Quy định về thẩm tra thiết kế và dự toán năm 2024

Thẩm tra dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

– Việc thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện đồng thời với việc thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP).

Trong đó, thiết kế cơ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. (quy định tại Khoản 41, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014).

– Thẩm quyền thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Việc phê duyệt dự toán xây dựng công trình được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

  • Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 24, khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.(Xem thêm: Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm những gì? )
  • Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
  • Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí quy định tại khoản 2 Điều này được gửi cho người quyết định đầu tư.
  • Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP:
  • Đối với các công trình xây dựng thuộc dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công: cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP;
  • Đối với các công trình xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công thuộc dự án PPP: chủ đầu tư thẩm định theo nội dung quy định tại các khoản 3, 4 Điều này và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP.
  • Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 83a Luật Xây dựng được bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, gồm:
  • Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;(Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thẩm định giá tài sản phù hợp nhất )
  • Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;
  • Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này với các nội dung và yêu cầu của dự án;
  • Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; về việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;
  • Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng.(Xem thêm: Những thông tin nhà thầu cần nắm khi thẩm định hồ sơ mời thầu )
  • Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, gồm:
  • Sự đầy đủ của hồ sơ dự toán xây dựng công trình thẩm định; kiểm tra kết quả thẩm tra dự toán xây dựng công trình của tổ chức tư vấn (nếu có);
  • Kết quả hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình (nếu có) theo kiến nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các trường hợp dự toán xây dựng công trình được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có) và các ý kiến giải trình;
  • Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế;
  • Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường;
  • Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định;
  • Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công không thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và các điểm a, b, c, d, đ khoản này.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Thẩm tra thiết kế xây dựng là quyền của ai?

Theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 27, Điều 1 Luật số 62/2020/QH14, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng.

Thẩm định và thẩm tra khác nhau như thế nào?

Theo nghĩa đen, (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998) "thẩm định " có nghĩa là "xem xét để xác định, quyết định", còn "thẩm tra" là việc "điều tra, xem xét lại xem có đúng, có chính xác không".

Thẩm tra dự toán xây dựng công trình là gì?

Thẩm tra dự toán là công tác kiểm tra, xác định tính đúng đắn, hợp lý của khối lượng công việc, đơn giá thi công và các định mức chi phí xây dựng trong thuyết minh dự toán công trình. Đây là công tác giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng của công trình.

Công tác thẩm định là việc kiểm tra đánh giá của ai?

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở để xem xét phê duyệt.