Quy định về chuyển giá ở Việt Nam

03[52]/2009

Mục lục

  • 1.Đặt vấn đề
  • 2.Một số yêu cầu đặt ra đời với pháp luật điều chỉnh chuyển giá
  • 3.Kết luận
  • 4.Tài liệu tham khảo

Một số yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về chuyển giá

PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG

03[52]/2009 - 2009, Trang 11-19

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,
KEYWORDS: no,
Trích dẫn:
×
PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG, Một số yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về chuyển giá , Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 03[52]/2009, Trang 11-19

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=3b5f864c-99c2-4a23-9fc3-6f6c771b0d17

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký
Bài viết đã được lưu vài tài khoản.
×
Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Đặt vấn đề

Chuyển giá [transíer pricing] được định nghĩa là cách thức xác định giá giao dịch khác với giá thị trường giữa các bên có quan hệ liên kết, làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đếnhệ quả là nghĩa vụ thuế trong quan hệ tổngthể của nhóm liên kết giảm. Chuyển giá - một thủ thuật làm gia tăng lợi ích của chủ thể kinh doanh nhưng không xuất phát từ quá trình tạo ra lợi ích đang ngày càng được sử dụng phổbiến trong nhiều giao dịch giữa các chủ thể liên kết. Các chủ thể có quan hệ liên kết là những chủ thể có cùng quan hệ lợi ích, sở hữu - chủ yếubiểu hiện thông qua hình thức tổchức thành tập đoàn, nhóm công ty hay công ty mẹ - con[1] [2]. Chính mốiquan hệ liên kết này cho phép họ thay đổi kết cấu của lợi ích thông qua hình thức chuyển giá để đạt được lợi ích toi ưu trong tổngthể.

Giá chuyển giao trong chuyển giá có thể được định ở mức cao hoặc thấp hơn giá thị trường tùy thuộc vào chiến lược của nhóm liên kết nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi ích trên tổngthể. Ngoài hệ quả chính liên quan đến thuế, chuyển giá cònlàm thay đổi cơ cấu vốngóp và những hệ quả kéo theo từ điều này như giảm tỉ lệ phân chia lợi ích cho đối tác, chuyển vốn về nước... Ở Việt Nam pháp luật điều chỉnh chuyển giá hình thành từ năm 1997 theo Thông tư 74/1997/ TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 1997 hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm qua, những quy định này chưa được đưa vào cuộc sống do thiếu những cơ sở lý luận và thực tiễn.

Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan và thiết lập trật tự quản lý nhà nước trong các giao dịch bị chuyển giá làm sai lệch, việc hình thành và xác định những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật điều chỉnh chuyển giá là hét sức cần thiết.

* ThS. Luật học, Giảng viên Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

[2] Xem thêm: Phan Thị Thành Dương, Chuyển giá với Công ty đa quốc gia và vấn đề kiêm soát bằng pháp luật, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2008, tr. 6-13&19.


2. Một số yêu cầu đặt ra đời với pháp luật điều chỉnh chuyển giá:

2.1 Các lợi ích cần được bảo đảm khi xây dựng pháp luật điêu chỉnh chuyển giá

2.1.1 Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư

Xét về bảnchất, hành vi chuyển giá làm gia tăng thu nhập của một nhóm lợi ích và giảm đi thu nhập của nhóm khác mà tổng lợi ích đối với toàn xã hội không thay đổi. Không tạo ra bất kỳ một giá trị mới nào, chuyển giá là chính là trò chơi của các con số. Người ta chuyển vị trí của các số liệu từ kỳ kết toán này sang kỳ kết toán khác hoặc từ bảng báo cáo tài chính của chủ thể này sang bảng báo cáo tài chính của chủ thể khác. Két quả là có sự thay đổi đáng kểvề tổng lợi ích của nhóm liên kết do nghĩa vụ chuyển giao lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ với họ thay đổi.

Xét ở góc độ lợi ích. thì bất kỳ một chủ thể nào trong xã hội cũng đều có quyền được kiếm tìm lợi ích thông qua các hình thức hợp pháp và không gây phương hại đen quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác[3].

Do chỉ nhằm tăng lợi ích cục bộ của một nhóm chủ thê, chuyển giá xâm hại lợi ích của chủ thể khác. Tuy nhiên, việc xâm hại này hết sức tinh vi và khó có thể nhận biết. Nó được nằm ẩn đằng sau quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt. Nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu thực sự của nhà đầu tư, khi điều chỉnh chuyển giá cần phải nhận ra hành vi có dấu hiệu là chuyển giá có đen mức cần phải điều chỉnh hay không. Trong nhiều trường hợp, giá giao dịch có chênh lệch so với giá thị trường nhưng không do lỗi cố ý của nhà đầu tư mà phản ánh những đặc thù riêng của giao dịch do chức năng, nhiệm vụ của chủ thể giao dịch, đặc tính của sản phẩm, quan hệ hỗ trợ nghiệp vụ; hoặc có thể là giao dịch không mang tính chất thương mại... Do đó khi ban hành những quy định về kiểm soát chuyển giá chúng ta nên định biên một ngưỡng chênh lệch giá nhất định làm căn cứ để định danh việc chuyển giá. Nằm ra ngoài ngưỡng giới hạn đó thì hành vi này mới bị xem là chuyển giá và khi đó mới bị đưa vào diện điều chỉnh. Mặt khác pháp luật về chuyển giá cũng cần xác lập các điều kiện, ngoại lệ có thể tác động làm thay đổi giá trong giao dịch liên kết.

2.1.2 Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.

Trong các giao dịch có hành vi chuyển giá thì Nhà nước cũng có thế trở thành chủ thể bị tác động tiêu cực. Ánh hưởng đó biểu hiện ở việc Nhà nước có khả năng bị tạm mất đi một số các quyền năng của mình khi không kiểm soát được các giao dịch, quan hệ quản lý bị lỏng lẻo. Đây đồng thời ành hưởng tới quản lý, điều tiết vĩ mô bị ảnh hưởng, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế bị giảm sút, việc kiểm soát các chỉ số không cồn chính xác do các giao dịch liên kết đã phản ánh không thực các giá trị.

Pháp luật về kiểm soát chuyển giá phải được xem là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước khỏi những hành vi xâm hại này. Thông qua các công cụ pháp lý hữu hiệu được chuyển tải, cần kiểm soát và điều phối các giao dịch hướng đen việc phản ánh phù hợp các quan hệ thị trường. Khi làm được điều này chúng ta cũng có thể giải quyết các xung đột về lợi ích khác trong xã hội.

Chuyển giá xảy ra phô biến trong các giao dịch xuyên biên giới, vì lẽ đó, việc điều chỉnh giá đối với các giao dịch này có thể dẫn đen hiện tượng đánh thuế hai lần giữa các quốc gia có quyền điều tiết thuế đối với các chủ thể giao dịch liên két. Pháp luật về chuyển giá cần lưu ý mối quan hệ này để tránh hoặc dự liệu những xung đột có thể xảy ra khi điều chỉnh giá liên quan đen điều chỉnh nghĩa vụ thuế.

Cơ chế điều chỉnh giá cho phép Nhà nước xác định lại nghĩa vụ thuế, đưa giá giao dịch trở về quan hệ thị trường để rồi từ đó kiểm soát được một cách thích hợp các giao dịch của nền kinh tế.

2.1.3. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan

Hoạt động kinh doanh là một chuỗi các moi quan hệ chằng chịt, trong đó có các giao dịch đầu vào và các giao dịch đầu ra. Trong chuỗi quan hệ ấy, việc thực hiện hành vi chuyển giá có thể làm thiệt hại đen quyền lợi của đối tác một khi việc chuyển giá chuyển lợi ích của đối tác thành lợi ích của nhà đầu tư. Điều đó thường dễ nhận thấy trong việc nâng giá đầu vào, dẫn đen giảm lợi nhuận và thu hẹp mức độ lợi ích được chia cho các chủ thể khác trong khi chủ thể chủ động thực hiện chuyển giá đã nhận được phần lợi nhuận lớn hơn.

