Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 4 trang 54

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện

  • I. Tập làm văn lớp 4 trang 53 tập 1 phần Nhận xét
    • Câu 1 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 3 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)
  • II. Ghi nhớ đoạn văn trong bài văn kể chuyện
  • III. Tập làm văn lớp 4 trang 54 tập 1 phần Luyện tập

Soạn bài Tập làm văn lớp 4: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 53, 54 giúp các em học sinh biết cách xây dựng sự việc để tạo thành bài văn kể chuyện, bước đầu hoàn thiện kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Luyện từ và câu lớp 4: Danh từ

I. Tập làm văn lớp 4 trang 53 tập 1 phần Nhận xét

Câu 1 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)

Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.

Trả lời

*) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.

1. Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền cho ngôi báu mới nghĩ ra kế: luộc kĩ thóc giống rồi phát cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền cho ngôi báu.

2. Chú bé Chôm dốc nhiều công sức chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm đã dám tâu sự thật trước sự kinh ngạc của mọi người.

3. Nhà vua khen ngợi chú bé Chôm trung thực và dũng cảm nên đã quyết định truyền ngôi báu cho Chôm.

*) Những sự việc được kể trong đoạn văn

- Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu).

- Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp).

- Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng cuối).

Câu 2 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)

Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn?

Trả lời

Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn.

- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.

- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.

Câu 3 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)

Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:

a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?

b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?

Trả lời:

Từ hai bài tập trên, rút ra nhận xét.

- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

- Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.

II. Ghi nhớ đoạn văn trong bài văn kể chuyện

1. Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một một đoạn văn.

2. Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.

III. Tập làm văn lớp 4 trang 54 tập 1 phần Luyện tập

Dưới đây là hai đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên trong đó một đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn chỉ có phần mở đầu và kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu (SGK TV4, tập 1 trang 54)

Sách Giáo Khoa Tiếng Việt lớp 4 trang 54

a) Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều.

Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.

b) Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách :

- Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.

Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngày hôm ấy lên đường.

c) Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.

....

Bà lão cười hiền hậu:

- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

Trả lời:

Các em học sinh điền theo đoạn bôi đậm sau đây

a) Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều.

Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.

b) Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:

- Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.

Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngày hôm ấy lên đường.

c) Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật lạ tay nải ai để quên. Cô bèn liền bước tới, cầm lên xem:

- Ô, một túi tiền! Của ai đánh rơi nhỉ. Biết đâu, người đánh rơi túi tiền này đang đi mua thuốc chữa bệnh cho người thân như mình bây giờ? Thế thì khổ thân họ quá!

Đang suy nghĩ miên man về túi tiền thì cô bé bống phát hiện phía trước một cụ già tay cầm gậy trúc đang lê từng bước trên đường. Cô bé đoán chắc là bà cụ đánh rơi túi tiền. Cô liền chạy thật nhanh, đuổi kịp bà cụ rồi lễ phép hỏi:

- Dạ thưa cụ! Cái tay nải này có phải của cụ không ạ?

Bà lão cười hiền hậu:

- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về chữa bệnh cho mẹ con.

>> Chi tiết: Viết tiếp phần còn thiếu dựa theo ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên lớp 4

Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Ngoài các bài giải chi tiết giải phần Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện trên đây, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Tiếng Việt lớp 4 đầy đủ các bài học. Đồng thời các phân môn Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu liên tục được cập nhật lời giải mới nhất.

Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đối với chương trình dạy và học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Tất cả các tài liệu tại đây đều được Tải miễn phí về sử dụng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Vẽ về cuộc sống an toàn – Soạn bài: Vẽ về cuộc sống an toàn trang 54 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?Câu 2. Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?Câu 3. Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?Câu 4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?

Câu 1. Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?

Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn, một chủ đề liên quan đến vấn đề luật lệ giao thông.

Câu 2.  Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?

Thiếu nhi nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi nên chỉ trong vòng 4 tháng. Ban tổ chức đã nhận được 50.000 bức tranh từ cả nước gửi về.

Câu 3.  Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?

Nhận thức tốt của các em về chủ đề cuộc thi thể hiện ở tên của các tác phẩm như: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; Gia đình em được bảo vệ an toàn; Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường; Chở ba người là không được;…

Quảng cáo

Đặc biệt nhận thức này còn thể hiện ở nội dung phong phú của các bức tranh.

Câu 4. Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?

Những nhận xét sau đây đã thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em: Tranh của các em có “màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ sáng tạo đến bất ngờ.”

Câu 5. Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?

Những dòng in đậm ở đầu bản tin có giá trị thông báo về số lượng tác phẩm dự thi, số lượng các tranh được gửi và nêu lên một nhận xét khái quát về nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em.

Bài đọc

Vẽ về cuộc sống an toàn

50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.

60 tranh được trưng bày.

46 giải thưởng.

Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.

   UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.

   Được phát động từ tháng 4 - 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,...

   Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),...

   60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có những nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

Theo báo ĐẠI ĐOÀN KẾT

Chú thích:

- UNICEF: Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.

- Thẩm mĩ: sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.

- Nhận thức: khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề.

- Khích lệ: tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên.

- Ý tưởng: ý nghĩ, dự định.

- Ngôn ngữ hội họa: đường nét, màu sắc trong tranh.

Loigiaihay.com