Sách Cơ SỞ văn hóa Việt Nam của Giáo sử Trần Ngọc Thêm

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc giai trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá trong viêc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

- “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” - Phạm Văn Đồng

- “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.

La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié; c’est ce qui manque quand on a tout appris” – Edouard Herriot.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời nói đầu bản in năm 97

Chương 1: Văn hoá học và văn hoá Việt Nam

Chương 2: Văn hoá nhận thức

Chương 3: Văn hoá tổ chức đời sống tập thể

Chương 4: Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân

Chương 5: Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên

Chương 6: Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội

kết luận.

Mời bạn đón đọc.

70
12 MB
35
0.9k

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 70 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Tài liệu học tập 1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Bố cục: 6 chương • C1. Văn hóa học và văn hóa VN. • C2. Văn hóa nhận thức. • C3. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể. • C4. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân. • C5. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. • C6. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. HÌNH THỨC THI: TỰ LUẬN CÁCH THỨC LÀM BÀI: 1. MỞ ĐẦU 2. NỘI DUNG 3. KẾT LUẬN: CÓ LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHƯƠNG I VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1. Định nghĩa Văn hóa: Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn” VH có 4 đặc trưng: - Tính hệ thống - Tính giá trị - Tính nhân sinh - Tính lịch sử Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 4 đặc trưng + 4 chức năng 1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội: a] Tính hệ thống: Mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. VD: Hệ thống giáo dục, quân sự. Ví dụ: - Chùa, nhà thờ [VC] – giúp con người thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng [TT]. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội: b] Chức năng tổ chức xã hội: Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho XH mọi phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: a] Tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Phân loại các giá trị: * Theo mục đích: - Giá trị VC: phục vụ nhu cầu vật chất của con người: đường phố, chợ búa, nhà cửa … - Giá trị TT: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn học… Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: • • • • Theo ý nghĩa: Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa… Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện… Giá trị thẩm mỹ [chân, thiện, mỹ]: bản nhạc, bức tranh… * Theo thời gian: - Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa… - Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ tiết…

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Khoa Học Xã Hội > Văn Hóa Học >

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by admin, Jul 1, 2013.

Tags:

  • cơ sở văn hóa việt nam ebook pdf
  • nxb giáo dục 1999
  • trần ngọc thêm

[You must log in or sign up to reply here.]

Start your review of Cơ sở văn hóa Việt Nam

Có nhiều tác giả khác cũng viết và đặt tên sách là "Cơ sở văn hóa Việt Nam" nhưng quyển của GS Trần Ngọc Thêm là mình thấy thích nhất: rất ngắn gọn, thông tin phong phú và được cung cấp ở mức đơn giản vừa đủ để không làm rối người đọc, tên riêng được mở ngoặc chú thích nguyên gốc viết như thế nào. Hình như quyển này là giáo trình học của mấy bạn bên khối nhân văn ở một số trường thì phải. Đọc xong mình biết thêm về ý nghĩa của cái bùa bát quái hoặc bùa con hổ mà nhiều nhà treo trước cửa, ý nghĩa Có nhiều tác giả khác cũng viết và đặt tên sách là "Cơ sở văn hóa Việt Nam" nhưng quyển của GS Trần Ngọc Thêm là mình thấy thích nhất: rất ngắn gọn, thông tin phong phú và được cung cấp ở mức đơn giản vừa đủ để không làm rối người đọc, tên riêng được mở ngoặc chú thích nguyên gốc viết như thế nào. Hình như quyển này là giáo trình học của mấy bạn bên khối nhân văn ở một số trường thì phải. Đọc xong mình biết thêm về ý nghĩa của cái bùa bát quái hoặc bùa con hổ mà nhiều nhà treo trước cửa, ý nghĩa các phong tục thờ cúng, ma chay ở Việt Nam, lịch sử hình thành và truyền bá của các tôn giáo vào Việt Nam...Nói chung là có nhiều thông tin rất thú vị. ...more

"Giáo trình học xong rồi đọc lại mới thấy ngấm"

Thầy bảo cấm có sai :v Sai thì học lại :]]]

"Giáo trình học xong rồi đọc lại mới thấy ngấm"

Thầy bảo cấm có sai :v Sai thì học lại :]]]

...more

Mới gần đây, do có việc cần phải nghiên cứu lại cách các học giả Việt Nam định nghĩa "tính cách/ căn tính Việt Nam", mình đã có cơ hội đọc lại quyển giáo trình bắt buộc từ thời học đại học năm nhất. Ngày ấy thấy quyển sách sao mà lắm chữ, in thì xấu kèm nhèm, học hành qua loa chỉ để thi trắc nghiệm cuối kì; ấy mà bây giờ, với tâm thế tiếp nhận kiến thức tự nguyện và mong muốn tìm lời giải thích cho những "tính cách Việt Nam" của chính bản thân mình, quyển sách như một kho tàng văn hoá súc tích v Mới gần đây, do có việc cần phải nghiên cứu lại cách các học giả Việt Nam định nghĩa "tính cách/ căn tính Việt Nam", mình đã có cơ hội đọc lại quyển giáo trình bắt buộc từ thời học đại học năm nhất. Ngày ấy thấy quyển sách sao mà lắm chữ, in thì xấu kèm nhèm, học hành qua loa chỉ để thi trắc nghiệm cuối kì; ấy mà bây giờ, với tâm thế tiếp nhận kiến thức tự nguyện và mong muốn tìm lời giải thích cho những "tính cách Việt Nam" của chính bản thân mình, quyển sách như một kho tàng văn hoá súc tích và tương đối đáng tin cậy. Sách giải thích những thứ rất đỗi hiển nhiên kiểu tại sao người Việt mình hay dĩ hoà vi quý; hay tại sao người Việt hay dùng "lòng, dạ" hoán dụ cho tình cảm, cho con người? Hay nếu cần hệ thống luận cứ để bảo vệ cho luận điểm "Văn hoá Việt Nam không hề giống văn hoá Trung Quốc" thì cũng có thể tìm trong này.
Mong rằng sách sẽ được tái bản, in ấn và thiết kế đẹp hơn, thậm chí dịch ra tiếng Anh để phổ cập văn hoá tới nhiều độc giả trong và ngoài nước hơn nữa.
...more

This review has been hidden because it contains spoilers. To view it, click here. Mình "học như không học", vì kiến thức được sắp xếp hợp lý và giải thích kĩ lưỡng, khiến mình thấy như đang lần theo một câu chuyện dài đầy ly kỳ về nguồn gốc văn hóa dân tộc, có khởi nguồn, có cao trào và có kết thúc. Nhiều điểm lúc cô giảng lướt qua nhanh quá, mình chẳng có cảm xúc gì, như nhai rệu rạo mấy kết luận vô tri. Nhưng khi tự đọc mới thấy, để đi đến được những "kết luận vô tri" đó, người Việt đã phải cân đo đong đếm biết chừng nào.
Tại sao trong tang ma, người ta chọn màu chủ đạo là t

Mình "học như không học", vì kiến thức được sắp xếp hợp lý và giải thích kĩ lưỡng, khiến mình thấy như đang lần theo một câu chuyện dài đầy ly kỳ về nguồn gốc văn hóa dân tộc, có khởi nguồn, có cao trào và có kết thúc. Nhiều điểm lúc cô giảng lướt qua nhanh quá, mình chẳng có cảm xúc gì, như nhai rệu rạo mấy kết luận vô tri. Nhưng khi tự đọc mới thấy, để đi đến được những "kết luận vô tri" đó, người Việt đã phải cân đo đong đếm biết chừng nào.Tại sao trong tang ma, người ta chọn màu chủ đạo là trắng, đen tượng trưng cho đau buồn, nhưng cháu chắt của người mới khuất lại mặc áo màu vàng, đỏ? Tại sao Tống Nho khi du nhập vào Việt Nam lại được [và phải được] cải biên? Tại sao người ta lại thờ hành vi giao phối giữa nam và nữ? v.vVới cả, càng biết nhiều thì lại càng thấy thương người Việt Nam ta :]] Đâu phải khi không mà người ta làm gì cũng suy nghĩ trước sau, từ từ tốn tốn, sợ cái này kiêng cái kia, cũng có nhiều tật xấu khó sửa, thấy "tội tội" làm sao... Đó là truyền thống lâu đời, cũng là thói quen khó bỏ. Học để hiểu và cảm thông được cho nhau, làm mình thấy thật sự thỏa mãn với cái việc học này lắm hehe.

Điểm trừ là sách có nhiều lỗi typo.

...more

Mình làm việc trong môi trường DL thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài: mình thấy rõ được sự khác biệt trong tư duy, hành xử của họ với chúng ta. Cuốn sách này giúp mình hiểu rõ được sự khác biệt đó đến từ đâu nó được hình thành như thế nào trong tổng quan về bề dày về lịch sử và văn hoá. Thấy được sự khác biệt văn hoá Đông-Tây. Là một gợi ý hay cho bạn nào muốn tìm hiểu về đất nước con người VN, cuốn sách dễ đọc, ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng cũng dẫn dắt người đọc tìm hiểu thêm về c Mình làm việc trong môi trường DL thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài: mình thấy rõ được sự khác biệt trong tư duy, hành xử của họ với chúng ta. Cuốn sách này giúp mình hiểu rõ được sự khác biệt đó đến từ đâu nó được hình thành như thế nào trong tổng quan về bề dày về lịch sử và văn hoá. Thấy được sự khác biệt văn hoá Đông-Tây. Là một gợi ý hay cho bạn nào muốn tìm hiểu về đất nước con người VN, cuốn sách dễ đọc, ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng cũng dẫn dắt người đọc tìm hiểu thêm về các giá trị nhân văn mà văn hoá ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Mình rất vui vì tìm được cuốn sách này trong lúc mình rất cần những thông tin đó để phục vụ cho công việc nhờ gợi ý của một người bạn. Cám ơn ! ...more

Cuốn sách rất hay mặc dù chất lượng in xấu :[ Chắc tại sách lậu.Nhờ nó mà mình biết Việt Nam mình đẹp và gần gũi như thế nào. Nó dạy mình lòng tự tôn của dân tộc và cũng dạy mình để trở thành chính mình nữa.

Văn hóa chính là giá trị quý nhất của con người!

Thực sự chưa có cuốn sách nào khiến monhf thích thú như nàyCuốn sách giải đâp toàn bộ những thắc mắc của mình trước giờ về văn hoá của Việt Nam, tôn giáo, thoid quen, đặc điểm

Highly recommended đặc biệt những bạn học về du lịch

This review has been hidden because it contains spoilers. To view it, click here. Muốn mua cuốn sách này

This review has been hidden because it contains spoilers. To view it, click here. huihj

Page 2



Video liên quan

Chủ Đề