Phong tục tập quán của dân tộc Kinh là gì

Phong tục tập quán là nét đẹp, điểm nhấn trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia. Phong tục tập quán của mỗi nơi lại mang màu sắc riêng biệt, cùng những ý nghĩa truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người còn mường tượng và chưa hiểu rõ phong tục tập quán là gì?

Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan đến Phong tục tập quán là gì?

Phong tục là gì?

Theo từ điển tiếng Việt giải thích: “ Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”.

Phong tục được hiểu là những hoạt động sống của con người, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và ổn định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định.

Phong tục được vận dụng linh hoạt và nó không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ như các quan hệ đời thường.

Phong tục có thể chia thành nhiều loại: Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông.

Phong tục là một bộ phận của văn hóa,có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.

Tập quán là gì?

Từ điển Tiếng Việt giải thích: “ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.”

Xét về mặt dân tộc và văn hoá – xã hội thì tập quán được hiểu dựa trên những nét cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định hình và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định.

Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra khái niệm tập quán như sau: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Giáo sư Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa du lịch rằng:

“ Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận và tuân theo. Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong một cộng đồng xã hội. Đó là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội.”

Từ các khái niệm trên có thể hiểu, phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…

Phong tục tập quán gồm một số đặc điểm như:

+ Phong tục tập quán luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp;

+ Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển  lịch sử;

+ Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên  trong nhóm;

+ Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường  truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân;

+ Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và  tinh thần của con người.

Chức năng của phong tục tập quán là hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm xã hội; Giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban  đầu cho con người; Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm; Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau; Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn hoá nhóm.

Ví dụ một số phong tục tập quán tại Việt Nam

+ Tục ăn trầu

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều biết truyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc của người Việt Nam. Miếng trầu gồm 4 nguyên liệu chính đó là: Cau [vị ngọt], lá trầu không [vị cay], rễ [vị đắng], vôi [vị nồng].

Tục ăn trầu ngày càng mai một. Ở các xóm làng xưa bắt gặp người còn giữ tục lệ này khá hiếm, nếu có thì chủ yếu là các cụ già. Trong tương lai, nếu tục ăn trầu không được giữ gìn và phát triển thì có lẽ tục này rồi cũng dần đi vào quên lãng.

+ Cưới hỏi

Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm.

Cho đến nay, cưới hỏi là một lễ quan trọng không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục thay đổi để phù hợp với thời đại.

+ Tục lễ tang

Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người chết, tục lễ tang được tổ chức rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.

Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm  răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm.

+ Giỗ tết

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ [ngày mất] làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Phong tục tập quán là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

04 Mar 2022 - 11 min read

Phong tục tập quán có thể hiểu là những thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém.

Đáng tự hào hơn khi một số phong tục mang đậm nét văn hóa của dân tộc đã không ít lần được thế giới công nhận và vinh danh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc để cùng nhau bảo tồn, lưu truyền và phát triển món quà thiêng liêng này của cha ông nhé!

Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc trong từng phong tục tập quán thể hiện như thế nào? @vntrip

Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.

Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp đặc trưng của người dân Việt Nam @internet

Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Vì thế, món trầu mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam.

Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…

Tết lớn nhất trong năm của người Việt Nam đặc trưng cho văn hóa “uống nước nhớ nguồn” và sự khởi đầu mới @reds.vn

Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhát và có cách bày tỏ riêng. Với dân tộc Việt Nam, giao thừa là một phong tục tập quán thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông hành khiển trông coi nhà và xin ban cho một khởi đầu mới tốt đẹp.

Cúng giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng với tất cả người dân @internet

Đặc trưng trong phong tục cúng giao thừa của dân tộc ta là cúng từ khoảng 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút, cúng từ ngoài trời để tế lễ ông hành khiển đến cúng trong nhà để đón ông bà về vui cùng con cháu. Lễ cúng giao thừa là một trong các phong tục tập quán Việt Nam mà tất cả người đều biết đến và quý trọng.

Tết Thanh minh đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong Truyện kiều:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Qua đó có thể thấy phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời và có ý nghĩa to lớn. Thanh minh được xem là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí", từ khoảng từ ngày 04/04 đến 21/04 [dương lịch] là lúc “khí trong, trời sáng”.

Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức lễ Thanh Minh khác nhau @internet

Vào những ngày tiết Thanh minh, con cháu sẽ quây quần sửa chữa, làm mới và cúng lễ tại mộ cho tổ tiên gọi là tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em con cháu sum họp với gia đình. Dù không phải là tết lớn nhưng tết Thanh minh là một trong các phong tục tập quán Việt Namthể hiện văn hóa biết ơn cội nguồn và tình cảm gia đình.

Phong tục tết Trung thu không biết đã hình thành từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm, mặt Trăng cũng là một biểu tượng thiêng liêng với người Việt Nam. Hình dáng trăng tròn hay khuyết gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, chia tay. Vì thế, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu được gọi là Tết đoàn viên.

