0,01% giá trị chuyển quyền sở hữu đối với trái phiếu


Page 2

Phí giao dịch chứng khoán không chỉ quan trọng trong quá trình giao dịch mà còn là tiêu chí ban đầu mà nhiều người chọn khi tìm các sàn giao dịch chứng khoán. Ngay dưới đây là cập nhật phí giao dịch chứng khoán của các công ty mới nhất của infofinance.vn để mọi người cùng theo dõi.

Các loại phí khi giao dịch chứng khoán

Khi giao dịch chứng khoán các loại phí mà mọi người cần nắm rõ đó là:

  • Phí giao dịch: Là mức phí môi giới, đây là phí mà bạn bạn có thể đặt lệnh, gỡ lệnh và bên sàn giao dịch thực hiện thay cho mọi người. Lưu ý phí giao dịch sẽ có sự khác nhau giữa giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu niêm yết và chưa niếm yết…
  • Phí ứng tiền trước: Có phí ứng tiền bán chứng khoán, có nghĩa là bạn đã bán cổ phiếu của mình nhưng theo quy định thì tiền sẽ mất 1 – 2 ngày mới về tài khoản, nhưng cần tiền gấp bên công ty chứng khoán sẽ xem xét lại cho mọi người ứng trước số tiền bán được đó. Và việc ứng đó sẽ có tính phí
  • Phí lưu ký: là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
  • Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.
  • Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.
  • Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.
  • Phí rút tiền : Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhua cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.
  • Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
  • Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.
  • Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.
  • Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
  • Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiếm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiều thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.

Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bấy kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.

Phí giao dịch chứng khoán mới nhất

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến mức phí giao dịch còn các loại phí khác thì không, vậy nên nếu mọi cần các loại phí khác thì vào trực tiếp các website của sàn giao dịch mình đăng mở tài khoản để tìm hiểu thêm.

Phí giao dịch vndirect

Loại phí Phí dịch vụ
Phí duy trì tài khoản không có
Phí giao dịch độc lập 0.2% GTGD/1 lệnh
Giao dịch qua Môi giới – Full service 0.35% GTGD/ 1 lệnh
Giao dịch có hỗ trợ 0.3% GTGD/1 lệnh
Giao dịch đặc biệt Chính sách phí riêng

Phí giao dịch chứng khoán ssi

Loại phí Phí
Giao dịch trực tuyến 0,25%
Giao dịch qua các kênh khác – Dưới 50 triệu: phí 0,40%
– Từ 50 – 100 triệu: phí 0,35%
– Từ 100 – 500 triệu đồng: phí 0,30%
– Từ 500 triệu trở lên: Phí 0,25%
Giao dịch trái phiếu
– Giao dịch thông thường
– Giao dịch repo trái phiếu
0.05% – 0.1%

Phí giao dịch chứng khoán vps

Loại phí Mức phí
Giao dịch cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ – Tổng giá trị dưới 100 triệu VNĐ/ngày: 0.30%
– Từ 100 đến dưới 300 triệu – VNĐ/ngày: 0.27%
– Từ 300 đến dưới 500 triệu VNĐ/ngày: 0.25%
– Từ 500 đến dưới 1 tỷ VNĐ/ngày: phí 0.22%
– Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ VNĐ/ngày: phí 0.20%
– Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày: 0,15%
Giaodịch trực tuyến 0,20%
Giao dịch trái phiếu – Giao dịch trái phiếu: 0.10%
– Giao dịch lô lớn: Theo thỏa thuận
Tiểu khoản thường – Giao dịch trực tuyến: 0.10%
– Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH:
0.15%
Tiểu khoản margin – Giao dịch trực tuyến: 0.13%
– Qua kênh TVĐT/ tại quầy DVKH:
0.15

Xem tham khảo: Đánh giá công ty chứng khoán Vps

Phí giao dịch chứng khoán VBS

Loại phí Gói chủ động Gói có tư vấn
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm niêm yết(Đã bao gồm phí trả các SGDCK) 0,18% 0,2%
Trái phiếu niêm yết(Đã bao gồm phí trả các SGDCK) Tối đa 0,1% giá trị giao dịch Tối đa 0,1% giá trị giao dịch
Cố phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm chưa niêm yết 0,35% giá trị giao dịch 0,35% giá trị giao dịch
Trái phiếu chưa niêm yết 1.000.000VND/1 giao dịch 1.000.000VND/1 giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán fpts

Loại phí Mức phí
Cổ phiếu/ chứng chit/ chứng quyền – Dưới 200 triệu: 0,15%
– Từ 200 triệu – 1 tỷ: 0,14%
– Từ 1 tỷ – dưới 3 tỷ: 0,13%
– Từ 3 tỷ – dưới 5 tỷ: 0,12%
– Từ 5 tỷ- dưới 10 tỷ: 0,11%
– Từ 10 tỷ – dưới 15 tỷ: 0,10%
– Từ 15 tỷ – dưới 20 tỷ: 0,9%
– Từ 20 tỷ trở lên: 0,8%
Trái phiếu 0,5%
Cổ phiếu chưa niêm yết: – Dưới 3 tỷ: 0,5%
– Từ 3 tỷ – dưới 5 tỷ: 0,4%
– Từ 5 tỷ trở lên: 0,3%

