Qua câu chuyện quả bầu em rút ra được bài học gì

Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 - Tuần 33

Soạn bài Chuyện quả bầu trang 119 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài 27 chủ đề Việt Nam quê hương em sách Tiếng Việt 2 tập 2.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Chuyện quả bầu Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào tên bài và tranh minh họa, hãy đoán xem câu chuyện nói về điều gì?

Gợi ý trả lời:

Câu chuyện nói về các dân tộc được sinh ra từ quả bầu.

Trả lời câu hỏi

1. Con dúi nói với hai vợ chồng điều gì?

2. Nhờ đâu hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ?

3. Kể lại những sự việc kỳ lạ xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?

4. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

a. Giải thích về nạn lũ lụt hàng năm.

b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta.

c. Nêu cách phòng chống thiên tai, lũ lụt.

Gợi ý trả lời:

1. Con dúi xin hai vợ chồng thương tình tha cho.

2. Nhờ có con dúi nên hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt.

3. Những sự việc kỳ lạ xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt:

  • Người vợ sinh ra một quả bầu.
  • Một hôm đi làm về, họ nghe thấy tiếng cười bên gác bếp từ quả bầu.

4. Theo em, câu chuyện nói về: b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Viết tên 3 dân tộc trong bài đọc.

2. Kết hợp các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm.

Gợi ý trả lời:

1. Tên 3 dân tộc trong bài đọc: Ê-đê, Ba-na, Kinh.

2. Kết hợp các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm:

  • Sấm chớp ầm ầm
  • Cây cỏ héo vàng
  • Mặt đất vắng tanh

Soạn bài phần Viết - Bài 27: Chuyện quả bầu

1. Viết chữ hoa: Ôn các chữ hoa.

2. Viết ứng dụng: Muôn người như một.

Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 27: Chuyện quả bầu

1. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh.

2. Sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện.

Chuyện quả bầu

3. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý trả lời:

1. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh:

  • Tranh 1: Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.
  • Tranh 2: Dúi chỉ cho hai vợ chồng cách tránh lũ lụt
  • Tranh 3: Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khơ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.
  • Tranh 4: Người vợ sinh ra quả bầu. Họ để quả bầu trên gác bếp.

2. Sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện: 2 - 1 - 4 - 3

Cập nhật: 20/07/2021

Chuyện Quả bầu là truyện cổ tích của dân tộc Khơ Mú, kể về nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước ta, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

1. Vợ chồng người đi rừng và con dúi

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

2. Câu chuyện quả bầu và nguồn gốc các dân tộc anh em

Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ Mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba Na, người Kinh,… lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Câu chuyện Quả bầu – Truyện cổ Khơ Mú
– TheGioiCoTich.Vn –

Chú thích trong câu chuyện Quả bầu

[1] Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất. [2] Sáp ong: chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ. [3] Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông. [4] Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.

Câu hỏi thử thách trong chuyện Quả bầu

  1. Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
  2. Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
  3. Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
  4. Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta.
  5. Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
Thiếu nữ Khơ Mú

Đôi nét về người Khơ Mú

Người Khơ Mú còn gọi là người Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực bắc Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền bắc Lào, Myanmar, tây nam Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam

Tại Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Người Khơ Mú nói tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Người Khơ Mú là sắc tộc sinh sống sớm nhất tại Lào, cùng với người Môn tại Thái Lan và người Mường tại Việt Nam tạo nên những cộng đồng cư dân bản địa sớm nhất ở khu vực.

