Quần lĩnh là gì

Sau ngày Hà Nội tản cư, Lĩnh Bưởi, thứ vải “sành điệu” của một thời, một sản vật của kinh thành Thăng Long đã không còn nữa. Nó chỉ còn tồn tại trong những trang sử sách và những câu ca: Nhắn ai trẩy hội kinh thành/ Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về. Nhưng mới từ đầu năm 2008, lĩnh Bưởi đã được hồi sinh nhờ tấm lòng của một người con gái đất Bưởi.

Thứ vải “sành điệu” của một thời: “Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã”

Lĩnh hoa chanh là một loại vải được dệt nên từ sợi tơ quý, không thô, dày dặn, một mặt mờ, một mặt bóng, có điểm lấm tấm hoa mịn màng, kín đáo. Ngoài lĩnh hoa chanh còn có lĩnh trơn, lĩnh tía… Thời trang của những cô gái Hà thành quyền quý xưa chính là tóc vấn đuôi gà, áo the, quần lĩnh và đi hài. Vải the cũng được dệt từ sợi tơ tằm, dệt hơi thưa, chuội trắng, dùng để may áo mặc qua mùa nóng. Đẹp hơn cả là the của làng La Cả [nay thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây]. Lĩnh thì sợi mịn, mặt bóng, được dùng để may váy hoặc may quần. Hàng lĩnh thì nhiều nơi dệt được nhưng dệt lĩnh đẹp nhất Nam phải kể đến những người thợ dệt của làng Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân và Nghĩa Đô, được gọi chung là lĩnh Bưởi.

Sở dĩ lĩnh Bưởi xưa, được các bà, các cô chọn để may quần, may váy bởi tính chất nhẹ nhàng và óng ả của nó, nắm vào tay vò thì không nhàu, khi phơi thì nhẹ vờn bay trong gió. Khi được cắt, khâu thành quần thì nó tạo cho người mặc một cảm giác nhẹ bỗng. Sự óng ả, bóng mượt của những đường tơ làm tôn lên vẻ đẹp “thắt đáy lưng ong” của cô gái Hà thành. Tính chất mềm, nhẹ, dễ bay, sóng sánh theo mỗi bước chân đi, tạo cho người con gái kinh kỳ một vẻ yêu kiều, quyến rũ. Ngày ấy, chỉ cầm một tấm áo lĩnh là có thể trải qua một mùa hè nhẹ không.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Bao nhiêu công khó tơ lên lĩnh

Mẹ đứng làm hồ, bố dệt khung

Cùng được dệt lên từ sợi tơ tằm nhưng để dệt được tấm lĩnh thì phải công phu và tỷ mỷ hơn dệt lụa gấp nhiều lần. Theo lời cụ Phùng Văn Thiêm, 89 tuổi, người thợ dệt tài hoa duy nhất còn lại của làng Trích Sài  [nay là Ngõ 218, Đường Lạc Long Quân] có thể nhớ tỷ mỷ về cách dệt lĩnh thì, để dệt một tấm lĩnh phải có 4 – 5 người phục vụ. Kỳ công thứ nhất là ngay từ khâu chọn tơ để dệt. Tơ để dệt lĩnh phải là loại tơ tốt nhất, nhưng trước khi có thể mắc vào khung vào dệt vẫn phải nhặt tơ, phân ra làm 4 loại: sợi to, sợi vừa, sợi nhỏ và sợi xấu. Sợi to và sợi nhỏ sẽ được dùng đan xen với nhau để dệt ngang. Sợi vừa được dùng để dệt dọc. Sợi xấu thì loại để dùng làm những mặt hàng khác, kém chất lượng. Sau khi phân loại, tơ được đem đi hồ dọc để sợi tơ không bị bông. Hồ xong, tơ mới được mắc lên trục. Bây giờ, tấm lĩnh có đẹp hay không là nhờ bàn tay tài hoa của người thợ dệt. Khác với dệt lụa chỉ có 2 chuyên đòn, để dệt được 1 tấm lĩnh trơn phải có 5 chuyên đòn [chuyên đòn được làm bằng ngọn tre]. Dệt lĩnh trơn đã khó, dệt lĩnh hoa chanh  còn khó hơn. Khung dệt phải mắc thêm một thứ go hoa và phải thêm một người thợ bên khung để sử dụng go hoa đó, phối hợp với người với người dệt lĩnh ngồi dưới.

