Quy định mức thu học phí mầm non

         Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Theo đó, việc thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thì mức thu học phí phải đảm bảo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

          - Khung học phí năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, phổ thông do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

          - Khung học phí năm học 2022 – 2023 khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

          + Vùng thành thị: mầm non và tiểu học  từ 300.000 đồng đến 540.000 đồng/học sinh/tháng; trung học cơ sở và trung học phổ thông  từ 300.000 đồng đến 650.000 đồng/học sinh/tháng.

       + Vùng nông thông: mầm non và tiểu học  từ 100.000 đồng đến 220.000 đồng/học sinh/tháng; trung học cơ sở và trung học phổ thông  từ 100.000 đồng đến 270.000 đồng/học sinh/tháng

         + Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: mầm non và tiểu học  từ 50.000 đồng đến 110.000 đồng/học sinh/tháng; trung học cơ sở và trung học phổ thông  từ 50.000 đồng đến 170.000 đồng/học sinh/tháng

          Căn cứ vào khung trên Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí; phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.

          + Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí quy định trên;

          + Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí quy định trên;

          + Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục thì được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

          - Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi, được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm; .

          - Ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập gồm cả cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu thành lập trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục đồng thời phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

          - Trường hợp học trực tuyến [học online], Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đã được ban hành.

          - Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn. Đối với các loại hình giáo dục thường xuyên khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt mức thu cụ thể phù hợp với từng loại hình đào tạo và điều kiện thực tế của từng địa bàn.

          Nghị định cũng quy định khung học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được dựa vào nhóm ngành nghề đào tạo hoặc khối ngành. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định mức thu học phí cụ thể đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện công khai cho toàn khóa học. Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.

          Ngoài ra, Nghị định cũng quy định đối tượng không phải đóng học phí gồm: Học sinh tiểu học trường công lập; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định

          Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018.

                                                                                                 Nguyễn Huyền Trang

Theo đó, nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2021 - 2022, cụ thể như sau:

Không thu học phí ở học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Cấp mầm non: Học lớp 01 buổi/ngày: Khu vực thành thị [các phường và các thị trấn] là 60.000 đồng/tháng/học sinh; khu vực nông thôn [các xã trong tỉnh] là 30.000 đồng/tháng/học sinh. Học lớp 02 buổi/ngày: Khu vực thành thị là 90.000 đồng/tháng/học sinh; khu vực nông thôn là 45.000 đồng/tháng/học sinh.

Cấp trung học cơ sở: Khu vực thành thị là 60.000 đồng/tháng/học sinh; khu vực nông thôn là 30.000 đồng/tháng/học sinh.

Cấp trung học phổ thông: Khu vực thành thị là 90.000 đồng/tháng/học sinh; khu vực nông thôn là 45.000 đồng/tháng/học sinh.

Ngoài ra, nghị quyết còn quy định: Học sinh có hộ khẩu thuộc khu vực nào thì đóng học phí theo khu vực đó; Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí, phương thức chi trả và cơ chế thu, quản lý và sử dụng học phí được thực hiện theo Chương IV Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 05/6/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, năm học 2020 - 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/12/2021.

                                                                                                Ngọc Liễu

Video liên quan

Chủ Đề