Mặt khác, hành vi chuyển giá về lâu dài có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các chủ thể liên quan do quá trình tích tụ lợi ích, dẫn đếnviệc phản ánh dòng lưu chuyển vốnvà thu nhập không còn chính xác. Các chủ thể liên quan có thể bị chiếm đoạt một cách lặng lẽ toàn bộ nguồn vốn của mình. Một số khác bị thao túng, bị yếu the trong cạnh tranh và rút khỏi thị trường, vì vậy cần phải có cơ che kiểm soát chuyển giá nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan này.

Điều này yêu cầu pháp luật về kiểm soát chuyển giá phải xây dựng được một cơ chếpháp lý cho phép các chủ thể liên quan bị hành vi chuyển giá xâm phạm lợi ích được quyền khởi kiện khi chứng minh hành vi chuyển giá xâm phạm đến họ. Nhưng cũng cần lưu ý rằng mọi quan hệ đều có sai số, và giao dịch trên thực tiễn không thể tránh được điều này. vì thé bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan cũng chính là việc duy trì một trật tự xã hội cần thiết nhưng cũng tính đến những sai số cho phép giải phóng các chủ thể khác khỏi hành vi bị xem là chuyển giá.

2.1.4 Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh

Pháp luật về kiểm soát chuyển giá còn phải xem xét đen mục tiêu của việc hình thành các quy định về chuyển giá là duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh. đây không đề cập đến tính ôn định vì điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh te, chính trị, xã hội... vì thế có kiểm soát chuyển giá thì việc ôn định nền kinh te cũng không chịu ảnh hưởng của hành vi này do tính cục bộ và tính tích tụ của hành vi chuyển giá. Tính cục bộ của hành vi thể hiện ở phạm vi giao dịch của nó chỉ diễn ra giữa các chủ thể có quan hệ liên két vì lợi ích của một nhóm.

Chuyển giá có thể gây ra bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Lý do là vì hành vi chuyển giá đã khiến cho một số chủ thể đắc lợi, trong khi một số chủ thể khác có thể bị mất lợi thế do ngay thẳng. Sự bất bình đang do để xảy ra chuyển giá cồn biểu hiện ở khía cạnh bất bình đẳng trong nghĩa vụ thuế với Nhà nước hoặc bất bình đẳng do xác định phần vốn góp/ quyền sở hữu với chênh lệch giá quá lớn hoặc bất bình đẳng do tạo ra được lợi thé cạnh tranh và từ đó dẫn đen những khả năng khác như thao túng hoặc độc quyền. Điều này có thể dẫn đen những hậu quả tiêu cực hoặc kéo theo xung đột lớn hơn trong đời sống xã hội do mâu thuẫn về lợi ích. Hơn nữa chúng cồn tạo ra một bức tranh không hoàn chỉnh về một môi trường kinh doanh thiếu trật tự, chụp giật do các chủ thể có the mạnh tự tạo cho mình những lợi the nhất định, tự lập luật chơi riêng mà không lưu ý đến quyền lợi của những chủ thể khác trong xã hội.

Pháp luật về chuyển giá cần phải dự liệu và giải quyết được hậu quả này một khi hành vi chuyển giá được thực hiện. Trước hét, pháp luật về chuyển giá phải trở thành một tấm lá chắn ngăn chặn việc hình thành các hành vi chuyển giá. Ke đen, pháp luật về chuyển giá có nhiệm vụ thiết lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đắng, không phân biệt đối xử.

Muốn làm được điều đó, pháp luật về chuyển giá phải đưa ra được cơ ché phối hợp trong việc thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm nhanh chóng xác định giao dịch nào được xem là chuyển giá và có các biện pháp hữu hiệu để đưa giao dịch đó trở về giao dịch thị trường. Thông qua cơ ché đó, các cơ quan quản lý nhà nước gián tiếp sắp xép lại các giao dịch theo đúng trật tự vốn có của nó với mục tiêu trả lại cho môi trường kinh doanh sự lành mạnh và bình đẳng.

