Sáng ăn khoai lang có tốt không

Nhiều người vẫn nghĩ khoai lang là loại củ lành tính giàu chất dinh dưỡng nên thích ăn lúc nào cũng được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ăn sai cách có thể gây tác hại cho sức khỏe mà bạn không thể lường tới. Vậy, nên ăn khoai lang vào lúc nào tốt nhất và nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày? 

1. Giá trị dinh dưỡng có trong khoai lang?

Khoai lang có vị ngọt bùi tự nhiên nên nhiều người ưa chuộng loại củ này. Không chỉ dễ ăn, khoai lang còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong khoai lang rất giàu beta-carotene, hoạt chất này là tiền thân của vitamin A.

Khoai lang có ruột màu cam có chứa nhiều beta-carotene nhất, còn trong khoai lang có ruột màu tím lại rất giàu anthocyanin. Cả hai hoạt chất anthocyanin và beta-carotene đều là hoá chất thực vật phyto tự nhiên có khả năng làm tươi sáng màu sắc của rau củ. Các chất này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, giúp phòng chống bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, để cơ thể hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng bạn cần phải chọn thời điểm khoai lang nên ăn lúc nào là hợp lý và tốt cho sức khỏe nhất. Bên cạnh đó, trong khoai lang còn giàu các dưỡng chất khác như: Vitamin A, B6, C, D, E, K, chất xơ, kali và các chất khoáng thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như: Tim mạch, ung thư, đột quỵ,..., làm đẹp da, duy trì vóc dáng.

Khoai lang luộc sẽ giữ được nhiều chất beta-carotene và dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn so với các phương pháp chế biến khác như chiên, rán. Để giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng, bạn nên luộc khoai cả vỏ để hạn chế việc rửa trôi. 

Vậy ăn khoai lang có tốt không? Với hàm lượng dinh dưỡng như trên thì đáp án chắc chắn là CÓ, ăn khoai lang mỗi ngày kết hợp với luyện tập thể dục sẽ giúp bạn có được một cơ thể săn chắc, sức khỏe tốt và vóc dáng tuyệt vời.

2. Những lợi ích và tác hại của khoai lang đối với sức khỏe

Ngoài việc chú ý đến vấn đề ăn uống để có sức khỏe tốt thì các bạn cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục bằng máy chạy bộ trong nhà để nâng cao và tăng cường sức khỏe của bản thân và cho gia đình.

2.1. Lợi ích của khoai lang

Khoai lang là thực phẩm nổi tiếng được nhiều người yêu thích vì giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, dễ chế biến, nấu nướng. Thế thì ăn khoai lang có tác dụng gì?

  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nên ăn khoai lang vào lúc nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt chất trong khoai lang có khả năng cải thiện insulin ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang cũng có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Để có một hệ thống tim mạch khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn các món ăn nhiều kali và tránh ăn những thực phẩm có nhiều muối. Trong khoai lang rất giàu kali, do đó những đối tượng bị huyết áp cao hoặc thấp nên lựa chọn ăn loại thực phẩm để ổn định huyết áp.

Nếu lựa chọn đúng thời điểm nên ăn khoai lang khi nào, bạn sẽ không gặp phải những tác hại của khoai lang. Ngược lại, ăn khoai vào thời điểm vàng còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Thành phần dinh dưỡng có nhiều trong khoai lang là beta-carotene. Sắc tố thực vật này có khả năng chống oxy mạnh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Không những thế hoạt chất beta-carotene còn có thể ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do, làm giảm sự tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. 

Khoai lang là loại thực phẩm được nhiều người sử dụng để chữa táo bón, ăn khoai lang hỗ trợ giúp dễ tiêu hoá hơn. Vì khoai lang vừa dễ ăn vừa có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Lượng chất xơ dồi dào có trong củ khoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, ung thư đại trực tràng.