Nguyên sơ nhất chính là tấm lĩnh trắng, khi thành phẩm, có diện tích mỗi tấm là 0,5 x 6m, bề mặt bóng mịn, nâng lên tay thấy nhẹ như không, nắm trong lòng bàn tay, lúc thả ra không nhàu nhĩ. Lâu công nhất phải kể đến lĩnh đen. Để có tấm lĩnh trơn, đen nhánh, óng mượt cho các bà, các cô may quần, sau khi dệt xong tấm lĩnh mộc người thợ đem chuội trắng, nhuộm chàm. Suốt trong vòng 7 ngày sau đó, mỗi ngày phải nhuộm năm lần trong nước lá bàng, rồi trát bùn phơi khô. Hôm sau đem giặt, rồi lại tiếp tục nhuộm trong nước lá bàng cho đen khi tấm lĩnh đạt “35 thâm, 7 thố”. Sau đó, đem hồ để tăng thêm sức bền của sợi. Tấm lĩnh lại được cuốn lại lấy chày gỗ “nghè” cho mềm. Cụ Thiêm cho biết, vào ngày trời nắng ráo còn đỡ vất vả, chứ vào mùa xuân, tiết trời nồm, ẩm làm cho quá trình nhuộm “thâm” cho lĩnh còn khổ công hơn nhiều. Người còn nhớ chi tiết về cách nhuộm lĩnh chính là cụ Sen, 88 tuổi, em gái họ của cụ Thiêm, cũng là người làng Trích Sài.

Chính bởi sự tinh tế, công phu đó, việc bán lĩnh của người làng Sài cũng có những điểm rất riêng. Cụ Thiêm nhớ lại: hồi đó, chợ làng 1 tháng có 6 phiên. Người thầy tớ làng [hay còn gọi là mõ làng] dựng lên các lán lợp bằng rạ chạy suốt từ đầu dốc đến tận đình làng. Các lái buôn từ các nơi đổ về đây thuê các lán đó để làm chỗ ngồi chờ người bán. Dân làng thì cứ vào những ngày phiên, lại đem lĩnh ra bán cho các lái buôn đã ngồi chờ sẵn.  

Ngược dòng thời gian, về với tổ nghề

Theo truyền thuyết của làng Trích Sài và những ghi chép còn lưu lại trong tấm bia ở Thiên Niên tự thì xưa kia, làng Sài nghèo lắm, dân chỉ có nghề kiếm củi [trích sài] để sống. Khi vua Lê Thánh Tông đem quân đi đánh vua Chiêm Thành là Trà Toàn, chiếm lấy những vùng đất đặt là Thừa, huyện sứ Quảng Nam. Trên vùng đất này, người dân học được nghề là dệt vóc, sa, lĩnh, gấm. Trong cuộc Nam tiến đó, vua Lê Thánh Tông đã tuyển chọn được một người con gái tên là Phan Thị Ngọc Đô về làm phi tử. Người con gái này không những xinh đẹp mà còn giỏi nghề canh tơ, dệt vải. Vua đem bà phi cùng 24 tỳ nữ ra Bắc, những cận thần ở  Kinh thành Thăng Long có ý không đồng tình, nên đưa bà ra làng Trích Sài lập Thiên Niên Trang. Sử sách không ghi lại việc này những trong bia ký tại chùa Thiên Niên và điện Huy Văn có câu: “Lê Thánh Tông Thuấn hoàng đế chinh chiến Chiêm Thành. Phan Thị Ngọc Đô nãi thị, Quảng Nam nhân, dự tuyện nhập thị, cấp tì nữ nhị thập tứ nhân nghẹ vu Thăng Long thành - nhập bạ Trích Sài”. Thế là bà phi Phan Thị Ngọc Đô từ một người con gái đẹp của vùng đất Quảng Nam, theo vua ra Bắc trở thành người dân của Thiên Niên trang và sống cùng người dân của làng Trích Sài. Vốn là người lao động, bà thương cảm những cảnh đời éo le, mang hết số ruộng lộc của mình cấp cho người dân, rồi còn dạy cho họ nghề dệt. Thần tích địa phương kể rằng, bà đã bỏ tiền của, thuê thợ làm khung, lại còn từ mình cùng các tỳ nữ đi tìm tơ, mua sợi, hướng dẫn dân làng dệt lĩnh. Người dân nắm được nghề thì bà đến kỳ sinh nở, chẳng may qua đời. Nhân dân làng Trích Sài tôn bà lên làm tổ nghề, lập điện Huy Văn để thờ. Và từ đó, lĩnh Bưởi ngày một hoàn thiện và trở nên nổi tiếng.