Việc ban hành hay chỉnh lý các quy phạm pháp luật là nhằm hướng đen việc tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể trong xã hội vận hành, trong đó có trật tự và cùng phát triển. Muốn như vậy, pháp luật về kiểm soát chuyển giá cần xác định các ranh đường để bảo đảm rằng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thực hiện một cách hài hòa và bình đẳng. Đê làm được điều trên, pháp luật về chuyển giá cần tập trung vào các nội dung:

- Xác lập căn cứ xác định các giao dịch có thể xuất hiện chuyển giá;

- Xác lập biên độ giá thị trường cho phép để định danh hành vi chuyển giá;

- Xác lập nội dung quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong việc thiết lập lại trật tự quản lý xã hội và môi trường kinh doanh bình đẳng lành mạnh;

- Xây dựng cơ ché kiểm soát và thu thập dữ liệu để đánh giá khách quan các giao dịch cũng như xử lý kịp thời các giao dịch không lành mạnh đó;

- Dự liệu được các xung đột có thể xảy ra khi điều chỉnh giá.

2.2 Điều chỉnh phù hợp với đặc tính của giao dịch chuyển giá:

Chuyển giá là hành vi xảy ra trong nội bộ một nhóm lợi ích, nhưng nó gây tác động tiêu cực đen các chủ thể khác trong đó có Nhà nước, với quyền lực và chức năng của mình, Nhà nước vừa có quyền bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, lại vừa có quyền lực để kiểm soát chuyển giá nhằm thực hiện chức năng đối nội là duy trì trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác trong xã hội.

Vì lẽ đó pháp luật về chuyển giá với mục đích là bảo vệ các quan hệ lợi ích bị xâm phạm trong lãnh thô quốc gia mình sẽ mang đặc tính là pháp luật nội địa, điều chỉnh đối với những giao dịch diễn ra, hình thành hay bắt nguồn từ thị trường nội địa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các tranh chấp liên quan đen việc điều chỉnh giá của các giao dịch như vậy sẽ không trở thành các tranh chấp mang tính quốc té hoặc do luật quốc tế điều chỉnh.

Pháp luật về kiểm soát chuyển giá có đối tượng tác động là các giao dịch liên kết có thể được xác lập giữa các thực thể trong nước với nhau hoặc một thực thể thường trú với một thực thể ở nước ngoài.Nếuchỉ gói trọn trong phạm vi quốc gia, thì trong trường hợp này bản chất luật nội địa thể hiện đầy đủ những đặc tính của mình để điều chỉnh. Nhưng nếu giao dịch chuyển giá xuất hiện yếu tố nước ngoài, thì khi điều chỉnh có thể dẫn đếnhiện tượng đánh trùng thuế hay đánh thuế hai lần do điều chỉnh lại giá dẫn đếnthu nhập bị điều tiết thuế tăng lên. Phần thu nhập này đã được chuyển qua giá đếnnước khác nơi có doanh nghiệp liên két đặt trụ sở. Nước chủ nhà trong trường hợp này đã tiến hành thu thuế. Đánh thuế hai lần tạo ra sự bất hợp lý. Điều này là nguyên do thúc đây các nước ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài cũng như góp phần cho việc tái đầu tư để tăng trưởng kinh té. Do đó pháp luật về chuyển giá là pháp luật nội địa nhưng trong một số trường hợp có quan hệ chặt chẽ với các điều ước quốc té trong việc xử lý hiện tượng đánh thuế trùng, hoặc nơitri ẩncủa thuế [tax heavens], hay trao đổi dữ liệu liên quan đến các công ty đầu tư xuyên biên giới hay các công ty đa quốc gia [MNCs] để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nước chủ nhà, nước ký kết và đối tượng nộp thuế[4].

Pháp luật chuyển giá mang tính chất là pháp luật công. Bởi lẽ, nó nhằm xử lý hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể thực hiện giao dịch chuyển giá. Ngoài ra nội dung điều chỉnh của pháp luật về chuyển giá sẽ được xây dựng trên cơ sở thiết lập một quan hệ công nhắm đen việc duy trì trật tự xã hội trong các quan hệ kinh doanh, thương mại.

một chừng mực nhất định pháp luật về chuyển giá cũng có thể có sự giao thoa với tính chất pháp luật tư. Điều này cho phép mở rộng phương pháp điều chỉnh đối với pháp luật về kiểm soát chuyển giá. Một khi hành vi chuyển giá bị các chủ thể khác ngoài Nhà nước nhận diện và tự xét thấy có cơ sở để chứng minh rằng nó đã gây thiệt hại đến lợi ích của họ thì phải công nhận cho họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cũng cần lưu ý đen việc liệu rằng hành vi chuyển giá ấy xâm phạm đến lợi ích của một chủ thể nhưng có thể lại không xâm hại đen lợi ích của Nhà nước, xét thấy nếu có ảnh hưởng đến trật tự xã hội và lợi ích chung thì Nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật về chuyển giá để điều chỉnh. Nhưng công cụ kiểm soát chuyển giá chỉ có thể lập lại trật tự về giá giao dịch chứ không thể xác lập lại hay công nhận lợi ích của chủ thể khác bị ảnh hưởng, vì the, các chủ thể bị xâm hại có thể sử dụng két quả này để yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền khác bảo vệ [tòa án, trọng tài...] thông qua một cơ che khác. Như vậy có thể giao dịch này được hình thành từ quan hệ tư tức là các quan hệ mang tính cá thể giữa cá nhân-cá nhân, cá nhân-tổ chức hay tô chức-tổ chức, nhưng khi đưa vào quá trình xử lý vẫn là quan hệ công vì lúc này được thiết lập giữa Nhà nước và chủ thể thực hiện hành vi.

2.3. Điều chỉnh chuyển giá phải đảm bâo mối tương quan với các quy phạm pháp luật khác

[i] Kiểm soát chuyển giá trước hết liên quan trực tiếp đen pháp luật thuế. Một trong những mục tiêu của việc thực hiện hành vi chuyển giá là nhằm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của một nhóm lợi ích gồm những chủ thể kinh doanh đơn lẻ trong một tập đoàn. Thay đổi giá giao dịch khiến cho những chỉ số doanh thu, thu nhập, hay giá tính thuế bị thay đổi từ đó những nghĩa vụ thuế liên quan bị ảnh hưởng. Trong đó, chuyển giá nhắm tới chủ yếu là thuế thu nhập, vì đây là loại thuế trực thu. Do đó thông thường việc kiểm soát thu nhập chịu thuế cũng là một trong những kênh cho phép xác định lại giá giao dịch.

Giá giao dịch khác biệt cũng là một vấn đề của thuế nhập khâu, xuất khâu vì việc áp giá không phù hợp với giá thị trường cũng làm ảnh hưởng đen số thuế phải nộp. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa đối với hàng hóa nhập khâu hoặc xuất, còn những giao dịch cung ứng dịch vụ hoặc những giao dịch như li-xăng, nhượng quyền thương mại... thì thuế xuất khẩu hay nhập khâu không thể xử lý được điều này.

Giá giao dịch có thể gây ảnh hưởng đến thuê tiêu thụ đặc biệt nếu hàng hoá hay dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tương tự như ảnh hưởng với thuê Giá trị gia tăng. Với thuế GTGT, nghiêm trọng hơn, chuyển giá có thể tạo ra việc hoàn thuế khống xét về thực chất của giao dịch. Mặc dù những sắc thuế này là gián thu, nhưng có thể mang lại khả năng làm giảm số thuế được cấu thành trong giá bán, dẫn đen hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể thực hiện chuyển giá có lợi thế cạnh tranh hơn các chủ thể khác mà thu nhập của họ có thể không đổi hoặc tăng lên cũng như làm giảm số thuế đầu ra cho việc hoàn thuế.

Vì lẽ đó, pháp luật về chuyển giá phải tính đen mối quan hệ giữa các sắc thuế trực thu và gián thu. Pháp luật thuế, đặc biệt là luật nội dung càng ít các điều kiện phân biệt, ưu đãi, miễn giảm thì khả năng xảy ra hiện tượng chuyển giá sẽ càng ít vì chủ thể khó tìm được lợi thế để thực hiện. Điều này còn xét đến tương quan mức độ điều tiết thuế so với các nước khác. Bởi lẽ nếu nước sở tại không phải là thiên đường thuế khoá, hoặc so với tương quan trong khu vực hay trên the giới mà có mức độ điều tiết thuế cao hơn thì khả năng chuyển thu nhập qua giá để tránh thuế sẽ gia tăng. Sự khác biệt này là nguyên do để chuyển nghĩa vụ thuế từ nước bị điều tiết cao sang nước bị điều tiết thấp hoặc có khuynh hướng tìm đến nơi trú ẩn an toàn thay vì chuyển trở về chính quốc[5].

[ii] Với pháp luật kế toán:

Tương quan giữa pháp luật về kiểm soát chuyển giá và pháp luật về ké toán là mối quan hệ về sự phản ảnh của những con số. Pháp luật kếtoán thống kê quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện quá trình thu, chi tài chính trong việc thực hiện báo cáo tài chính thông qua sổsách, chứng từ kếtoán, các con số thống kê nhằm bảo đảm kếtoán là công cụ quản lý,giámsát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạtđộng kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổchức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổchức và cá nhân[6]. Thông qua các số liệu được xử lý bằng các biện pháp kếtoán, nhà quản lý có thể đánh giá được luồng dịch chuyển lợi ích, nguồn và đích của các giao dịch, qua đó có thể phát hiện các giao dịch chuyển giá.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng chuẩnmực kế toán Việt Nam hiện nay được đánh giá là hòa hợp khoảng 75% với chuẩnmực kếtoán quốc tế, nhưng trên thực tếvẫn cònnhiều khác biệt [7]. Trong khi đó các giao dịch chuyển giá chủ yếu diễn ra xuyên biên giới, vì lẽ đó, nếu không có một cơ chếđánh giá tương đồng về ghi nhận các số liệu trong giao dịch thì chắc chắnsẽ gặp nhiều khó khăn trong việc so sánh giá thị trường hoặc tìm giá thị trường tương đườngrộng hơn.

Ngoài ra hệ thống sô sách ke toán và các chuẩnmực liên quan còn cho phép kiểm soát các dòng von tiền tệ được chuyển dịch trong các quan hệ liên két[8].

[iii] Với các quy phạm xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự:

Quy phạm xử lý hành chính hoặc hình sự hiện nay chưa đề cập đen việc xử lý đối với hành vi chuyển giá. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận duới góc độ hệ quả của hành vi chuyển giá để quy két chuyển giá về hành vi vi phạm nhất định. Nhu các phân tích trước đây, hệ quả của chuyển giá làm ảnh hưởng đen trật tự quản lý nhà nước về thuế, vì hậu quả của hành vi chuyển giá là làm giảm số thu về thuế, do đó hành vi này khi bị xem xét xử lý sẽ được đưa vào nhóm hành vi trốn thuế. Nhằm xử lý vi phạm hành chính hay hình sự đối với hành vi này, thiết nghĩ không nhất thiết phải hình thành một cấu thành vi phạm mới hay một tội danh mới mà có thể xem xét trong cơ cấu của các loại hành vi vi phạm hiện hữu. Hệ quả của chuyển giá có thể được biểu hiện tương tự các trường hợp vi phạm khác, nhưng quá trình đánh giá giao dịch trong quan hệ liên két có thể có sự khác biệt, chỉ đen khi có két luận về mối quan hệ nhân quả đối với hành vi và có hậu quả xảy ra thì lúc đó mới có cơ sở để xác lập quan hệ xử phạt.

Giả định rằng một hành vi chuyển giá đã được thực hiện nhưng chưa được xem là hoàn thành vì chưa có hậu quả, do đó chưa cấu thành vi phạm hành chính với hành vi trốn thuế và vì the cũng chưa thể cấu thành vi phạm hình sự.

Tuy vậy câu hỏi đặt ra là liệu trong tình huống này có xem xét tùy vào tính chất của sự việc để xử lý dưới các dạng của hành vi vi phạm khác như vi phạm về thủ tục kiểm tra, thanh tra... hay không? Chúng tôi cho rằng chuyển giá là biểu hiện sự khác biệt trong giá giao dịch, và giá giao dịch trong trường hợp chuyển giá không phải do lỗi kê khai mà hình thành, cũng không do những vi phạm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hay quá trình thực hiện việc thanh tra kiểm tra mà xuất hiện. Những vi phạm như vậy có thể xuất phát từ những căn nguyên khác mà không phải do mối quan hệ với giao dịch chuyển giá mà thành.

