Phương pháp nghiên cứu lịch sử học

Hai phương pháp lịch sử và lô-gíc có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển các ngành khoa học lý thuyết. Nắm được hai phương pháp này, chúng ta cũng phần nào hiểu hơn về các môn học thuộc chủ nghĩa Mác – Lênin.

I. Đặc điểm của lịch sử và lô-gíc

1. Lịch sử và phương pháp lịch sử

1.1. Lịch sử:

Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc trong xã hội đều có lịch sử của mình. Phạm trù lịch sử chỉ quá trình phát triển và diệt vong của nó.

Đặc điểm của lịch sử là nó diễn ra theo một trật tự thời gian với những biểu hiện cụ thể, nhiều hình nhiều vẻ, trong đó không chỉ có cái bản chất, cái tất nhiên mà còn có cái không bản chất, cái ngẫu nhiên, cả những bước quanh co của sự phát triển.

Ý thức, tư tưởng cũng có lịch sử của mình với tính cách là lịch sử của quá trình phản ánh.

1.2. Phương pháp lịch sử:

– Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử – cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó, phải nắm lấy sự vận động lịch sử trong toàn bộ tính phong phó của nó, bám sát lấy sự vật trong “máu thịt” của nó, phải theo dõi mọi bước đi của lịch sử theo trình tự thời gian.

Ví dụ: Việc nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp lịch sử đòi hỏi phải bắt đầu mô tả quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản trong các nước riêng lẻ ở châu Âu và châu Mỹ với vô số những chi tiết và những hình thức cụ thể, trong đó biểu hiện cả cái phổ biến, cái tất nhiên, cả cái đặc thù, cái đơn nhất, cái ngẫu nhiên.

– Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lịch sử như lịch sử xã hội, lịch sử dân tộc, lịch sử kin tế, lịch sử văn hóa, lịch sử Đảng… Không có phương pháp lịch sử sẽ không có khoa học lịch sử.

Tuy nhiên, không phải bao giờ và với bất cứ đối tượng nghiên cứu nào phương pháp lịch sử cũng thích hợp. Bởi vì lịch sử thường phát triển qua những bước nhảy vọt và những bước khúc khuỷu quanh co, và nếu nhất định bất cứ ở chỗ nào cũng phải đi theo nó, thì không những sẽ phải nêu lên nhiều tài liệu không quan trọng, mà thường còn phải ngắt đoạn tiến trình tư tưởng nữa. Trong những trường hợp đó, phương pháp lô-gíc là thích hợp và có ưu thế hơn.

2. Lô-gíc và phương pháp lô-gíc

2.1. Lô-gíc:

Phạm trù lô-gíc có hai nghĩa:

– Thứ nhất, nó chỉ tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật, đó là lô-gíc khách quan của sự vật.

– Thứ hai, nó chỉ mối liên hệ tất yếu, nhất định giữa các tư tưởng phản ánh thế giới khách quan vào ý thức con người. Đó là lô-gíc của tư duy, của lý luận.

Với nghĩa thứ hai, lô-gíc là sự tái tạo dưới dạng hình ảnh tinh thần khách thể đang vận động và phát triển với những mối liên hệ tất yếu, nhất định. Lô-gíc còn nói lên trật tự giữa các bộ phận của tư tưởng: các khái niệm, phạm trù, lý thuyết…

2.2. Phương pháp lô-gíc:

– Phương pháp lô-gíc vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp này có nhiệm vụ dựng lại cái lô-gíc khách quan trong sự phát triển của sự vật.

Quá trình tư duy theo phương pháp lô-gíc phải bắt đầu từ khởi điểm của lịch sử và phải tập trung nghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển tương đối hoàn thiện của nó.

Nói cách khác, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất quán về lý luận. Nó là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp…

– So với phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gíc có ưu thế ở chỗ nó không những phản ánh bản chất, tính tất nhiên, quy luật của sự vật mà còn phản ánh được lịch sử phát triển của sự vật một cách tóm tắt, khái quát trên những giai đoạn chủ yếu.

Phương pháp lô-gíc có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố của sự nghiên cứu: Nghiên cứu kết cấu của sự vật cùng với việc hiểu lịch sử của sự vật đó trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng.

Phương pháp lô-gíc có vai trò to lớn trong các khoa học lý thuyết như kinh tế học. Tác phẩm tiêu biểu sử dụng phương pháp nghiên cứu này là bộ “Tư bản” của Các Mác.

II. Mối quan hệ giữa hai phương pháp

1. Mối quan hệ giữa lịch sử và lô-gíc:

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng lịch sử là tính thứ nhất, còn lô-gíc của tư duy là tính thứ hai. Lô-gíc là phản ánh của lịch sử, lô-gíc phải phục tùng lịch sử chứ không phải ngược lại. Do đó, lô-gíc phải gắn bó hữu cơ với lịch sử, phải phù hợp với lịch sử.

Thống nhất giữa lô-gíc và lịch sử là một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng của nhận thức khoa học và của việc xây dựng các lý thuyết khoa học.

– Sức mạnh của lô-gíc tư duy là phát hiện ra bản chất của lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của lịch sử, tước bỏ những cái gì là bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của lịch sử, tái hiện “lô-gíc khách quan” của lịch sử trong lô-gíc vận động của các khái niệm.