Phí giao dịch chứng khoán tcbs

Loại phí Mức phí
Giao dịch iConnect – 0.15%/tổng giá mua
– 0.15%/tổng giá bán
Trái phiếu – Chuyển nhượng trái phiếu áp dụng cho tổ chức:0.01% Tổng mệnh giá chuyển nhượng
– Chuyển nhượng trái phiếu áp dụng cho cá nhân: 0,15%

Phí giao dịch chứng khoán mbs

Mức đầu tư Broker/ Sàn Contact24 Stock24 M.Stock24/Home24/APP MB/Plus24
<100 triệu VNĐ 0,35% 0,35% 0,30% 0,30%
100-300 triệu VNĐ 0,325% 0,325% 0,30% 0,30%
300-500 triệu VNĐ 0,30% 0,30% 0,25% 0,25%
500-700 triệu VNĐ 0,25% 0,25% 0,20% 0,20%
700-1000 triệu VNĐ 0,20% 0,20% 0,15% 0,15%
1.000 triệu VNĐ 0,15% 0,15% 0,15% 0,15%

Phí giao dịch chứng khoán sàn Hose

Loại sản phẩm giao dịch Phí giao dịch online
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ – Dưới 100 triệu đồng: 0,20%
– Từ 100 – dưới 300 triệu: 0,20%
– Từ 300 triệu – dưới 500 triệu: 0,20%
– Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ: 0,20%
– Từ 1 tỷ trở lên: 0,15%
Trái phiếu 0,10%

Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất

Theo Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15%-0.5% trên tổng giao dịch. Tuy nhiên với Thông tư 127/2018/TT-BTC, Bộ Tài Chính đã loại bỏ mức sàn phí giao dịch và chỉ giới hạn mức trần là 0.5% trên tổng số tiền giao dịch.

Công ty chứng khoán có mức giao dịch thấp:

  • Công ty chứng khoán TCBS – công ty cổ phần chứng khoán Kỹ Thương Việt Nam
  • Công ty chứng khoán FPT
  • Công ty chứng khoán VCBS
  • Công ty chứng khoán BVSC
  • Công ty chứng khoán SSI

Nói chung về cơ bản là các công ty chứng khoán để mức giá sàn sàn với nhau nên tính cạnh tranh không được xét theo phí giao dịch.

Công ty chứng khoán nào miễn phí giao dịch

Phí giao dịch chính là nguồn thu của sàn chứng khoán, của công ty môi giới qua đó các công ty chứng khoán thu về số tiền không nhỏ, tuy nhiên vẫn có một số công ty chấp nhận mức phí giao dịch từ 0% hay chính xác hơn là miễn phí giao dịch.

Phí giao dịch chứng khoán của các ngân hàng
Phí giao dịch chứng khoán

Bên cạnh đó thì mọi người có thể tìm đến các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, các sàn giao dịch ngoại hối hiện nay cũng có chính sách miến phí giao dịch cho nhà đầu tư.

Tìm Hiểu Chi Tiết: Nên Mở Tài Khoản Chứng Khoán Ở Đâu

Phân biệt phí giao dịch chứng khoán với phí dịch vụ

Nhiều người khi xem biểu phí cứ nhầm lẫn giữa 2 loại phí này, vậy nên hôm nay nên làm rõ:

  • Phí giao dịch: Đó chính là mức phí mà mọi người tiến hành giao dịch trên các kênh khác nhau, giao dịch ở đây có thể là lệnh mua, lệnh bán. Và mức phí này được tính dựa trên số tiền mà mọi người giao dịch.
  • Phí dịch vụ: Đó chính là các dịch vụ kèm theo của công ty môi giới chứng khoán bao gồm: Tư vấn, xác nhận số dư, phong tỏa chứng khoán, mở tài khoản…

Phí giao dịch chứng khoán của các ngân hàng

Vậy nên mọi người cần phân biệt rõ để khi giao dịch không thắc mắc mất nhiều thời gian, nhiều người cứ nhầm lẫn phí này phí kia nên vậy nên phải phân biệt ngay từ đầu để dễ giao dịch hơn cũng như nắm rõ các thông tin về sàn giao dịch đó để so sánh với các sàn giao dịch khác.

Cách tính phí giao dịch chứng khoán

Để tính phí giao dịch chứng khoán, mỗi công ty sẽ có mức phí khác nhau nhưng đa phần các công ty đều áp dụng dựa trên số tiền mà mọi người giao dịch để tính.

Phí giao dịch = Mức phí quy định x số tiền giao dịch

Ví dụ: Mọi người giao dịch VBS với cổ phiếu đã niếm yết với gói chủ động thì có mức phí là 0,18%. Số tiền giao dịch trong ngày đó là 100 triệu để mua cổ phiếu thì phí sẽ là: 0,18%*100 triệu = 180.000 VNĐ. Và tương tự như vậy sẽ tùy vào gói sử dụng và số tiền giao dịch trên mỗi lệnh trên sàn.

Mức phí giao dịch sẽ giảm xuống nếu như số tiền giao dịch của mọi người lớn.

iFinTech.vn trang chuyên thông tin đầu tư tài chính, stock, crypto, coin, forex, kinh nghiệm dành cho trader

Trên đây là cập nhật phí giao dịch chứng khoán mới nhất của các công ty, mọi người có thể tham khảo để hỗ trợ cho bản thân trong quá trình giao dịch được thuận lợi hơn tránh những vấn đề phát sinh, tranh chấp cũng như để quản lý tốt nguồn tiền trong tài khoản giao dịch.

Xem thêm: Mã cổ phiếu của các công ty chứng khoán tăng trưởng