Vì thế, theo chúng tôi, nếuchuyển giá chưa hoàn thành thì cũng không có cơ sở để chuyển qua xử lý những hành vi khác vì những hành vi vi phạm khác nếu có là kết quả của các hoạt động tác nghiệp khác không liên quan đến chuyển giá.

Do đổ khi xây dựng và hoàn thiện nội dung pháp lý trong việc xử lý hành vi chuyển giá thì cần có sự kết noi hoặc chuyển tiếp cho phép hình thành căn cứ để xử lý thích hợp.

[iv] Với các quy phạm về phá giá, cạnh tranh không lành mạnh:

Hệ quả của chuyển giá có một số điểm tương đồng với phá giá và cạnh tranh không lành mạnh, đó là tạo ra khả năng thôn tính thị trường nhờ lợi thế về giá. Tuy nhiên biêu hiện của các hành vi này về mặt hình thức là không giống nhau. Giữa phá giá và chuyển giá đều có đối tượng là giá nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì đối tượng tác động có thể đa dạng hơn như sử dụng nhãn mác, dùng chỉ định tương tự... ngoài việc tác động vào yếu tố giá cả. Mục đích cuối cùng của các hành vi này là khác nhau cũng hướng đen các hệ quả khác nhau. Nếuchuyển giá tạo ra những tác động nội bộ từ đó các chủ thể chuyển giá hưởng lợi nhờ tác động cục bộ đó, thì phá giá lại tác động ra bên ngoài hoặc cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi thực hiện bên ngoài chủ thể thực hiện hành vi và nhắm vào một đối thủ cụ thể. Mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật này nếu có sẽ xoay quanh một điểm chung là giá. Như vậy, khi thực hiện hành vi chuyển giá có khả năng hình thành nên giao dịch với mức giá thấp, nếu xem xét ở khía cạnh phá giá thì có thể bị đưa vào đối tượng điều chỉnh phá giá để đưa giá về điều kiện thương mại bình thường. Nếunhư hành vi chuyển giá dẫn đen hệ quả cạnh tranh không lành mạnh thì tiếp tục bị điều chỉnh bởi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh để trả lại cho quan hệ bị cạnh tranh môi trường kinh doanh lành mạnh.

Như vậy một hành vi bị xem là chuyển giá có thể bị điều tiết để tạo lập trật tự về giá và sự bình đắng trong việc điều tiết lợi ích. Hành vi này có thể tiếp tục bị điều chỉnh bởi pháp luật về phá giá hoặc cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền nếu có cơ sở để chứng minh điều này. Việc phát hiện hoặc định danh những vi phạm trong trường hợp này có thể diễn ra theo hướng ngược lại mà không nhất thiết được khởi đi từ chuyển giá. Giá được định ra trong quá trình kiểm soát chuyển giá, phá giá hay từ quá trình can thiệp của pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền có mối quan hệ biện chứng vì tất cả đều lấy giá thị trường làm thước đo để so sánh và là cơ sở để xác định mức độ điều tiết của Nhà nước cho từng mục tiêu đặt ra của từng nhóm quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này giá được xác định bởi các phương pháp quy đổi khác nhau trong từng quan hệ bị kiểm soát hoặc điều chỉnh, nhưng chúng phải là những két quả tương đồng, vì không thể có nhiều giá thị trường khác nhau cho một loại giao dịch.

Nội hàm của pháp luật về kiểm soát chuyển giá độc lập với nội hàm của pháp luật về phá giá và pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những quy phạm về xử lý, nếu có, cũng khác biệt nhằm hướng đen các mục đích khác nhau, nhưng giá làm cơ sở so sánh cần có mối quan hệ gắn kết hoặc làm cơ sở tham chiếu cho những quan hệ xử lý tiếp theo.

[3] Xem thêm United Nations [1946], Công ước quyền con người - Universal Declaration of Human Rights, Đ.17.

[4] Ví dụ: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các hiệp định song phưong, đa phưong, công ước mẫu...

[5] OECD [1998], Harmíul Tax Competition: An Emerging Global Issue, France, tr. 18.

[6] Lời nói đầu Luật số 03/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.

[7] Xem thêm: Mai Thị Hoàng Minh, Trần Thùy Anh, Chuẩn mực kê toán Việt Nam sô 03: Hài hòa và khác hiệt với chuẩn mực kê toán quốc tế, Tạp chí Ke toán, số 2006, tr. 23-26.