Tết Trung thu không biết từ bao giờ vô thức đi sâu vào ý thức mỗi người dân Việt Nam về sự sum vầy gia đình @internet

Ý nghĩa của phong tục tập quán tết Trung thu với người dân Việt Nam chính là sự sum vầy. Trong ngày vui này, tất cả mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bánh trung thu và thưởng trà trò chuyện, cùng làm cỗ cúng gia tiên. Và tết Trung Thu còn gọi là tết thiếu nhi.

Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái và Mường tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Trongcác phong tục tập quán Việt Nam,lễ hội cầu an bản Mường là sinh hoạt mang đậm văn hóa tín ngưỡng của người dân.

Lễ hội cầu an bản Mường mang đậm văn hóa tín ngưỡng dân gian @vanhoa

Lễ hội thường được tổ chức vào cùng dịp Tết Nguyên Đán [cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm]. Các tục lệ trong ngày lễ bao gồm: tục giết trâu để tế và tạ thần linh thông qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…Và các hoạt động phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, sức khỏe và mùa màng của người dân.

Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ theo cách gọi thân quen của người dân là Giỗ tổ Hùng Vương. Với tính chất quốc gia, đây là ngày lễ quan trọng của đất nước với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với công ơn dựng nước to lớn của các vị vua Hùng.

Lễ hội Đền Hùng là phong tục tập quán Việt Nam cũng là di sản văn hóa phi vật thể của nhận loại @internet

Với giá trị văn hóa nổi bật và có tầm ảnh hưởng rộng rãi, lễ hội Đền Hùng là một trong các phong tục tập quán Việt Nam vượt qua tầm quốc gia và trở thành là di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại. Vào mùng 8 – 11/03 âm lịch, hàng nghìn người từ khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế thành tâm về chiêm bái.

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống với mục đích tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng - anh hùng trong truyền thuyết, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng bắt đầu ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức tại Sóc Sơn, Hà Nội - nơi dừng chân cuối cùng trước khi thánh Gióng bay về trời.

Phong tục tổ chức Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn - nơi Thánh Gióng cởi giáp bay về trời @internet

Nét văn hóa đặc sắc trong phong tục tập quán hội Gióng là những sinh hoạt tín ngưỡng được bảo lưu, lưu truyền toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội cũng là dịp để người dân dâng các lễ vật được chuẩn bị với lòng thành kính, cầu mong đức Thánh Gióng phù hộ cho người dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hội đền Gióng diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ và hoạt động truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre,...Mang giá trị văn hóa đặc biệt, lễ hội đền Gióngthuộc các phong tục tập quán Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội để kết hợp tham quan thủ đô và dự hội đền Gióng trong khoảng thời gian này.

Thông thường lễ hội cầu Ngư là phong tục tập quán của hầu hết những tỉnh ven biển và có cư dân sống bằng nghề cá. Trong bài viết này nói về lễ hội của nhân dân làng Thái Dương tỉnh Thừa Thiên Huế để tưởng nhớ Trương Quý Công - người đã có công dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu Ngư -Thừa Thiên Huế là văn hóa tín ngưỡng của người dân @internet

Lễ hội cầu Ngư ở Thừa Thiên Huế Được diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng [âm lịch] hàng năm. Do đó, thời gian lý tưởng để đặt vé máy bay đi Huế giá tốt là khoảng 1 đến 3 tháng trước ngày khởi hành. Trong lễ hội, người dân sẽ tái hiện hình ảnh sinh hoạt của nghề đánh cá, và các bô lão trong làng thắp hương "cầu an, cầu ngư" nhằm cầu khấn đất trời phù hộ cho người dân làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, biển lặng, thu được nhiều cá tôm.

Là lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất Nam Bộ diễn ra từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư [âm lịch] hàng năm. Đây cũng là một trong các phong tục tập quán Việt Nam được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc - An Giang.

Lễ hội vía Bà chúa Xứ là đặc trưng văn hóa của người dân Tây Nam Bộ @báo biên phòng

Lễ hội vía Bà thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của cư dân Tây Nam Bộ và là sự kế tục văn hóa của cộng đồng người Kinh trong quá trình giao thoa văn hóa với dân tộc người Hoa, Khmer, Chăm. Lễ vía Bà hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham dự và cầu sức khỏe, tài lộc,...

Dân tộc Việt Nam may mắn được kế thừa những giá trị văn hóa đặc trưng mà cha ông để lại. Những nét văn hóa đó không thể dễ dàng có được mà nhờ sự kết tinh qua chặng đường lịch sử để đến được hôm nay, trở thành các phong tục tập quán Việt Nam nổi bật trong nước và thế giới.

Ngoài những phong tục mà Traveloka vừa giới thiệu trên đây thì còn rất nhiều phong tục đặc trưng khác của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam để thấy được rằng bản sắc văn hóa của non nước Việt hấp dẫn và đặc sắc đến nhường nào. Chúng ta may mắn được thừa kế tài sản quý giá này thì hãy cùng nhau làm tiếp nhiệm vụ bào tồn, lưu truyền và phát huy nhé!.

các phong tục tập quán Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề