Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Tuần 32


Thông tin

Trình bày: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Giới thiệu: Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 2 gồm các bài sau:

MỤC LỤC

Tuần 19: Bảo vệ tổ quốc

Tuần 20: Bảo vệ tổ quốc

Tuần 21: Sáng tạo

Tuần 22: Sáng tạo

Tuần 23: Nghệ thuật

Tuần 24: Nghệ thuật

Tuần 25: Lễ hội

Tuần 26: Lễ hội

Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II

Tuần 28: Thể thao

Tuần 29: Thể thao

Tuần 30: Ngôi nhà chung

Tuần 31: Ngôi nhà chung

Tuần 32: Ngôi nhà chung

Tuần 33: Bầu trời và mặt đất

Tuần 34: Bầu trời và mặt đất

Tuần 35: Ôn tập học kì II

  • Bài Soạn Tiếng Việt Lớp 3

  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 1

  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1

  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2

Tuần 32 Ngưòi đi sân và con vuợn Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực. Người đi săn đứng im chờ kết quả... Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. Theo LÉP TÔN-XTÔI . Tận sô : hết đời, chết. Mỏ: vũ khí hình cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây. Bùi nhùi: mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ... để rối. (7) 1. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ? Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ? Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? Kể chuyện Dụa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Nguòí đi săn và con vuọn theo lòi của bác thợ săn : Chính tá Nghe - viết: Ngôi nhà chung Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật... (2). Điền vào chỗ trông : / hay n ? Làm nuong Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những ...ưong đỗ, ...ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị ...ưng đeo gùi tấp ...ập đi ...àm ...ương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút ...ên trong trẻo. Theo TẬP ĐỌC 5, 1980 V hay d ? Xe đò Chiếc xe đò từ Sài Gòn ...ề làng, ...ừng trước cửa nhà tôi. Xe ...ừng nhưng máy ...ẫn nổ, anh lái xe ...ừa bóp kèn, vừa ...ỗ cửa xe, kêu lớn : - Thằng Năm ...ề I Chị tôi đang ngồi sàng gạo, ...ội ...àng đứng ...ậy, chạy ...ụt ra đường. Theo NGUYỄN QUANG SÁNG (3). Đọc và chép lại các câu văn sau : Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương. Tập dọc Mè hoa lượn sóng Mè hoả mè hoa Ùa ra giỡn nước Chị bơi đi trước Em lượn theo sau Ruộng rộng, ao sâu Đìa con đia cạn Gọi chúng gọi bạn Đắp đập be bờ Quăng đó quăng lờ Cắm cờ lá chuối Cá mè ăn nổi Cá chép ăn chìm Con tép lim dim Trong chùm rễ cỏ Con cua áo đỏ Cắt cỏ trên bờ Con cá múa cờ Đẹp ơi là đẹp ! THẠCH QUỲ 0 - Mè hoa : cá nước ngọt trông giống cá mè, nhưng đầu to hơn, hai bên mình có nhiều chấm đen. Đìa : ao nhỏ ở cánh đồng. Đó, lờ: đồ đan thường bằng tre nứa, dùng để đón bắt tôm cá. (?) 1. Mè hoa sống ở đâu ? Tim những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước. Xung quanh mè hoa còn những loài vật nào ? Những câu thơ nào nói lên đặc điểm riêng của mỗi loài vật ? Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích. Học thuộc lòng bài thơ. Luyện từ và câu 1. Tên riêng : 2. Câu : Tập dọc (n/y i • ừ. 1— -1 — Tốt gô hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Cuốn sổ tay Tuấn và Lân ra chơi muộn. Lúc đi ngang qua bàn Thanh, chợt thấy quyển sổ để trên bàn, Tuấn tò mò, toan cầm lên xem. Lân vội can : Đừng ! Sao lại xem sổ tay của bạn ? Vừa lúc ấy, Thanh bước vào. Nghe Lân nói, Thanh bảo : Cả ba cùng chạy ào ra sân. Quyển sổ được mở ra. Những dòng chữ nắn nót ghi nội dung họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú... Để mang ra sân cùng xem ! Các bạn đang đố nhau về các nước, nhờ tớ làm trọng tài. Thanh lên tiếng : Đây rồi! Mô-na-cô đúng là nước vào loại nhỏ nhất, diện tích ch? gần bằng nửa Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn : Quốc gia đặc biệt này rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cỗ. Nước lớn nhất là Nga, rộng hơn nước ta-trên 50 lần. Bốn, năm bạn cùng reo lên. Riêng Tùng chưa chịu thua : Thế nước nào ít dân nhất ? Tất cả nhìn nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin : Cũng là Va-ti-căng. Đúng đẩy I - Thanh giải thích - Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người. Còn nước đông dân nhất là Trung Quốc : hơn 1 tỉ 200 triệu. NGUYỄN HOÀNG Trọng tài: người được cử ra để phân xử phải trái. Mô-na-cô : một nước rất nhỏ ở châu Âu. Diện tích : độ rộng của bề mặt sự vật. Va-ti-căng : nơi đặt toà thánh Công giáo. Quốc gia : nước, nhà nước. (7) • 1. Thanh dùng sổ tay làm gì ? Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh. Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ? Chính tả 1. Nghe - viết: Hạt mua Mây mang đầy mình nước Gió thổi thành hạt mưa Rồi chia đều cho đất Cho cỏ cây, sông hồ. Hạt mưa ủ trong vườn Thành mỡ màu của đất Hạt mưa trang mặt nước Làm gương cho trăng soi. Hạt mưa đến là nghịch Có hôm chẳng cần mây Bất chợt ào ào xuống Rồi ào ào đi ngay. NGUYÊN KHẮC HÀO 0 Trang : san đều, làm phảng. (2). Tìm và viết các từ: Chứa tiếng bắt đầu bằng I hoặc n, có nghĩa như sau : Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta. Noi tận cùng ở phía nam trái đất, quanh năm đóng băng. Tên một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc. Chứa tiếng bắt đầu bằng V hoặc d, có nghĩa như sau : Màu của cánh đồng lúa chín. Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi. Loài thú lớn ả rừng nhiệt đới, có vòi và ngà. Tộp lòm văn Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi truòng. Gợi ý : Một số việc tốt góp phần bảo vệ môi trường : Chăm sóc bồn hoa, vườn cây của trường (hoặc của khu phố, làng, xã...). Bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường. Giữ gìn cảnh đẹp của hổ nước ở địa phương. Dọn vệ sinh cùng các bạn ở khu phố (hoặc làng, xã...). Cách kể : Em đã làm việc gì ? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống; có thể là ngặn chặn những hảnh động làm hại cây, hoa, làm bẩn môi trường sống...) Kết quả ra sao ? Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên.

\\7uầii 32Ỉ CHÍNH TẢ (1) Điền vào chỗ trống : / hoặc n Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lung đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo. vhoặc d Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn : - Thằng Năm về I Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường. Đọc và chép lại các câu văn sau : Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. Cái lọ lục bình lóng lánh nướỏ men nâu. Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương. Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. a) Khoanh tròn các dấu hai chấm trong đoạn văn sau : Bổ Chao kể tiếp 0 - Đầu đuôi là thế này 0 Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi 0 “Kìa, hai cái trụ chống trời I” b) Mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì ? Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào I I trong đoạn vãn sau : Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học |—] Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đac-uyn hỏi |~7~| “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt ?” Đác-uyn ôn tồn đáp [~ĩ~| “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?’ Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mổ hôi và cà máu cùa mình. CHÍNH TÀ (1) Điển vào chỗ trống các từ : Chứa tiếng bắt đầu bằng / hoặc Z7, có nghĩa như sau : Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta : Lào Nơi tận cùng ở phía nam Trái Đất, quanh năm đóng băng : Nam Cực Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc : Thái Lan Chứa tiếng bắt đầu bằng V hoặc d, có nghĩa như sau : Màu của cánh đổng lúa chín : vàng Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi : dừa Loài thú lớn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà : voi TẬP LÀM VẶN Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (chăm sóc cây hoa, quét dọn rác ở lớp, dọn vệ sinh đường làng, đường phố,...) Gợi ý: Tên việc tốt đã làm. Diễn biến công việc Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. Bài ìàm Sau một cơn mưa lớn, cây bàng ở sân trường em bị bật gốc rồi chết. Nhìn khoảng sân nơi ấy trống hẳn khiến nắng tràn xuống bỏng rát, em quyết định đem một cây khác trồng vào chỗ cũ. Em lại chẻ tre để làm một hàng rào bao tròn xung quanh cây để các bạn học sinh khỏi vô ý dẫm phải. Mỗi buổi sáng trước giò học, em lấy nước ở bồn rửa tay tưới cho nó. Một thángmột lần, em bón phân và nhổ cỏ, thỉnh thoảng lại vạch lá tìm sâu. Nhờ vậy mà cây bàng lớn rất nhanh. Nhìn những mầm non bật ra xanh tươi và căng tràn sức sống, em thật vui. Bây giờ cây bàng đã lớn lắm rồi, tuy tán nó chưa đủ rộng để che mát cả khoảng sân nhưng cũng làm không khí dịu mát rất nhiều. Kết quả ấy làm em vui thích lắm.