PHƯƠNG pháp giải bài tập giao tử

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Lí do chọn đề tàiMột trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tưduy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc dạy các bài tậpcó một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chấtđó. Để giải quyết tốt các bài tập sinh học ngoài kiến thức về các quy luật ditruyền đã được học trong chương trình giáo khoa, học sinh cần phải có khả năngphân tích, nhận dạng từ đó xác định các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bàitập.Trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng, bài tập cóvai trò định hướng hoạt động tư duy của học sinh, giúp học sinh phát huy tínhtích cực, năng lực chủ động sáng tạo trong học tập. Đặc biệt ở những nội dungkiến thức có nhiều mối quan hệ thì việc giải bài tập có thể giúp học sinh mở rộngđược kiến thức. Vì vậy kỹ năng giải bài tập có một vai trò rất quan trong trongbiện pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh hiện nay. Học sinh có kỹ nănggiải bài tập sẽ rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhận thức và củng cố mởrộng kiến thức.Bên cạnh đó việc thi đại học môn sinh theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏihọc sinh phải có kỷ năng giải nhanh các bài tập, đặc biệt các bài tập về quy luậtdi truyền.Vì thế, với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra đềtài: “Hình thành kỹ năng giải nhanh bài tập tạp giao bằng phương pháp tínhtỉ lệ giao tử”1.2. Mục đích nghiên cứu:Nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và nâng cao chất lượnghọc tập của học sinh giúp, đặc biệt là những học sinh thi Đại học khối B, từ đólàm cho học sinh yêu thích môn học hơn.Mặt khác thông qua đề tài có thể giúpcác đồng nghiệp thêm vài kinh nghiệm trong giảng dạy.1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứuĐề tài được thực hiện nội dung kiến thức ở chương II: Tính quy luật củahiện tượng di truyền trong chương trình chuẩn của Sinh học lớp 12 và đượcnghiên cứu trên đối tượng học sinh của khối 12.1.4. Phương pháp nghiên cứu:- Phân tích giảng giải.- Nghiên cứu tài liệuTrong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài ngoài kinh nghiệm bản thân,tôi còn học hỏi trao đổi các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.1PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lý luận:2.1.1. Kỹ năng- Quan niệm về kỹ năngTheo Trần Bá Hoành (1996), kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thuđược trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thànhthạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nộidung. (Trần Bá Hoành - Kỹ thuật dạy học sinh học - 1996 - NXB Giáo dục).Vậy kỹ năng không chỉ là kỹ thuật, cách thức hành động mà kỹ năng cònlà một biểu hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theomột quy trình xác định mới hình thành được được kỹ năng đó.- Vai trò của kỹ năngKỹ năng là thành tố cấu trúc nên mục tiêu dạy học và cũng là thành tố tạonên năng lực của người học. Do đó trong dạy học, tùy mục đích mà sử dụng kỹnăng tương ứng. Mặc khác, kiến thức và kỹ năng tuy là hai thành tố nhưng chúnglại thống nhất và tác động lẫn nhau. Nhờ có kiến thức mới hình thành được kỹnăng, có kỹ năng tức là đã vận dụng được kiến thức. Do vậy nắm vững kiếnthức là điều kiện để hình thành kỹ năng.2.1.2. Bài tập- Khái niệm về bài tậpTheo từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, thì bài tập là bài ra chohọc sinh làm để tập vận dụng những điều đã học. (Hoàng Phê - Từ điển TiếngViệt - 2000).Bài tập được chia làm hai nhóm : bài tập định tính và bài tập định lượng.Bài tập định tính là bài tập mà muốn hoàn thành chúng học sinh phải sửdụng tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,… nhằm giảiquyết vấn đề nhận thức.Bài tập định lượng là dạng bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện thaotác tính toán.- Bài tập sinh học - Bài tập về QLDTBản chất của bài tập sinh học là sự mâu thuẫn giữa những mối quan hệsinh học đã biết với những mối quan hệ sinh học cần tìm.Bài tập QLDT là dạng bài tập trong đó chứa đựng các mối quan hệ về ditruyền. Chẳng hạn bài tập về lai một cặp tính trạng, phân ly độc lập, liên kết gen,hoán vị gen,…Bài tập tạp giao là dạng bài tập cho các cơ thể bố mẹ giao phối ngẫu nhiênvới nhau.22.1.3. Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập về QLDT – bài tập tạp giaoa) Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT*) Về kiến thức- Học sinh giải thích được cơ chế hình thành tính trạng ở sinh vật .- Giải thích được cơ chế và QLDT tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệsau.- Chỉ ra được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình trong điều kiện môitrường nhất định.- Học sinh giải thích được cách tạo giao tử qua quá trình giảm phân, tỉ lệcác loại giao tử đó- Mối quan hệ giữa tỉ lệ giao tử của mỗi cặp gên với tỉ lệ kiểu gen, kiểuhình trong các phép lai tạp giao của một hay nhiếu cặp gen phân li độc lập nhau*) Về kỹ năng :Vận dụng kiến thức về nội dung các QLDT, nắm vững mối quan hệ thuận- nghịch giữa thế hệ trước và thế hệ sau để xác định được :+ Kiểu di truyền.+ Kiểu gen của bố, mẹ.+ Giao tử của bố, mẹ : số loại, tỷ lệ của mỗi loại.+ Tỷ lệ các tổ hợp kiểu gen của đời con.+ Tỷ lệ các loại kiểu hình ở đời con.+ Thiết lập được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ giao tửb) Dựa vào đặc điểm các bài tập về QLDTViệc hình thành kỹ năng giải bài tập nói chung, bài tập QLDT nói riêngcòn phải căn cứ vào đặc điểm của bài tập. Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của mốiquan hệ chứa đựng trong bài tập.Bài tập về các QLDT chứa đựng mối quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình ,kiểu di truyền , kiểu phân ly một cách khắng khít và lôgic cả về mặt định tính vàđịnh lượng.Qua nghiên cứu trong phạm vi giữa P và F chúng tôi nhận thấy có các mốiquan hệ sau : (Sơ đồ 1)3Kiểu tương tácPKiểu hìnhCác cặp genKiểu phân lyKiểu genFTỷ lệ giao tửTỷ lệ kiểu genTỷ lệ kiểu hìnhSơ đồ 1 : Các mối quan hệ thường gặp trong các quy luật di truyềnTừ sơ đồ trên cho thấy trong mỗi bài tập về QLDT chứa nhiều mối quanhệ, muốn giải được bài tập QLDT thì học sinh phải có các kỹ năng cơ bản, như :kỹ năng xác định kiểu gen , kỹ năng xác định giao tử, kỹ năng xác định các tổhợp gen, kỹ năng xác định kiểu hình ,…2.1.4. Cơ sở lí luận hình thành kỹ năng giải bài tập tập tạp giao bằngphương pháp tính tỉ lệ giao tửa) Quy luật phân ly của MenĐenTrong TB nhân thực, nhiễm sắc thể được tạo thành cặp tương đồng ở bốmẹ (2n) và phân ly vào giao tử (n) rồi được kết hợp lại ở hợp tử (2n) khi thụ tinh.Nhân tố di truyền mà Menđen giả định là thành cặp ở bố mẹ, chúng cùng tồn tạivà quy định nên các tính trạng nhưng không hòa lẫn vào nhau mà phân ly và lại4được tổ hợp lại ở thế hệ sau. Các nhân tố di truyền được Menđengiả định về saunày được gọi là gen (Johannsen - 1909). Ví dụ một cặp thể nhiễm sắc tươngđồng, trong đó một chiếc (bố) mang alen A và chiếc kia (mẹ) mang alen a(hoặc ngược lại). Cơ thể bố mẹ 2n có thể là AA(đồng hợp trội), aa (đồng hợplặn) và Aa(dị hợp) và khi phân ly sẽ cho ra Avà a, và khi tổ hợp sẽ lại cho ra AA,aa hoặc Aa. Đó là qui luật phân ly của Menđen:PHạt vàng (AA) ×Hạt xanh (aa)Giao tử PAaF1Aa (vàng)Giao tử F1(½ A : ½ a)cái(½ A : ½ a)đựcF2 Tỷ lệ kiểu gen1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aaTỷ lệ kiểu hình3/4 vàng (A-) : 1/4 xanh (aa)- Nội dung quy luật phân ly của Menđen: “ Mỗi tính trạng do một cặp genquy định, một có nguồn gốc từ bố,một có nguồn gốc từ mẹ.Các alen của bố vàmẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vàonhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đềuvề các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alenkia”( SGK Sinh học 12 cơ bản- trang 35)b) Quy luật phân ly độc lập của MenĐenĐể xác định sự di truyền đồng thời của nhiều tính trạng, MenĐen đã tiếnhành nhiều thí nghiệm khác nhau.- Trong phép lai hai tính trạng, khi lai bố mẹ thuần chủng hạt vàng, vỏ hạttrơn với hạt xanh, vỏ hạt nhăn thì tất cả con lai F 1 đều có kiểu hình trội kép là hạtvàng và trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn, ở F2 xuất hiện 4 kiểu hình là vàng-trơn,vàng-nhăn, xanh-trơn và xanh-nhăn với kết quả: 315: 101: 108: 32, kết quả nàyxấp xỉ = 9:3:3:1.- Nếu xét tỷ lệ phân ly của từng tính trạng ở F 2, ta có: 315 + 101 = 416vàng và 108 + 32 = 140 xanh, xấp xỉ 3 vàng : 1 xanh. Tương tự, về hình dạnghạt, ta có 315 + 108 = 423 trơn và 101 + 32 = 133 nhăn, xấp xỉ 3 trơn : 1 nhăn.Điều đó chứng tỏ mỗi tính trạng đều tuân theo quy luật phân ly 3 trội :1 lặn.- Bằng cách áp dụng quy tắc nhân xác suất của các biến cố độc lập, ta dễdàng chứng minh được rằng sự phân ly của hai tỷ lệ này là hoàn toàn độc lậpnhau như dự đoán ban đầu. Thật vậy, (3 vàng :1 xanh)(3 trơn :1nhăn) = 9 vàngtrơn : 3 vàng-nhăn : 3 xanh-trơn : 1 xanh-nhăn.- Nội dung của quy luật “Các cặp nhân tố di truyền quy định các tínhtrạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử”( SGK Sinhhọc 12 cơ bản – trang 38)2.2. Thực trạng:5Trong quá trình giảng dạy mong muốn cao nhất của mỗi giáo viên là saumỗi tiết dạy, mỗi bài học, mỗi chương học sinh có thể vận dụng kiến thức bàihọc vào thực tế và rõ nhất vào các bài luyện tập để từ đó học sinh đạt được kếtquả cao trong học tập. Thực tế trong những năm học gần đây hình thức kiểm traở môn Sinh học 12 đã được thay đổi theo hướng trắc nghiệm khách quan nên bảnthân tôi trong quá trình giảng chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”nhận thấy cần phải có sự thay đổi phương pháp trong việc giúp học sinh tìmnhanh tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của phép lai đặc biệt trong các phép tạp giao rấtphức tạp.Thực tế ở một số môn học khoa học tự nhiên như : Toán, Vật lý, Hóa học,…việc hình thành kỹ năng giải bài tập là một việc làm thường xuyên và khôngthể thiếu được thông qua các tiết bài tập, luyện tập, tự chọn, học thêm, học theonhóm...Tuy nhiên đối với môn Sinh học, qua điều tra về thực trạng kỹ năng giảibài tập Sinh học nói chung và đặc biệt là bài tập tạp giao phức tạp trong các quyluật di truyền (QLDT) của học sinh nói riêng hiện nay cho thấy phần lớn họcsinh còn lúng túng. Chính điều đó đã hạn chế rất nhiều đến việc tiếp thu kiếnthức di truyền học của học sinh cấp trung học phổ thông, hạn chế học sinh nắmđược mối quan hệ chặt chẽ giữa các kiến thức đã học để từ đó nắm được bảnchất của kiến thức, phù hợp với đề thi Đại Học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạotrong vài năm trở lại đâyNguyên nhân của thực trạng trên, theo tôi có một số nguyên nhân sau :- Về phía giáo viên : Việc trang bị cho học sinh những kiến thức có liênquan đến kỹ năng giải bài tập di truyền chưa được đầy đủ. Ví dụ như kiến thứcvề quá trình giảm phân phát sinh giao tử,tỉ lệ các loại giao tử, quá trình tổ hợp tựdo của các loại giao tử trong thụ tinh; các mối quan hệ trong các QLDT, đặc biệtlà kiến thức cốt lõi của các quy luật di truyền là quy luật của Menđen- Về phía học sinh : Nhiều em chưa có phương pháp học tập phù hợp, họctheo kiểu thụ động hoặc xem môn Sinh học là môn học phụ. Chính điều này đãảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập bộ môn.- Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bố trí tiết bàitập cho học sinh rất ít, trong cả chương quy luật di truyền chỉ có 2 tiết : tiết 16 vàtiết 17 trong phân phối chương trình Sinh học lớp 12 cơ bản. Vì vậy, giáo viêncũng rất khó hướng dẫn các bài tập cho học sinh theo đúng yêu cầu chưa nói đếncác dạng bài tập mà đề thi Đại Học thường đề cập, đặc biệt là dạng bài tập tạpgiao phức tạp. Mặt khác thời gian học thêm môn Sinh Học trong các trườngTHPT cũng rất hạn chế- Một vài năm gần đây, số học sinh thi Đại Học khối B của trường THPTQuảng Xương 2 giảm rõ rệt, một phần do một số trường Y lấy điểm đầu vào quácao nên đa số học sinh không mặn mà với môn Sinh Học, một phần không có6thời gian trên lớp để hướng dẫn kỷ các em các kiến thức vận dụng giải các bàitập.Từ những thực trạng đó để có thể nâng cao chất lượng dạy và học mônSinh học nói chung và các QLDT nói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần có nhữngbiện pháp cụ thể, nhất là hình thành cho học sinh được kỹ năng giải bài tập ditruyền, đặc biệt các bài tập tạp giao phức tạp góp phần khắc phục những yếukém của học sinh hiện nay.2.3. Các giải pháp để hình thành kỹ năng giải nhanh bài tập tạp giao bằngphương pháp tính tỉ lệ giao tửNếu trong quần thể tại thời điểm xác định có n kiểu gen thì số phép laitạp giao có thể xảy ra là: n + C n2 =n(n + 1).Vì vậy nếu trong quần thể có càng2nhiều kiểu gen thì số phép lai xảy ra càng nhiều nên việc viết kết quả các phéplai đó,đồng thời thống kê kết quả về kiểu gen và kiểu hình của tất cả các phép lairất phức tạp, tốn thời gian và nhiều khi còn sai sót, không phù hợp với hình thứcthi trắc nghiệm hiện nay. Nhưng nếu áp dụng cách tính tỉ lệ giao tử thì đơn giảnvà nhanh hơn rất nhiều, phù hợp khi làm bài tập trắc nghiệm đặc biệt là thi đạihọc2.3.1.Trong phép lai một tính trạng do một cặp gen quy định :Từ quy luật phân li của MenĐen, giáo viên yêu cầu học sinh hình thànhđược các sơ đồ lai, kết quả về tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ giao tử tương ứngsau:Phép lai của PAAx AATỉ lệ KG ở F1100% AATỉ lệ KH ở F1 Tỉ lệ giao tử tạo ra ở F1100% AA= 1( 100% trội)AA x Aa1AA: 1Aa100% AA= ¾( 100% trội)a = 1/4AA x aa100% Aa100% AA= ½( 100% trội)a = 1/2Aa x Aa1AA: 2Aa: 1aa3 A- : 1 aaA = 1/2(3 trội : 1 lặn) a = 1/2Aa x aa1Aa : 1aa1 A- : 1aaA= ¼(1 trội : 1 lặn) a = 3/4aa x aa100% aa100% aaa=1(100% lặn)Trong quá trình giảng dạy, giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm được 6 sơđồ trên để áp dụng vào giải bài tập, đây chính là cơ sở chính để giải quyết nhanhcác bài tập quy luật di truyền nói chung và bài tập tạp giao phức tạp bằngphương pháp tính tỉ lệ giao tử nói riêng.7Ngoài ra, nếu nhũng bài tập nào không thuộc trong 6 dạng trên thì giáoviên đưa ra công thức tổng quát hơn bằng cách cho học sinh tự hoàn thành bàitập sau: Cho thế hệ ban đầu có kiểu gen như sau: dAA + hAa + r aa ( trong đó d+ h + r = 1), tính tỉ lệ giao tử tạo ra. Từ đó học sinh rút ra được công thức tổngquát: tỉ lệ giao tử tạo ra là: A = d + h/2 và a = h/2 + rKhi gặp các bài tập tạp giao giữa rất nhiều kiểu gen với nhau thì chúng tanên tính tỉ lệ giao tử, sau đó cho các alen kết hợp một cách ngẫu nhiên với nhauđể xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình hoặc những chỉ tiêu liên quan đến kiểu genvà kiểu hình mà đề bài yêu cầuVí dụ 1: Cho 2 cây cà chua thân cao giao phối với nhau, F1 xuất hiện toànthân cao.Tiếp tục cho cây F1 giao phối với nhau thu F2 có cả thân cao với câythân thấp.Biết chiều cao thân do 1 gen quy định.xác định kiểu gen của F 2 tínhchungtừcáctổhợplaiF1:A. 3AA:2Aa:3aaB. 9AA:6Aa:1aaC.1AA:6Aa:9aaD. 1AA:2Aa:1aa- Cách giải : Từ đề bài suy ra thân cao( A) trội hoàn toàn so với thânthấp(a). Ta có: P : AA X Aa → F1: 1 AA: 1 Aa ( 100% thân cao)- Cách giải truyền thống :Cho F1 giao phối với nhau, có 3 phép lai xảy ra làAA X AA và AA X Aa và Aa x AaĐể viết được kết quả 3 phép lai trên sau đó tổng hợp kết quả chung rất mấtthời gian, phức tạp, dễ nhầm kết quả.- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ kết quả F1: 1AA:1Aa tacó thể tính tỉ lệ giao tử của bố và mẹ là 3/4A: 1/4a.Khi cho F 1 phối với nhau tacó: (3/4A:1/4a)(3/4A:1/4a) = 9/16 AA: 6/16Aa: 1/16 aa nên chọn đáp án BVí dụ 2: Cho một cây hoa đỏ lai với một cây hoa vàng, F 1 thu được toànhoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F 2 có tỉ lệ 601 cây hoa đỏ: 198 cây hoavàng.Tiếp tục cho các cây F2 hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau.Tỉ lệ kiểuhình thu được ở thế hệ lai là:A. 8:1B. 5:1C. 3:1D.1:2:1- Cách giải: Từ kết quả bài ra ta có tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so vớitính trạng hoa vàng. Qui ước: A: đỏ; a: vàng.Ta có sơ đồ lai sau:→ F1 :P:AAxaaAa → F2:1AA:2Aa:1aa- Cách giải truyền thống :F2 hoa đỏ( có kiểu gen AA và Aa) giao phối ngẫu nhiên, có 3 phép lai xảyra: AA x AA và AA x Aa và Aa x Aa- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:F2: 1AA: 2Aa : 1aaF2 hoa đỏ giao phối ngẫu nhiên, tức là cho 1AA, 2Aa giao phối ngẫu nhiênvới nhau.8→F2=(1/3 AA: 2/3 Aa) x (1/3 AA: 2/3 Aa)GiaotửcủaF2là:A=2/3;a=1/3→ F3: aa = 1/3 x 1/3 = 1/9 nên A- = 8/9, chọn đáp án A- Ví dụ 3 ( ĐH 2012). Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen cóhai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường:alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn sovới alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ởtrạng thái cân bằng ditruyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trongquần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu h.nh thuđược ở đời con là:A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngB. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngC. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngD. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngHướng dẫn:aa = 4% → tần số alen a = 0.2 ; Tần số alen A = 0.8→ CTDT của QT: 0.64AA : 0.32Aa : 0.04aaToàn bộ cây hoa đỏ gồm 0.64AA : 0.32Aa → 2AA : 1Aa → Tỉ lệ giao tử tạo ra:a = 1/6 , A = 5/6→ Tỷ lệ cây hoa trắng (aa) ở đời con = 1/6 x 1/6 = 1/36→ Tỷ lệ cây hoa đỏ (A-) ở đời con = 1 - 1/36 = 35/36 nên ta chọn đáp án B2.3.2.Trong phép lai hai hay nhiều tính trạng do hai hay nhiều cặp genquy định phân li độc lập:Giáo viên sử dụng hệ quả của qui luật phân li độc lập Menden là “Khi laicặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản ,ditryền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xácsuất của các tính trạng hợp thành nó”Ví dụ 4: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ,alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dịhợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắngvà 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F 1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biếnvà chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 làA. 4/9.B. 2/9.C. 1/9.D. 8/9.- Cách giải truyền thống: F1 có tỉ lệ phân li như sau: 9A-B-: 3A-bb:3aaB-: 1aabb. Vậy khi cho giao phấn cây F 1 có kiểu hình cây cao, hoa trắng (Abb) với cây F1 thân thấp, hoa đỏ ( aaB-) thì ta có 4 trường hợp xảy ra như sau:- 1AAbb x 1aaBB- 1AAbb x 2aaBb- 2Aabb x 1aaBB- 2Aabb x 2 aaBbViệc viết kết quả của 4 phép lai trên là quá phức tạp- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:Ta có phép lai: cây cao, hoa trắng (A-bb) xcây thấp, hoa đỏ (aaB-)+ Xét riêng tính trạng chiều cao cây: trong cây cao (A-), ta có:9A- = 1AA + 2Aa nên ta tính được tỉ lệ giao tử được sinh ra từ cây này là A = 2/3và a = 1/3, còn cây thấp aa sinh ra giao tử a = 100%Vậy xác suất bắt gặp cây cao là: A- = 2/3.1 = 2/3+ Xét riêng tính trạng màu sắc hoa, tương tự ta cũng có, trong cây hoa đỏ(B-) =1BB+2Bb tạo ra giao tử B = 2/3 và b = 1/3, còn cây hoa trắng tạo ra b = 100%Vậy xác suất bắt gặp cây hoa đỏ là: 2/3.1 = 2/3Kết luận: Xác suất cần tìm theo đề bài là: 2/3.2/3 = 4/9 nên ta chọn đáp án AVí dụ 5: Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giaophối 2 cơ thể có KG AaBb và aaBb với nhau, sau đó cho F1 tạp giao.a) Tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F2 làA. 1/16B. 1/8C. 3/32D. 3/16b) Tỉ lệ kiểu gen aabb và AaBb ở F2 lần lượt làA. 1/8 và 3/16B. 9/64 và 3/16C. 1/8 và 1/4D. 9/64 và 1/4c) Tỉ lệ kiều hình A-B- ở F2 làA. 21/64B. 18/64C. 14/64D. 27/64- Cách giải truyền thống :P:AaBb X aaBbGP: AB, Ab,aB, abaB, abF1: Thu được 6 loại kiểu gen là: AaBB; AaBb; Aabb; aaBB; aaBb; aabbVậy nếu cho F1 tạp giao với nhau thì xảy ra6(6 + 1)= 21 phép lai, để viết221 phép lai đó rồi thống kê kết quả thì rất mất thời gian, phức tạp mà kết quảkhông chính xác- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:Tách riêng từng cặp gen ta có: P (Aa x aa)(Bb x Bb)Ta có kết quả F1: ( 1Aa: 1aa)( 1BB : 2Bb : 1bb)Tính tần số của từng alen ta có: A = ¼; a = ¾; B = ½; b = ½;Khi cho F1 tạp giao tức là: (1/4A: 3/4a)(1/4A: 3/4a)(1/2B:1/2b)(1/2B:1/2b)Qua đây ta có thể tính nhanh được các câu hỏi trong bài trên là:1 3 1 14 4 2 2a. Tỉ lệ kiểu gen AaBB = 2. . . . =3nên chọn đáp án C32b. Tỉ lệ kiểu gen aabb = ¾.3/4.1/2.1/2 = 9/64; KG AaBb = 2.1/4.3/4.2. ½.1/2 =3/16 nên chọn đáp án Bc. Tỉ lệ kiểu hình A-B- = (1- aa)(1- bb) = (1- ¾.3/4)(1- ½.1/2) = 9/16.1/4= 9/64nên chọn đáp án AVí dụ 6Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toànso với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alenb qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ởmột quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt10dài, đỏ; 1425 hạt tròn, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.Nếu vụ sau mang tất cả các hạt cókiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt khi thu hoạch sẽ như thế nào?- Cách giải truyền thốngNếu bài này sử dụng cách giải thông thường theo các bước: xét riêng từng cặptính trạng, xét xem mỗi cặp tính trạng di truyền theo quy luật di truyền nào, tìmkiểu gen của bố mẹ, viết sơ đồ lai, tìm các kiểu gen của hạt có kiểu hình dài, đỏ,sau đó viết sơ đồ lai giữa các kiểu gen có kiểu hình dài, đỏ với nhau, thống kêkết quả thì sẽ rất mất thời gian, học sinh bị rối dẫn đến dễ sai sót- Cách giải sử dụng sáng kiến kinh nghiệm thì rất đơn giản như sau:Xét từng tính trạng trong quần thể:+ Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài → Tỉ lệ giao tử tạo ra: a = 0,9; A =0,1 → cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa+ Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng → Tỉ lệ giao tử tạo ra: b = 0,5; B =0,5. → cấu trúc di truyền gen qui đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bbCác hạt dài,đỏ có tần số kiểu gen là: (0,81 aa. 0,25 BB): (0,81 aa. 0,5 Bb) =1aaBB: 2aaBb.Nếu tách riêng từng cặp gen thì ta có: aa x aa → 100%aa vì vậy chúng ta chỉcần xét 1 BB, 2Bb giao phấn ngẫu nhiên với nhau với tỉ lệ giao tử: B = 2/3; b = 1/3→ Nếu đem các hạt này ra trồng sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình tính (theo lí thuyết)thu được ở vụ sau là: (2/3 B: 1/3 b)(2/3 B:1/3 b) = 8/9 B-: 1/9 bb = 8 đỏ: 1 trắngVậy khi xét cả 2 cặp gen ta có t lệ là: 8 hạt dài đỏ(aaB-): 1 dài trắng (aabb)2.3.3. Dùng phương pháp tính tỉ lệ giao tử để giải nhanh các bài tập tạpgiao thuộc quy luật di truyền tương tác genVề bản chất thì quy luật di truyền tương tác giống với quy luật phân li độclập của Menđen tức là các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhaunên chúng phân li độc lập, chỉ khác ở quy luật phân li Menđen thì mỗi cặp gênquy định 1 tính trạng còn ở tương tác gen thì nhiều cặp gen cùng quy định 1 tínhtrạng nên chúng ta có thể áp dụng phương pháp tính giao tử để giải nhanh các bàitập có nhiều phép lai phức tạpVí dụ 7( ĐH 2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoatrắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấnvới nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng khôngxảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn vềhai cặp gen trên chiếm tỉ lệ:A. 1/12B. 1/24C. 1/8D. 1/16Cách giải:- F2 có tỉ lệ 81,25% trắng : 18,57% đỏ = 13 : 3 => Tương tác át chế.nên (A-B-: A- bb : aabb) quy định hoa trắng ; aaB- quy định hoa đỏ- F2 có 16 tổ hợp => F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb)- Ở thế hệ F1 chỉ có kiểu gen AaBb => Tỉ lệ giao tạo ra từ F1 là:11A = a = 1/2 ; B = b = 1/2- Cây hoa đỏ ở F2 gồm có 1aaBB : 2aaBbF2 có 100% aa => Tỉ lệ giao tử a = 1F2 có 1BB : 2Bb => Tỉ lệ giao tử B = 2/3 , b = 1/3=> Tần số kiểu gen aa = 1/2 x 1 = 1/2Tần số kiểu gen bb = 1/2 x 1/3 = 1/6=> Kiểu gen aabb = 1/2 x 1/6 = 1/12 nên ta chọn đáp án A2.3.4. Dùng phương pháp tính tỉ lệ giao tử để giải nhanh các bài tập tạpgiao thuộc quy luật di truyền liên kết với giới tínhSự di truyền của các tính trạng liên kết với giới tính có nhiều điểm khácbiệt với sự di truyền của các tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường quyđịnh nhưng về bản chất thì đây cũng là sự di truyền của một cặp NST. Vì vậy đốivới các bài tập tạp giao phức tạp ta sử dụng phương pháp tính tỉ lệ giao tử sẽnhanh và đơn giản hơn rất nhiều, tuy nhiên khi tính tỉ lệ giao tử chúng ta tínhriêng cho mỗi giới đực, cáiĐối với gen liên kết với giới tính, nếu có n loại kiểu gen của cơ thể đực vàm kiểu gen của cơ thể cái thì số phép lai khi tiến hành tạp giao là n x mVí dụ 8: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giớitính X ở vùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thếhệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt trắng sau đócho F1 tạp giao. Trong số ruồi ở F2 thì ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ:A. 62,5%B. 75%C. 50%D. 31,25%A a- Cách giải: Theo đề ra ta có phép lai: P: X XxXaYF1 thu được: 1XAXa; 1XaXa ; 1XAY ; 1XaYKhi cho F1 tạp giao, tức là có 4 phép lai xảy ra, chúng ta sẽ tính tỉ lệ giao tử:- Ở giới cái có 1XAXa; 1XaXa sẽ tạo ra tier lệ giao tử là: XA = ¼ và Xa = ¾- Ở giới đực có 1XAY ; 1XaY sẽ tạo ra tỉ lệ giao tử là: XA = ¼ ; Xa = ¼ vàY = 2/4Vậy trong số ruồi ở F2 thì ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ:¼ . ¼ + ¼ . ¼ + ¾ . ¼ = 5/16 = 31,25% nên ta chọn DVới phương pháp tính này ta có thể dễ dàng giải quyết được rất nhiều câuhỏi liên quan đến tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen từ bài tập của ví dụ 8.Còn nếu bài toán chỉ yêu cầu tính ở 1 giới nào đó chứ không phải tính ởtất cả con thu được ở F2 thì chúng ta có thể có 2 cách tính như sau:- Cách 1: Chúng ta tính tương tự như trên sau đó chúng ta lấy kết quả chia cho 2vì tỉ lệ đực: cái = 1: 1- Cách 2: Chỉ tính tỉ lệ giao tử ở giới XY theo yêu cầu của bài, cụ thể:+ Nếu tính ở giới XX chúng ta chỉ quan tâm đến tỉ lệ 2 loại giao tử là XA ; Xa+ Nếu tính ở giới XY chúng ta chỉ quan tâm đến loại giao tử Y = 1Ví dụ 9: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giớitính X ở vùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế12hệ xuất phát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt đỏ sau đó choF1 tạp giao. Tỉ lệ phân tính ở F2 là:A. 13 đỏ: 3 trắng B. 11đỏ: 5 trắng C. 3 đỏ: 1 trắng D. 5 đỏ: 3 trắng- Cách giải: Theo đề ra ta có phép lai: P: XAXaxXAYF1 thu được: 1XAXA; 1XAXa ; 1XAY ; 1XaYKhi cho F1 tạp giao, tức là có 4 phép lai xảy ra, chúng ta sẽ tính tỉ lệ giao tử:- Ở giới cái có 1XAXA; 1XAXa sẽ tạo ra tỉ lệ giao tử là: XA = 3/4 và Xa = 1/4- Ở giới đực có 1XAY ; 1XaY sẽ tạo ra tỉ lệ giao tử là: XA = ¼ ; Xa = ¼ vàY = 2/4Ta dễ dàng tính được số ruồi trắng thu được ở F2 là:¼ .1/4 (XaXa) + ¼ .2/4 (XaY) = 3/16 nên tỉ lệ phân tính ở F2 là: 13 đỏ: 3 trắng,chọn đáp án A2.3.5. Dùng phương pháp tính tần số alen để giải nhanh các bài tập tạp giaothuộc quy luật di truyền tổng hợpVí dụ 10 (ĐH 2013): Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắcthể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quyđịnh tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng khôngtương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắtnhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sauI21II345768Quy ước: Nam tóc quăn và không bị mù màu: Nữ tóc quăn và không bị mù màu: Nam tóc thẳng và bị mù màu?III9101112Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặpvợ chồng III 10 − III 11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng khôngmang alen lặn về hai gen trên làA. 4/9B. 1/6C. 1/8D. 1/3Cách giải:- Xét riêng từng cặp gen:+ Cặp (A, a): Số 9: aa => 5, 6 là Aa => 10 (1/3AA: 2/3Aa)=> Tỉ lệ giao tử A = 1/3 + 1/6 = 2/3 => a =1/3Tương tự cho số 11: Tỉ lệ giao tử A = 1/3 + 1/6 = 2/3 => a =1/3 xác suất con của 10 x 11 không mang gen a là: 2/3 A x 2/3A = 4/9 AA+ Cặp XM, Xm: Số 10 – XMY không mang gen bệnh nên tỉ lệ giao tử XM = 1/2 số 11: (1/2 XMXm: ½ XMXM) nên tỉ lệ giao tử XM = ¾.13 Xác xuất sinh con không chứa Xm = ¾ x 1/2 = 3/8=> Xác xuất sinh con không chứa cả 2 alen lặn: 4/9 x 3/8 = 1/6, nên chọn đáp án B2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmĐể đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, Tôi đã tiến hành chọn 2lớp học sinh có năng lực tương đương nhau để hướng dẫn các em giải các dạngbài tập quy luật di truyền, bài tập tạp giao+ Lớp thực nghiệm 12B 1 năm học 2015 - 2016: Dạy học sinh cách giảibài tập tạp giao theo phương pháp tính tỉ lệ giao tử+ Lớp đối chứng 12B 2 năm học 2015 - 2016: Dạy học sinh theo phươngpháp giải bài tập truyền thốngTrong quá trình giảng dạy, ở cả nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng chúngtôi tiến kiểm tra sau khi kết thúc chủ đề dạy ( kết thúc chương 2: quy luật ditruyền).Sau khi tiến hành kiểm tra, làm biểu điểm, chấm chi tiết, xử lí số liệu bằngtoán thống kê đã thu được kết quảKết quả thống kê tỷ lệ HS khá, giỏi của lớp thực nghiệm so với lớp đốichứng:LoạiLớp12B2Sĩ số 4712B1Sĩ số 44LoạiSốlượng30 hsYếuTỉ lệ %TBTỉ lệ %63.8%LoạiSốlượng16hs10 hsKháTỉ lệ %34%LoạiSốlượng1hs22.7%9 hsGiỏiTỉ lệ %2.2%LoạiSốlượng020.6%15 hs34%10 hs22.7%0Nhận thấy:- Tỉ lệ % số học sinh đạt loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm (56.7%) luôn caohơn lớp đối chứng (2.2%). Ngược lại số học sinh tỉ lệ học sinh yếu ở lớp đốichứng( 63.8%) cao hơn rất nhiều lần ở lớp thực nghiệm (22.7%).- Nếu các dạng bài tập tạp giao phức tạp mà giáo viên không hướng dẫncho học sinh cách giải cụ thể thì rất ít học sinh có thể làm được ( ở lớp 12C 2 chỉcó 1 hs làm được những câu đơn giản), kể cả những học sinh có năng lực học tậpkhá, giỏi và được kết quả cao trong các bài kiểm tra môn Sinh học trước đó.- Ở lớp đối chứng, mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cách giải cụ thể nhưngcúng có khá nhiều em không giải được các dạng bài tương tự trong bài kiểm tra,qua đây thấy được bài tập tạp giao là 1 dạng bài tập Sinh học khó vì vậy trongnhững năm gần đây dạng bài tập này thường xuất hiện trong các đề thi học sinhgiỏi cấp tỉnh và đề thi đại học.14PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ3.1. Kết luậnSau khi thực hiện xong sáng kiến kinh nghiệm, bản thân cá nhân tôi nhậnthấy rằng : Khi học sinh thực hiện dùng tỉ lệ giao tử để xác định tỉ lệ kiểu gen vàkiểu hình trong các bài tập tạp giao đã rút ngắn được thời gian làm bài ,có tínhchính xác cao và học sinh dễ dàng thực hiện các phép lai nhiều tính trạng, cácphép lai tổng hợp nhiều qui luật di truyền. Đây là điểm mạnh của phương phápnày. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này thường dựa trên sáu phép lai trongquy luật phân li của Menđen nên bắt buộc học sinh phải nhớ sáu phép lai này,đây cúng chính là kiến thức cốt lõi để thực hiện các dạng bài tập đơn giản, thôngthường của quy luật di truyền giúp học sinh hứng thú, sáng tạo trong học tập.Với phương pháp này, tôi cũng áp dụng để dạy bồi dưỡng đội tuyển họcsinh giỏi cấp tỉnh khối 12 và dạy ôn thi đại học.Khi biết cách giải bài tập tạp giao bằng phương pháp tính tỉ lệ giao tử thìhọc sinh rất dễ dàng giải quyết các dạng bài tập tạp giao trong chương 3: ditruyền học quần thể3.2. Kiến nghị- Do thời gian dành cho nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế,các thực nghiệm sư phạm chưa nhiều, cần tiếp tục triển khai thực nghiệm trênnhiều đối tượng HS khác nhau và mong đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cácdạng bài tập cho đề tài phong phú hơn- Có thể áp dụng phương pháp này cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏivà luyện thi đại học.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Người viết SKKN15Viên Đình HợpPHỤ LỤCĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ TÀIĐề gồm 10 câu trắc nghiệmThời gian làm bài: 25 phút( không kể thời gian giao đề)Câu 1: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen về lai 1 tính hoa đỏvà trắng thuần chủng.Nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểuhình ở F3 được dự đoán là:A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.C. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.Câu 2: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b:hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì:Khi chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F 1cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyếtthì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 làA. 4/9.B. 2/9.C. 1/9.D. 8/9.Câu 3: Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giao phối 2cơ thể có KG AaBb và aaBb với nhau, sau đó cho F 1 tạp giao.Tỉ lệ kiểu hình Abb và aaB- ở F2 lần lượt làA. 9/64 và 21/64B. 7/64 và 21/64C. 9/64 và 27/64D. 7/64 và 27/64Câu 4: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST giới tính X ởvùng không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Thế hệ xuấtphát cho giao phối ruồi cái mắt đỏ dị hợp với ruồi đực mắt trắng sau đó cho F 1tạp giao. Trong số ruồi cái ở F2 thì ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ:A. 62,5%B. 75%C. 50%D. 31,25%Câu 5: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thểthường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy địnhcánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánhngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tụccho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắnchiếm tỉ lệA. 39/64B. 1/4C. 3/8D. 25/6416Câu 6: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồngcủa nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so vớialen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thuđược F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F 1 giao phối tự do vớinhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F 2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉlệA. 6,25%B. 31,25%C. 75%D. 18,75%Câu 7: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen,alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng sốgiao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tửmang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biếnở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệA. 0,5%B. 90,5%C. 3,45%D. 85,5%Câu 8. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trênnhiễm sắc thể thường:alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quyđịnh hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số câyhoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giaophấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngB. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngC. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngD. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắngCâu 9: Ở một loài động vật (con cái XX; đực XY), chiều dài cánh do một gen có2 alen nằm trên NST thường quy định. Hình dạng mắt do một gen có 2 alen nằmtrên vùng tương đồng của NST X và Y quy định. Biết tính trạng cánh dài và mắttròn là trội hoàn toàn so với cánh ngắn và mắt dẹt.Thế hệ xuất phát cho giao phối con cái thuần chủng cánh dài, mắt dẹt với conđực thuần chủng cánh ngắn, mắt tròn được F 1. Cho các cá thể F1 giao phối vớinhau được F2, không xét sự phát sinh đột biến.Cho tất cả đực và cái có kiểu hìnhcánh dài, mắt tròn ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Kiểu hình cánh ngắn, mắtdẹt thu được ở F3 chiếm tỉ lệA. 1/72.B. 1/48.C. 3/144.D. 1/36.Câu 10: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn khôngtương đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alenb qui định mắt màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ, F 1 có cảruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao.Ruồi mắt đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:A. 3/16B. 7/16C.9/16D.13/16ĐÁP ÁN:1A2B3D4A5D6B7C8B9A10D17TÀI LIỆU THAM KHẢO:1.Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2008), Sách sinh học 12 chương trìnhchuẩn -Nhà xuất bản giáo dục.2. Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2008), Sách giáo viên sinh học 12chương trình chuẩn - Nhà xuất bản giáo dục.3. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2008),Sách sinh học 12 chương trình nâng cao,Nhà xuất bản giáo dục.4. Vũ Văn Vụ và cộng sự (2008),Sách giáo viên sinh học 12 chương trìnhnâng cao, Nhà xuất bản giáo dục.5. Đề thi Đại học, cao đẳng các năm6. Đề thi học sinh giỏi Tỉnh Thanh Hóa các năm18