Truyện cổ các dân tộc Việt Nam

Giáo án Tiếng việt lớp 2MÔN: TẬP ĐỌCTiết: CHUYỆN QUẢ BẦUI. Mục tiêu1.Kiến thức:-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.-Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.2.Kỹ năng:-3.Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ.Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em mộtnhà, có chung một tổ tiên.Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.Thái độ: Ham thích môn học.II. Chuẩn bị- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cầnluyện đọc.- HS: SGK.III. Các hoạt độngHoạt động của Thầy1. Khởi động [1’]Hoạt động của Trò- Hát.2. Bài cũ [3’] Bảo vệ như thế là rất tốt.- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câuhỏi về nội dung bài Bảo vệ như thếlà rất tốt.- Nhận xét, cho điểm HS.- 2 HS đọc tiếp nối, mỗi HSđọc 1 đoạn, 1 HS đọc toànbài. Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4của bài.3. Bài mớiGiới thiệu: [1’]- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?- Mọi người đang chui ra từ quảbầu.- Mở SGK trang 116.- Tại sao quả bầu bé mà lại có rấtnhiều người ở trong? Câu chuyệnmở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽcho các con biết nguồn gốc các dântộc Việt Nam.Phát triển các hoạt động [27’] Hoạt động 1: Luyện đọca] Đọc mẫu- Theo dõi và đọc thầm theo.- GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ýgiọng đọc:Đoạn 1: giọng chậm rãi.Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.Đoạn 3: ngạc nhiên.- Đọc bài.b] Luyện phát âm- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thứctiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từđầu cho đến hết bài. Theo dõi HSđọc bài để phát hiện lỗi phát âm củacác HS.- Hỏi: Trong bài có những từ nào khóđọc? [Nghe HS trả lời và ghi nhữngtừ này lên bảng lớp]- Từ: lạy van, ngập lụt, gió lớn;chết chìm, biển nước, sinh ra,đi làm nương, lấy làm lạ, laoxao, lần lượt,… [MB]; khúcgỗ to, khoét rỗng, mênhmông, biển, vắng tanh, giànbếp, nhẹ nhàng, nhảy ra,nhanh nhảu,… [MN]- Một số HS đọc bài cá nhân,sau đó cả lớp đọc đồng thanh.- Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầucho đến hết, mỗi HS chỉ đọc- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HSđọc bài.một câu.- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả- Câu chuyện được chia làm 3bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âmđoạn.cho HS, nếu có.+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa …hãy chui ra.c] Luyện đọc đoạn+ Đoạn 2: Hai vợ chồng … không- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: còn một bóng người.Câu chuyện được chia làm mấy + Đoạn 3: Phần còn lại.đoạn? Phân chia các đoạn ntn?- Tìm cách đọc và luyện đọctừng đoạn.Chú ý các câu sau:Hai người vừa chuẩn bị xong thìsấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùnùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và ngập mênh mông.// Muôn lồi đềuluyện đọc từng đoạn trước lớp.[Cách chết chìm trong biển nước.// [giọngtổ chức tương tự như các tiết học tập đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ củađọc trước đã thiết kế]cơn mưa]Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ nhữngcon người bé nhỏ nhảy ra.// NgườiKhơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dínhthan/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ ngườiThái,/ người Mường,/ người Dao,/người Hmông,/ người Ê-đê,/ ngườiBa-na,/ người Kinh,…/ lần lượt ratheo.// [Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạcnhiên]- Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1,2, 3 [Đọc 2 vòng].- Lần lượt từng HS đọc trướcnhóm của mình, các bạn trongnhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạntrước lớp, GV và cả lớp theo dõi đểnhận xét.- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọctheo nhóm.d] Thi đọce] Cả lớp đọc đồng thanh4. Củng cố – Dặn dò [3’]- Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị: Tiết 2.MÔN: TẬP ĐỌCTiết: CHUYỆN QUẢ BẦU [TT]III. Các hoạt độngHoạt động của Thầy1. Khởi động [1’]2. Bài cũ [3’]- Chuyện quả bầu [Tiết 1]3. Bài mớiGiới thiệu: [1’]- Chuyện quả bầu [Tiết 2]Hoạt động của Trò- HátPhát triển các hoạt động [27’] Hoạt động 1: Tìm hiểu bài- GV đọc mẫu lần 2.- Cả lớp theo dõi và đọc thầmtheo.- Con dúi là con vật gì?- Là lồi thú nhỏ, ăn củ và rễ câysống trong hang đất.- Sáp ong là gì?- Sáp ong là chất mềm, dẻo doong mật luyện để làm tổ.- Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồngngười đi rừng bắt được?- Con dúi mách cho hai vợ chồngngười đi rừng điều gì?- Hai vợ chồng làm cách nào để thốtnạn lụt?- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rấtnhanh và mạnh.- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật rasao?- Nó van lạy xin tha và hứa sẽnói ra điều bí mật.- Sắp có mưa to, gió lớn làmngập lụt khắp miền và khuyênhọ hãy chuẩn bị cách phònglụt.- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to,khoét rỗng, chuẩn bị thức ănđủ bảy ngày bảy đêm rồi chuivào đó, bịt kín miệng gỗ bằngsáp ong, hết hạn bảy ngày mớichui ra.- Sấm chớp đùng đùng, mâyđen ùn ùn kéo đến, mưa to,gió lớn, nước ngập mênhmông.- Mặt đất vắng tanh không cònmột bóng người, cỏ cây vàngúa.- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.- Hai vợ chồng người đi rừng thốtchết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng tatìm hiểu tiếp đoạn 3.- Là vùng đất ở trên đồi, núi.- Là những người đầu tiên sinhra một dòng họ hay một dântộc.- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.- Nương là vùng đất ở đâu?- Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?- Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợchồng sau nạn lụt?- Người vợ sinh ra một quả bầu.Khi đi làm về hai vợ chồngnghe thấy tiếng nói lao xao.Người vợ lấy dùi dùi vào quảbầu thì có những người từ bêntrong nhảy ra.- Dân tộc Khơ-me, Thái,Mường, Dao, H’mông, Ê-đê,Ba-na, Kinh.- Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,…- HS theo dõi đọc thầm, ghinhớ.- Những con người đó là tổ tiên củanhững dân tộc nào?- Các dân tộc cùng sinh ra từquả bầu. Các dân tộc cùngmột mẹ sinh ra.- Hãy kể tên một số dân tộc trên đấtnước ta mà con biết?- Nguồn gốc các dân tộc ViệtNam./ Chuyện quả bầu lạ./Anh em cùng một tổ tiên./…- GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước.- Câu chuyện nói lên điều gì?Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?4. Củng cố – Dặn dò [3’]- Chúng ta phải làm gì đối với các dântộc anh em trên đất nước Việt Nam?- Nhận xét tiết học, cho điểm HS.- Dặn HS về nhà đọc lại bài.- Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc.- Phải biết yêu thương, đùmbọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Video liên quan

Chủ Đề