Như vậy, lô-gíc của tư duy, của lý luận không phải là sự sao chép máy móc, giản đơn lịch sử mà là sự phản ánh rút gọn và sáng tạo đối với lịch sử. Với ý nghĩa đó, lô-gíc chẳng qua là lịch sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi hình thái lịch sử và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên pha trộn.

2. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc:

Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc là hai phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Đồng thời, có nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc.

Phương pháp lịch sử phải nắm lấy cái lô-gíc, phải rút ra sợi dây lô-gíc chủ yếu của lịch sử thông qua việc phân tích những sự kiện và hiện tượng cụ thể.

Còn phương pháp lô-gíc phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh, và ruốt cuộc phải đem lại lịch sử trong tính bản chất của nó.

Tùy theo đối tượng nghiên cứu và yêu cầu cụ thể khác nhau mà người nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp lịch sử hay phương pháp lô-gíc là chủ yếu, song dù trong trường hợp nào cũng đều phải quán triệt nguyên tắc thống nhất lô-gíc và lịch sử. Lịch sử mà thiếu lô-gíc là mù quáng, còn lô-gíc mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tư biện.

8910X.com

Bài liên quan:

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 10 2016 14:34 Lượt xem: 14357

(TGAG)- Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic là hai phương pháp chuyên ngành nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Kết quả và chất lượng mỗi công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng theo một trình tự liên tục, trong mối liên hệ tác động lẫn nhau của chúng. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện, phong trào; làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng; làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự kiện, phong trào khác.Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, phương pháp lịch sử dùng để xem xét, trình bày quá trình phát triển của Đảng theo trình tự liên tục về thời gian: Thời kỳ vận động thành lập Đảng (1920 - 1930); Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); Thời kỳ chống đế quốc Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975); Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975 - 1986); Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1986 - 1996); Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 đến nay). Khi trình bày các sự kiện lịch sử, chúng ta phải chọn các sự kiện, phong trào hoạt động tiêu biểu, điển hình gắn với từng thời kỳ lịch sử. Đồng thời, phải đặt quá trình phát triển của Đảng bộ địa phương với các Đảng bộ địa phương lân cận và Đảng bộ cấp trên. Từ đó, chúng ta sẽ thấy trong quá trình hình thành, phát triển và lãnh đạo của các Đảng bộ có sự liên hệ và tác động lẫn nhau trong suốt quá trình cách mạng để cùng thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Vận dụng đúng phương pháp lịch sử giúp chúng ta khôi phục sự thật lịch sử một cách chân thực, khách quan.Phương pháp lịch sử có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng lẻ phương pháp lịch sử thì công trình nghiên cứu, biên soạn sẽ rơi vào tình trạng chất đống sự kiện, không khái quát, đúc kết, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm; cần phải kết hợp phương pháp lô-gic.Phương pháp lô-gic là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử. Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử.Để đảm bảo vận dụng phương pháp lô-gic trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, đòi hỏi người viết phải đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, khuyết điểm của Đảng bộ địa phương lãnh đạo phong trào cách mạng; nêu đúng mức đóng góp của Đảng bộ và Nhân dân địa phương đối với phong trào cách mạng của Đảng bộ cấp trên và cả nước. Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic có mối liên hệ với nhau. Bởi vì, khi phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể là cơ sở để khái quát, rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Muốn nắm được bản chất, quy luật vận động của lịch sử phải luôn bám sát sự kiện lịch sử cụ thể, dẫn ra các sự kiện lịch sử để chứng minh. Trong công tác nghiên cứu, biên soạn chúng ta không thể tách rời hai phương pháp này. Nếu thiếu lô-gic thì phương pháp lịch sử sẽ mù quáng. Nếu không nghiên cứu lịch sử thì phương pháp lô-gic sẽ rỗng tuếch mất đối tượng.Ví dụ trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng qua hai cuộc  kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, để nắm bản chất, quy luật vận động của lịch sử trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đòi hỏi người viết phải vận dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic. Khi trình bày các quan điểm, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng cần bám sát diễn biến cụ thể của lịch sử, nghiên cứu các sự kiện cụ thể nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó, phải đánh giá thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Qua việc nghiên cứu, biên soạn các sự kiện cụ thể chúng ta sẽ thấy cuộc kháng chiến của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh chính nghĩa, là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, dân là gốc của cách mạng... Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Tùy theo nội dung, yêu cầu cụ thể của vấn đề nghiên cứu, biên soạn mà xác định phương pháp lịch sử hoặc phương pháp lô-gic là chủ yếu.Ví dụ cùng nguồn tài liệu về cuộc kháng chiến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mục đích của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng để dựng lại những quan điểm, đường lối của Đảng; phong trào cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó trong từng thời kỳ cần vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu. Mục đích của việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng muốn phân tích, khái quát lý luận, tìm ra quy luật qua cuộc hai kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân ta thì sử dụng phương pháp lô-gic là chính.Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng phải luôn vận dụng cả hai phương pháp lịch sử và lô-gic nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Việc vận dụng đúng hai phương pháp này góp phần làm nên chất lượng của công trình.

P. LLCT & LSĐ

Phương pháp nghiên cứu lịch sử học