[8] Ví dụ Thông tư 23/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/3/năm 2005 hướng dẫn kế toán thực hiện sáu [06] chuân mực kế toán ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 cua Bộ trưởng Bộ tài chính có đề cập đến việc phân bô các khoản thu từ công ty liên kết, công ty con và vấn đề hợp nhất báo cáo tài chính.


3. Kết luận:

Thứ nhất, chuyển giá trước hết là đối tượng nghiên cứu của khoa học tài chính,. Chuyển giá nhằm hoán đổi những con số phản ánh giá giao dịch trong các quan hệ liên két, từ đó làm thay đổi nghĩa vụ tài chính liên quan. Hệ quả của điều này trực tiếp làm thay đổi nghiã vụ thuế với Nhà nước, gián tiếp làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác. Vì vậy, pháp luật cần xuất hiện để can thiệp xóa bổ tình trạng mất trật tự do hành vi này gây ra. Do đó, chuyển giá trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý nhằm định vị đối tượng và phương pháp điều chỉnh thích hợp.

Thứ hai, pháp luật chuyển giá phải đặt ra mục tiêu đảm bảo lợi ích cuả tất cả các chủ thể liên quan trong mối tương quan mà hành vi chuyển giá có thể làm ảnh hưởng. Do dó, giá thị trường chính là yếu tố mục tiêu mà pháp luật về chuyển giá phải nhắm tới để thiết lập lại trật tự. Muốn như vậy, pháp luật về chuyển giá cần đưa ra các quy phạm xác lập quyền và nghĩa vụ cuả cơ quan quản lý, cuả đối tượng nộp thuế trong việc cung cấp và xác lập hệ thống thông tin dữ liệu phù hợp để có thể đối chiếu, so sánh và xác lập biện pháp xử lý thích hợp.

Thứ ba, pháp luật về chuyển giá là pháp luật nội địa, do các quốc gia hình thành trên cơ sở bảo vệ quyền thu thuế cuả mình. Pháp luật chuyển giá vì thế cũng mang tính chất là pháp luật công do thiết lập giữa nhà nước và đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể xuất phát từ quan hệ tư. Mặc dù mang đặc tính là luật nội điạ, nhưng pháp luật chuyển giá cũng có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm pháp luật quốc tế trong trường hợp giải quyết các giao dịch chuyển giá xuyên biên giới với sự xuất hiện của các Công ty đa quốc gia. Trong trường hợp đó, việc điều chỉnh về chuyển giá cồn phải tính đen các điều ước quốc te song phương hoặc đa phương, đặc biệt là các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã được ký kết và có hiệu lực.

Thứ tư, pháp luật chuyển giá cần phải có sự tương thích với các quy phạm pháp luật khác đặc biệt là các quy phạm pháp luật liên quan đến việc xác định giá, như: pháp luật thuế, pháp luật ke toán, thống kê, pháp luật phá giá, cạnh tranh. Điều chỉnh chuyên giá là đưa đen khả năng lập lại trật tự thông thường cho một quan hệ kinh doanh bị hành vi chuyên giá làm biến đôi, vì thế nếu hành vi này gây ra thiệt hại nó sẽ trở thành đối tượng cho những che tài pháp lý, dân sự trong trường hợp bồi thường, hoàn trả; hành chính, hình sự trong trường hợp bị xem là vi phạm, vì vậy khi điều chỉnh chuyên giá, mục tiêu đặt ra là đảm bảo sự tuân thủ cuả các chủ thê tham gia. Mục tiêu này chính là yêu cầu cho sự nối kết về phương thức và các mức độ xử lý đã được thiết lập trong các quy phạm hành chính, hình sự hay dân sự.

Thứ năm, chuyên giá là một vấn đề phức tạp chứa đựng nhiều khía cạnh mang tính kỹ thuật, vì the phương pháp tính toán, biên độ giao động, kỹ thuật quản trị... cũng cần được quan tâm nghiên cứu để những quy phạm pháp luật về chuyển giá chứa đựng những nội dung hợp lý về kỹ thuật, hài hoà với các giác độ quản lý khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề