Quy luật của thời gian là gì

Thời gian cuộc đời!

Thùy Linh

09:30 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Tám, 2017

Trên dòng thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ, cuộc đời mỗi con người chỉ là một khoảng hữu hạn nhỏ bé.


Ảnh minh họa

Vì thế mỗi giây phút qua đi là người ta đã vĩnh viễn mất đi một phần cuộc đời trong ấy có tuổi trẻ. Xuân của đất trời là tuần hoàn nhưng với con người thì "xuân bất tái lai". Chính vì thế tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là khoảng thời gian trân quý nhất của đời người. Không nâng niu sao được những tình cảm tuy có chút bồng bột nhưng vô cùng chân thật và mãnh liệt không chút toan tính. Không trân trọng sao được những lần rong ruổi trên khắp các nẻo đường với tràn trề sinh lực, nhiệt huyết và đam mê. Thế nhưng nâng niu, trân trọng gìn giữ đến đâu dường như ta cũng khó có thể thể chiến thắng quy luật của tạo hóa: Thời gian của vũ trụ là vô hạn trôi chảy không ngừng, thời gian cuộc đời con người là hữu hạn.

Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.

Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".


Ảnh minh họa

Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.

Nguồn:Người lao động

LinkedInPinterestCập nhật lúc:09:32 CH @ 23/08/2017

triết lýcuộc đờiđời ngườithời gianvòng đờilàm người

“Sinh, lão, bệnh, tử” là một trong những quy luật chi phối cuộc sống hằng ngày và luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Vậy, quy luật là gì?

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các mối quan hệ về quy luật.

Quy luật là gì?

Theo cách hiểu thông thường, thì quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như việc con người được sinh ra và rồi sẽ phải trở về với cát bụi; đó chính là quy luật.

Dưới góc nhìn của triết học, quy luật lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Tức là quy luật là các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể. Mà lỗ Tấn đã từng có câu nói rất nổi tiếng rằng “trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì quy luật luôn có tính khách quan. Tức chúng vẫn luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Tức là, con người không thể tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.

Còn theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, vì quy luật là sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người, do đó, nó lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.

Tuy nhiên, ngày nay, đa phần mọi người nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.

Đặc điểm của quy luật theo chủ nghĩa duy vật biện chứng

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa quy luật là gì?, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu về đặc điểm của quy luật theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.

+ Tính khách quan và đương nhiên:

Mọi quy luật đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người. Các quy luật được nêu ra chỉ là sự phản ánh của nhận thức, tư duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.

+ Tính ổn định:

Quy luật mang tính ổn định, nó phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến; là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sự vật với nhau.

Phân loại quy luật

Tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh,… mà trong từng trường hợp khác nhau sẽ có cách thức phân loại khác nhau.

Một số căn cứ phân loại quy luật phổ biến như:

– Thứ nhất: Căn cứ vào phạm vi tác động của quy luật

Căn cứ vào phạm vi tác động, người ta chia quy luật thành 03 nhóm, gồm: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến. Trong đó:

Quy luật riêng là quy luật của một ngành nghề, lĩnh vực xác định và cụ thể. Ví dụ: quy luật hóa, lý, sinh học

Quy luật chung là những quy luật tác động trong các lĩnh vực có mối liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ: Các vệ tinh luôn quay quanh trục ngôi sao chính của nó, như Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

Quy luật phổ biến là quy luật tác động trong tất cả, hoặc hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

– Thứ hai: Căn cứ vào lĩnh vực tác động

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, quy luật được chia thành các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy.

Quy luật tự nhiên là quy luật của thế giới vô sinh và hữu sinh.

Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người.

Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều mạng tính khách quan nhưng quy luật xã hội khác với quy luật tự nhiên ở chỗ nó được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Quy luật của tư duy phản ánh mối liên hệ nội tại của các khái niệm, phán đoán.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề quy luật là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề