Sản lượng cân bằng tiêu dùng là gì

Just for you: FREE 60-day trial to the world’s largest digital library.

The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

Read free for 60 days

Cancel anytime.

Tng cu và sn lưng cân bng trong nn kinh tế gin đơn

Nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế trong đó chỉ có hai tác nhân đó là người tiêu

dùng cuối cùng và người sản xuất, nền kinh tế khép kín chưa có sự tham gia của

Chính phủ.

Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn: Là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ

mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu tương ứng với mức

thu nhập của họ.

AD = C + I

Trong đó: AD: Tổng cầu

C: Cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

I: Cầu về hàng hoá và dịch vụ chi tiêu của các doanh nghiệp.

C,I đều là các hàm số phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng và đầu

tư.

.1. Hàm tiêu dùng

Khái niệm tiêu dùng: Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hoá và

dịch vụ cuối cùng.

Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố

– Phụ thuộc vào tiền lương và tiền công

– Phụ thuộc vào của cải hay tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tàichính.

– Những yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán, thói quen chi tiêu của người tiêu

dùng.

– Cơ cấu của tiêu dùng thay đổi khi khi thu nhập thay đổi.

Hàm tiêu dùng: Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng

thu nhập. Hàm tiêu dùng được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn, đó

là một hàm hồi quy. Trong đó trường hợp đơn giản nhất, hàm tiêu dùng có dạng

sau:

1

Cung và cầu là hai yếu tố quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế của quốc gia mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai yếu tố này phải cân bằng thì thị trường mới hoàn hảo. Để nói đến sự cân bằng này, người ta thường dùng thuật ngữ Equilibrium Quantity. Vậy Equilibrium Quantity là gì? Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu về khái niệm này nhé!

Định nghĩa Equilibrium Quantity

Số lượng cân bằng là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái khi không có sự thiếu hụt hoặc dư thừa của một sản phẩm nào đó trên thị trường. Khi cung và cầu giao nhau tại một điểm bất kỳ, số lượng một sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua sẽ bằng với số lượng được cung cấp bởi những nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa, thị trường đã đạt đến trạng thái cân bằng hoàn hảo khi giá cả trở nên ổn định và phù hợp với tất cả các bên.

Dựa trên lý thuyết kinh tế vi mô cơ bản, chúng ta có thể thiết lập một mô hình để xác định số lượng và giá cả tối ưu của một hàng hóa hoặc dịch vụ. Hai yếu tố chính hình thành nên lý thuyết này là cung và cầu, đây cũng là cơ sở nền tảng cho chủ nghĩa tư bản thị trường. Bên cạnh đó, lý thuyết này còn giả định rằng nhà sản xuất và người tiêu dùng có hành vi nhất quán với nhau và quyết định của họ sẽ không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố nào khác.

Ví dụ về Equilibrium Quantity

Nhà sản xuất A hàng năm sản xuất ra 50.000 chiếc điện thoại di động với giá bán lẻ là 35 đô la. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng, với mức giá đó, người tiêu dùng đã mua rất nhiều dẫn đến nguồn cung điện thoại đã cạn kiệt trước khi năm kết thúc.

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công ty đã tăng mức sản xuất hàng năm lên 75.000 chiếc điện thoại và đồng thời tăng giá bán lẻ lên 50 đô la. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra họ bị dư thừa sản phẩm vào cuối năm.

Một lần nữa, họ bắt đầu thích nghi với các điều kiện thị trường. Vào năm tiếp theo, công ty sản xuất 65.000 chiếc điện thoại với giá bán lẻ là 45 đô la. Đến cuối năm, công ty đã bán gần hết nguồn cung điện thoại. Điều này chỉ ra rằng, số lượng cân bằng của điện thoại là 65.000, với giá bán lẻ là 45 đô la [được gọi giá cân bằng].

Phân tích Equilibrium Quantity

Biểu đồ Equilibrium Quantity

Sản lượng cân bằng được thể hiện qua biểu đồ sau

Trong biểu đồ cung và cầu có hai đường cong, một đường biểu diễn cung và đường kia đại diện cho cầu. Những đường cong này được vẽ dựa trên yếu tố giá [trục y] và số lượng sản phẩm [trục x]. Nếu nhìn từ trái sang phải, đường cung dốc lên trên, biều này biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa giá và cung. Nhà sản xuất có động cơ để cung cấp sản phẩm nhiều hơn nếu giá tăng. Hiểu đơn giản, khi giá của một sản phẩm tăng lên, thì số lượng cung cũng tăng tương ứng.

Mặc khác, đường cầu sẽ đại diện cho người mua và dốc xuống, điều này biểu thị mối quan hệ trái ngược giữa giá và lượng cầu. Lúc này, người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng nhiều hơn nếu giá chúng không đắt. Tóm lại, khi giá tăng lên, lượng cầu sẽ giảm.

ADVERTISEMENT

Khi hai đường cong này có quỹ đạo ngược nhau và tại một nơi nào đó, chúng sẽ cắt nhau trên biểu đồ cung và cầu. Nơi giao nhau này được gọi là điểm cân bằng kinh tế, đồng thời đại diện cho sản lượng cân bằng và giá cân bằng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Xét trên lý thuyết thì đây là trạng thái hoàn hảo nhất mà thị trường có thể đạt tới.

Lưu ý về Equilibrium Quantity

Xét trên phạm vi rộng hơn, ý tưởng về sản lượng cân bằng là một phần của các lý thuyết kinh tế vĩ mô về cung và cầu, hoạt động thị trường và hiệu quả thị trường.

Khái niệm về lượng cân bằng sẽ chỉ dễ xảy ra trên lý thuyết hơn trên thị trường thực tế. Gần như không có khả năng xảy ra trường hợp tại một thời điểm cung và cầu trùng khớp chính xác và hoàn toàn bằng nhau. Trong thực tế, có nhiều yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như hạn chế về mặt vận chuyển, sức mua và công nghệ thay đổi hoặc sự phát triển của một ngành nghề khác.

Tuy nhiên, khái niệm này vẫn khá rất hữu ích để phân tích sự tương tác giữa cung va cầu, cũng như cách thị trường hoạt động để tạo ra giá cả hàng hóa hiệu quả.

Những yếu tố ảnh hưởng đến Equilibrium Quantity

Yếu tố “cung”

Sự thay đổi trong công nghệ

Cải tiến công nghệ có thể giúp thúc đẩy nguồn cung, làm cho quy trình hiệu quả hơn. Những cải tiến này làm dịch chuyển đường cung sang phải – tăng cung. Ngược lại, nếu công nghệ không được cải thiện và xấu đi theo thời gian thì sản xuất có thể bị ảnh hưởng, buộc đường cung dịch chuyển sang trái.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất tỷ lệ nghịch với cung. Do đó, sự thay đổi của chi phí sản xuất và giá đầu vào sẽ gây ra sự dịch chuyển ngược lại ở đường cung. Khi chi phí sản xuất tăng, cung giảm. Chi phí lao động giảm đẩy đường cung sang phải [tăng cung] vì nó trở nên rẻ hơn để sản xuất hàng hóa.

Giá của hàng hóa khác

Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ khác có thể ảnh hưởng đến đường cung. Có hai loại hàng hóa khác gồm sản phẩm chung và sản phẩm thay thế của nhà sản xuất. Sản phẩm chung là sản phẩm được sản xuất cùng nhau. Sản phẩm thay thế của nhà sản xuất là hàng hóa thay thế có thể được tạo ra bằng cách sử dụng cùng một nguồn lực.

Các chính sách của chính phủ

Các chính sách của chính phủ cũng cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến cung hàng hóa. Ví dụ như mức thuế cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời thu nhập của doanh nghiệp giảm đi và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất.

Ngược lại, nếu chính phủ giảm thuế thì thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp sẽ muốn sản xuất nhiều hơn nữa.

Yếu tố “cầu”

Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của họ.

Khi thu nhập tăng lên sẽ thúc đẩy khả năng mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời nhu cầu về hàng hóa của họ cũng tăng lên và ngược lại khi bị giảm thu nhập, mức chi tiêu của người tiêu dùng giảm đi, vì vậy họ sẽ bỏ ra ít tiền hơn để mua hàng hóa.

Tâm lý, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu có thể hiểu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên trong lựa chọn của người tiêu dùng đối với một số loại hàng hóa/dịch vụ nhất định.

Ví dụ như khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó, bạn sẽ có xu hướng mua nó nhiều hơn. Ngược lại, đối với những loại hàng hóa không quen thuộc thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thị hiếu rất phức tạp vì yếu tố này là thứ không thể quan sát trực tiếp được.

Giá của các hàng hóa có liên quan

Khi hàng hóa này giảm giá sẽ làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác, chúng thường được gọi là những hàng hóa thay thế.

Hàng hóa thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng nhau đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng.

Tăng giảm dân số

Khi dân số tăng lên sẽ dẫn đến mức nhu cầu về hàng hóa cũng tăng, đa số là những hàng hóa thiết yếu.

Sự kỳ vọng của người tiêu dùng

Sự kỳ vọng của người tiêu dùng trong tương lai đôi lúc có thể ảnh hưởng tới nhu cầu của họ ở hiện tại. Ví dụ khi người tiêu dùng dự kiến sẽ kiếm được thu nhập tốt hơn trong tương lai, họ sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra ở hiện tại để mua hàng hóa.

Cung và cầu tác động đến sản lượng cân bằng như thế nào?

Lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tư bản cho rằng, khi thị trường hoạt động tự do, sản lượng cung và cầu sẽ tương tác một cách tự nhiên để tạo ra hiệu quả thị trường và giá cả tối ưu. Điều này có nghĩa, nhu cầu tăng so với nguồn cung sẵn có sẽ đẩy giá cao hơn, trong khi nguồn cung tăng so với mức cầu hiện tại sẽ khiến giá thấp hơn.

Xu hướng này sẽ hướng tới sản lượng cân bằng, trong đó nguồn cung do các nhà sản xuất và nhà bán lẻ cung cấp sẽ xấp xỉ với số lượng hàng hóa được người tiêu dùng yêu cầu.

Giá cân bằng được coi là mức giá tối ưu, vì đó là mức giá mà cả người tiêu dùng và nhà cung cấp đều không được hưởng lợi thế hoặc chịu bất lợi so với bên còn lại. Ngoài ra, giá cân bằng sẽ là giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng và cũng là mức giá mà nhà cung cấp có thể thu được lợi nhuận hợp lý. Khi xảy ra sự mất cân bằng của cung và cầu đối với một hàng hóa nhất định, giá thị trường sẽ dịch chuyển lên hoặc xuống để đưa thị trường trở lại điểm cân bằng.

Mặc dù bài viết có xu hướng thiên về kinh tế vi mô và vĩ mô nhưng chủ đề này khá quan trọng đối với các doanh hiện nay, hiểu được sản lượng cân bằng, doanh nghiệp sẽ biết cách điều chỉnh mức sản xuất và giá phù hợp để mang lại doanh thu tốt hơn.

FAQs về Equilibrium Quantity

Lượng cung tối ưu là gì?

Lượng cung tối ưu là số lượng mà người tiêu dùng mua tất cả hàng hóa được cung cấp. Để xác định số lượng này, các đường cung và cầu đã biết được vẽ trên cùng một đồ thị. Trên đồ thị cung và cầu, số lượng nằm trên trục x và cầu trên trục y.

Giá và lượng cân bằng là nơi hai đường cong cắt nhau. Điểm cân bằng cho thấy điểm giá mà số lượng mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp bằng với số lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua.

Chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến lượng cầu không?

Các chính sách của chính phủ như chính sách về luật pháp, chính sách thuế và chính sách trợ cấp đều có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, họ sẽ sản xuất nhiều hơn khiến lượng cung tăng lên.

Có phải thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng?

Ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu còn phải phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đó. Nếu đó một hàng hóa bình thường, thu nhập tăng sẽ dẫn đến lượng cầu tăng và ngược lại. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu mua của hàng hóa đó.

Có dễ tạo ra sản lượng cân bằng trên thị trường không?

Sản lượng cân bằng suy cho cùng vẫn là một dạng lý thuyết và khó để xảy ra, vì cung và cầu chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Việc để hai đường cung và cầu giao nhau rất khó, trước tiên, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm chủ được thị trường, đối phó với các đối thủ cạnh tranh và nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Chủ Đề