Mai một rồi được “Hồi sinh”

Lĩnh Bưởi cứ thế nức tiếng khắp vùng. Cho đến năm Hà Nội tản cư, cụ Thiêm cho biết: dân làng chạy tản cư, tiêu thổ kháng chiến, những nhà cửa, ruộng vườn, khung cửi đều phải đốt hết. Khi hoà bình lập lại, những người dệt lĩnh Bưởi xưa được quy tụ và các hợp tác xã như: Thành Công, Quyết Tiến, Tân Thành… Thợ dệt lĩnh chuyển sang dệt khăn mặt. Rồi các hợp tác xã này cũng lần lượt giải thể. Nghề dệt lĩnh bị mai một. Lĩnh Bưởi chỉ còn lưu lại trong những câu ca và trên những trang sử sách.

Cách thức dệt lĩnh cũng dần dần rơi vào quên lãng. Làng Trích Sài bây giờ đã bê tông hoá từ đầu làng đến cuối xóm. Cả làng chuyển sang nghề cắt giấy ăn. Trăn trở nhớ lại: “Bao nhiêu công khó tơ nên lĩnh”, chị Vũ Thị Minh Hoàng, người con gái của đất Bưởi đã cùng anh Lê Thanh Tùng ở xóm 1, thôn Nha Xá, xã Mộc Lan, huyện Duy Tiến, tỉnh Hà Nam đã lặn lội, dò tìm người những người thợ dệt lĩnh Bưởi xưa để học hỏi cách dệt lĩnh. Hành trình khôi phục lại một nghề đã mai một quả không đơn giản chút nào. Những người thợ dệt xưa, nay qua đời hoặc đã già và không nhớ nổi cách thức dệt. Nhưng “gái có công, chồng chẳng phụ”, sau  những tháng, ngày dò hỏi tìm kiếm, cơ duyên cũng đến, chị Minh Hoàng và anh Thanh Tùng đã gặp được cụ Thiêm. Vậy là một nghề cổ truyền đã bị mai một nay có cơ hội để khôi phục, cụ Thiêm mừng vì mình có người để truyền nghề, còn anh Thanh Tùng cũng mừng gấp bội vì được cụ Thiêm đồng ý truyền bí quyết dệt Lĩnh Bưởi. Cụ Thiêm kể: cũng may là anh Tùng là người đã biết dệt lụa và cũng là người sáng ý nên cũng không quá khó khăn trong viêc truyền nghề. Tuy nhiên cũng phải đến lần dệt thứ ba, tấm vải của anh Tùng mới được cụ Thiêm gật đầu: Đây đúng là Lĩnh Bưởi. Những tấm lĩnh đầu tiên màu trắng, khi căng ra đổ nước vào, nước cũng không chảy qua, khi thả phơi thì vờn bay trong gió, mặc vào người thì nhẹ bỗng, không dính, không nhàu.

Ngày nay, vẫn có không ít quý bà, quý cô Hà thành yêu mến vẻ duyên dáng của lĩnh Bưởi nên vẫn đến tham quan và tìm mua những tấm vải nổi danh một thời ấy. Nếu muốn mục sở thị những tấm lĩnh Bưởi hiếm hoi và đắt giá này, bạn có thể tham quan và tìm mua ở cửa hàng lụa Hà – 538 Thuỵ Khê, một cửa hàng nhỏ nhắn, đơn sơ nằm lọt thỏm trên con phố sầm uất nhưng chứa đựng nhiều sự duyên dáng, thanh lịch của chốn kinh kỳ.

    • May xống phải phòng khi cả dạ

  • Trâu ta ăn cỏ đồng ta Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người

    Hàng ta, ta bận cũng tươi


    Ham chi hàng ngoại, kẻ cười người chê

  • Áo rách thay vai,
    Quần rách đổi ống

  • Vè vẻ vè ve Nghe vè mốt áo

    Bận áo lơ-muya

    Đi giày cao gót

    Xách bót tơ phơi


    Che dù cánh dơi Đi chơi Cụ Ngáo Ăn cháo không tiền

    Cởi liền lơ-muya!

  • Áo đen năm nút con rồng
    Ở xa con phụng lại gần cho quy

  • Xăm xăm trong Thủ đi ra
    Áo đen nút bạc xinh đà quá xinh

  • Thầy làng không sang cũng trọng
    Quan huyện thì không lọng cũng xe

  • Đành rằng cơm nguội muối vừng Đem thân đi ở thì đừng khoe khoang

    Cái quần hồ lơ, cái áo hồ lơ


    Đem thân đi ở mà rơ nỗi gì?

  • Cậy chàng mua lụa Đồng Nai Chàng sao lại hỏi vắn dài làm chi Đã từng ăn cận nằm kề

    Vóc này bao nả, chàng thì nhớ cho


    Thì chàng liệu lấy mà mua

Video liên quan

Chủ Đề