Bạn có biết, sau 18 tuổi nam giới cần tiêu thụ lượng vitamin A là 900mg, còn nữ giới là 700mg mỗi ngày. Nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày? Bạn nên ăn từ 1 - 2 củ khoai trong 1 ngày giúp cung cấp lượng vitamin A cho cơ thể khoảng 1.403mcg tương đương với khoảng 51% nhu cầu mỗi ngày của một người nếu. Trong khoai lang có chứa rất nhiều vitamin A  dưới dạng beta-carotene giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

  • Tăng cường khả năng miễn dịch

Lượng vitamin C dồi dào có trong khoai lang có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt nhanh chóng. Nếu trong cơ thể thiếu vitamin C khiến lượng sắt thấp sẽ dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu. Vì vậy, những đối tượng này nên bổ sung thêm khoai lang để cung cấp vitamin C cho cơ thể.

Xem thêm các dòng máy chạy bộ giúp bạn có thân hình đẹp và tăng cường sức khỏe tốt nhất hiện nay tại đây:

2.2. Tác hại của khoai lang

Mặc dù khoai lang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, ngoài việc chú ý nên ăn khoai lang vào lúc nào thì bạn nên tránh ăn khoai nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Những người bị bệnh thận: Lượng kali, chất xơ, vitamin A,... trong khoai lang rất nhiều nên những người bị thận do chức năng thận yếu nên không thể loại bỏ được các chất dư thừa, đặc biệt là lượng kali gây nguy hiểm rối loạn nhịp tim hoặc gây yếu tim.
  • Ăn khoai lang quá mức: Một số tác hại của khoai lang bạn có thể gặp nếu như ăn quá nhiều khoai như: Chướng bụng đầy hơi, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, rối loạn đường huyết.
  • Những người có hệ tiêu hoá kém: Nếu hệ tiêu hoá của bạn không tốt, thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi thì không nên ăn khoai lang nhiều. Bởi, tác hại của khoai lang có thể làm tăng tiết dịch vị, gây ợ chua, trướng bụng, đầy hơi và gây nóng ruột.
  • Khoai lang ăn cùng với quả hồng: Khoai lang và quả hồng khi ăn cùng nhau có thể khiến cho lượng đường trong củ khoai lên men trong dạ dày dẫn đến dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều gây phản ứng với các chất pectin và tannin trong quả hồng tạo sự kết tủa, thậm chí gây viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày. Vì vậy, 2 loại củ quả này nên ăn cách nhau ít nhất 5 giờ trở lên để tránh gây hại đến sức khoẻ.

3. Nên ăn khoai lang vào lúc nào? Chắc hẳn qua bài viết Okachi Việt Nam chia sẻ bạn đã biết được những thời điểm vàng nên ăn khoai lang tránh gây hại cho sức khỏe. Bạn nên ăn một củ khoai lang mỗi ngày vào buổi sáng và buổi trưa sẽ giúp bạn giảm cân, chống ung thư và sống thọ hơn.

Ăn khoai lang khi nào là tốt nhất?

Ngoài bữa sáng, thời điểm tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn khoai lang đó là buổi trưa. Bởi, sau khi ăn khoai lang, cơ thể cần phải mất 4 - 5 giờ mới có thể hấp thụ được canxi có trong củ khoai.

Tại sao không nên ăn khoai lang lúc đói?

Khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói. Điều này do khoai lang có thể tăng sản sinh axit trong dạ dày. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày không nên ăn khoai khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.

Ngày nào cũng ăn khoai lang có tốt không?

Khoai lang rất tốt đối với hệ tiêu hóa của bạn. Mặc dù không phải là một trong những loại thực phẩm nhiều chất xơ mà tôi từng gặp, nhưng khoai lang không hề nhiều chất xơ. Mỗi thứ một ít sẽ giúp bạn no lâu hơn và giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru. Khoai lang tốt hơn cho lượng đường trong máu của bạn.

Khoai lang vàng có tác dụng gì?

Khoai lang vàng rất giàu carotenoid, khoai lang tím rất giàu anthocyanin. Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, chức năng như một nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể. Do đó, carotenoid khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cho đôi mắt khỏe mạnh.

Chủ Đề