Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet

SKKN một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 13 trang )

Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các công trình về giáo dục sớm trên thế giới đều cho rằng: Sự phát triển trong
những năm đầu đời quyết định tương lai của cả cuộc đời. Những năm đầu đời là giai
đoạn phát triển quan trọng nhất trong đời người, đặc biệt là giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là
“Giai đoạn vàng”, “Cửa sổ của các cơ hội” để khai mở và phát triển các tiềm năng to
lớn của não bộ con người. Trẻ mầm non là nhóm trẻ đặc biệt quan trọng, là nền tảng
trong chiến lược phát triển con người. Do đó muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta
thực sự có đầy đủ đức – trí - thể - mĩ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước
thì cần phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện
cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu
vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được
quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1408 ngày 1
tháng 9 năm 2009 của về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, đã chỉ thị “Bộ
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo
lực”, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo
vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường”.
Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 13/2010/TTBGD&ĐT Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ “Nội dung xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích”. “Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm
sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non”, và ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi
Công văn số: 8511/BGDĐT-GDMN tới các Sở Giáo dục – Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh
tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”
Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan
trọng trong công tác nuôi dạy trẻ ở trường mầm non. Trường mầm non có nhiệm vụ
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều lệ trường
mầm non). Vì thế tạo môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt
động, vui chơi…. là điều thiết yếu nhất. Đó còn là điều kiện tốt để phát triển về thể
chất và tinh thần cho trẻ, góp phần phát triển một cách toàn diện.


Bản thân là một giáo viên trẻ nên rất muốn chung tay cùng nhà trường phòng
tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, điều đó đã thôi thúc tôi
nghiên cứu và tìm ra “Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Tai nạn thương tích đang là một vấn đề xã hội đáng báo động trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu tại các bệnh viện. Theo Bộ Y tế, đối với trẻ em, tai nạn thương tích
đang là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn tật, trong đó thường gặp là tai nạn
giao thông, đuối nước, ngã, bỏng và điện giật. Theo điều tra của Uỷ ban Văn hoá, giáo
dục Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, tai nạn thương tích ở Việt Nam đang có
xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, tai nạn
thương tích ở Việt Nam chủ yếu xảy ra là do sự thiếu ý thức, kỹ năng của người dân về
phòng chống tai nạn thương tích và do môi trường không an toàn. Kinh nghiệm của Tổ
1


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

chức Y tế Thế giới cho thấy có thể phòng chống và kiểm soát được tai nạn thương tích
bằng các biện pháp cụ thể. Đối với tai nạn giao thông: đội mũ bảo hiểm đúng cách khi
đi xe máy giảm 40% nguy cơ tử vong và 70% nguy cơ thương tích nặng. Các tổ chức y
tế cũng đã đưa ra các giải pháp có hiệu quả trong phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ em như: giảm nhiệt độ của hệ thống nước nóng trong gia đình sẽ giảm 60% trường
hợp trẻ bị bỏng do nước nóng; các biện pháp giáo dục và làm chấn song cửa sổ giúp
giảm 50-90% trường hợp trẻ em tử vong do ngã; giảm liều lượng và thay đổi bao bì
thuốc giúp giảm 50% số trẻ tử vong bị ngộ độc thuốc… Việt Nam là nước thứ hai trên
thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á ký kết và gia nhập Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em; ký và thực hiện văn kiện “Một thế giới phù hợp với trẻ em” của Liên Hợp

Quốc và nhiều văn bản quốc tế khác. Trong thời gian qua, Quốc hội cũng đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em như: Luật An toàn Giao
thông đường bộ, Luật An toàn Giao thông đường thuỷ… Công tác phòng chống tai nạn
thương tích của trẻ em được các cấp, các ngành, mỗi gia đình và người dân quan tâm
hơn. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em có nhấn mạnh nội dung phòng
chống tai nạn thương tích tập trung vào 3P (Protection: Bảo vệ, Provision: Cung cấp
môi trường an toàn và Participation: Tham gia)
Trong báo cáo thế giới về phòng chống thương tích trẻ em, Tổ chức Y tế thế
giới cũng đã đưa ra các hướng tiếp cận chính đối với một số loại hình tai nạn thương
tích phổ biến ở trẻ em như về cơ sở pháp lý, cải tiến sản phẩm, cải tạo môi trường,
giáo dục và phát triển kỹ năng, chăm sóc cấp cứu.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan
đến công tác phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có tập trung đến đối tượng trẻ
em, xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn và đánh giá công tác y tế trong
trường học có lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn thương tích. Các biện pháp
phòng chống tai nạn thương tích cũng đã được triển khai trong trường học trên tất cả
các lĩnh vực về truyền thông, nâng cao nhận thức về tai nạn thương tích, cải thiện môi
trường như xây dựng hàng rào, có nơi tập luyện thể thao an toàn, xây dựng sân chơi
hợp lý…; có các phương tiện, thuốc men để cấp cứu kịp thời khi các cháu bị chấn
thương; không để tình trạng bạo lực trong học đường xảy ra và không có tai nạn xảy ra
trong trường gây chết người hoặc bị thương nặng phải nằm bệnh viện.
Thế nhưng, nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, có nhiều nguy cơ về tai nạn thương
tích đang đe doạ từ ngày, từng giờ đối với trẻ em. Theo các chuyên gia pháp luật, một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn thương tích trẻ em ngày càng gia
tăng là do hệ thống các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn không đầy đủ và bất cập, đi kèm
với với việc thiếu các biện pháp triển khai thực hiện chưa phù hợp trong lĩnh vực
phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vì thế, để trẻ em được
vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiếu các tai nạn gây thương tích thì gia đình, nhà
trường và toàn xã hội cần phối kết hợp sâu sắc để đưa ra chiến lược và biện pháp cụ
thể hơn.

2. Cơ sỡ thực tiễn
a. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất: Trường học có khuôn viên của trường có hàng rào bao quanh,
có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc trang bị khác đầy đủ cho công tác sơ cấp cứu
ban đầu: Bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…. Lớp học sạch sẽ, khang trang,
thoáng mát, cửa lớp có song chắn an toàn.
2


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

- Đồ dùng đồ chơi trường được tu bổ hàng năm đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt
động
- Bam giám hiệu phân bổ giáo viên đứng lớp là 3 giáo viên trên 36 trẻ ( nhóm
24-36 tháng) đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Khó khăn
- Trẻ nhà trẻ cón quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
- Phòng vệ sinh cho trẻ còn chật hẹp không đảm bảo diện tích
- Các hoạt động vui chơi trẻ còn chạy nhảy, xô đẩy nhau, dùng cây que làm đồ
chơi
- Giờ ăn trẻ còn nói chuyện, ăn nhanh, chưa nhai kĩ thức ăn dễ dẫn đến hốc sặc
- Ý thức chấp hành nội quy của nhà trường của một số phụ huynh còn hạn chế
như giờ đưa đón trẻ còn chạy xe vào trong sân trường
- Nhận thức của giáo viên trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non chưa cao, kĩ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích
cho trẻ của giáo viên còn chưa linh hoạt
- Đa số có một số phụ huynh là công nhân chưa thực sự quan tâm đến việc
chăm sóc giáo dục trẻ nên việc phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh còn gặp
khó khăn.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên tôi luôn trăn trở

và đã tìm ra một số giải pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ trong trường
mầm non như sau:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Sau khi khảo sát thực tế và dùng các phương pháp khác tôi đã nghiên cứu và
mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
1. Giải pháp 1: Bản thân tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức nghiệp vụ sư
phạm cũng như việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm
non
a) Cách thực hiện các giải pháp:
- Phạm vi áp dụng: Lớp IVD trường mầm non Hoa Hồng
- Đối tượng áp dụng: Giáo viên
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến nay
- Nội dung giải pháp
Bản thân là một giáo viên mầm non nên việc chăm sóc vả đảm bảo an toàn cho
trẻ khi ở lớp là rất quan trọng vì vậy tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên
môn cũng như tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các
tình huống khi tai nạn xảy ra cho trẻ có tầm quan trọng đặc biệt.
Giáo viên, người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên phải là người nắm vững những
kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra
với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, không được bồi dưỡng
3


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn
xảy ra với trẻ.
Nội dung bồi dưỡng:
- Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non.

- Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
- Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.
- Phòng tránh tai nạn do ngộ độc.
- Phòng chống đuối nước cho trẻ.
- Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
- Phòng tránh tai nạn giao thông.
- Phòng tránh động vật cắn.
Hình thức bồi dưỡng:
- Tham khảo các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn,
phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, tham khảo các tài liệu của
Trung tâm y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết tuyên truyền phòng, tránh
các dịch bệnh tự nghiên cứu và học tập.
- Tham gia các lớp tập huấn về: Phòng, chống tai nạn thương tích trong trường
học
- Tham gia các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học
an toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến
phức tạp thường xảy ra trong nhà trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và
rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
b) Dữ liệu minh chứng:
- Trong quá trình thực hiện giải pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên
về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non được thể hiện
qua hình ảnh minh chứng ở phụ lục 1
+ Hình 1: Y tế trường tuyên truyền phát tài liệu cho giáo viên về công tác phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ
+ Hình 2: Giáo viên trong khối thảo luận về công tác phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ trong trường mầm non
+ Phiếu thăm dò về nhận thức, ý kiến của giáo viên về một số giải pháp phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
c) Đánh giá kết quả:
- Giáo viên hưởng ứng tham gia học tập tích cực và rút ra được nhiều kinh

nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ và nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản
về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường
xảy ra với trẻ.
2. Giải pháp 2: Bao quát cháu trong các hoạt động.
a) Cách thực hiện giải pháp:
- Phạm vi áp dụng: Lớp IVD trường mầm non Hoa Hồng
- Đối tượng áp dụng: Trẻ lớp IV D
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến nay
- Nội dung giải pháp:
4


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ lứa tuổi nhà
trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải
thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ
nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt
động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Đóng cửa, cổng trường
khi không có người ra vào. Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như
tập vông, tay xinh…( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng )để xem ai có
gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được
hoặc mang từ nhà đến.
* Trong giờ hoạt động học:
- Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể
đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử
dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất
nguy hiểm.
- Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi

cho trẻ.
- Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ
đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục.
+ Ví Dụ: Chủ đề “Bé và những người thân yêu của bé”: lồng ghép các câu hỏi:
“những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến
gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo…)
+ Ví Dụ: Chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông nào”: biển báo
giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội
mũ bảo hiểm….
+ Ví Dụ: Chủ đề “Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé”: khi chơi đồ chơi phải như thế
nào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao…
+ Ví Dụ: Chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp”: Giáo dục trẻ không được leo
trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm.
+ Ví Dụ: Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo
những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.
* Trong giờ chơi
- Trong giờ chơi vì trẻ được chơi ngoài trời trẻ rất hiếu động nên thường chạy
nhảy đùa ngịch có thể gặp các tai nạn như: Rách da, chấn thương phần mềm… Vì vậy
trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đế, trẻ , kiểm tra khu vực sân trẻ
chơi, không để trẻ chơi xa tầm mắt cô hay cho trẻ chơi gần các hồ nước, bụi rậm.
Kiểm tra đồ chơi ngoài trời để phát hiện những hư hỏng chưa sữa chữa kịp thời để báo
lên ban giám hiệu xử lý
+ Ví dụ: Khi bé chơi các đồ chơi ngoài trời: 2 cô phải luôn bám sát bé, nhắc nhở
bé xếp hàng đến lượt, không được xô đẩy, chen lấn nhau.
+ Ví dụ: Khi đi dạo, chơi ngoài trời, tập thể dục: cô phải quan sát địa điểm tránh
vũng nước, tổ kiến hoặc những nới có nhiều rong rêu... làm bé dễ bị té.
5


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non


- Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét
đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn…) vào mũi, tai mình hoặc
nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm
mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy cô
không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi.
+ Ví dụ: Khi trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên chơi cùng với trẻ hạn chế để
trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ…có thể gây chấn
thương
Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng
xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước
trong nhà vệ sinh. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn
nước
- Khi trẻ vui chơi trong lớp, mặc dù phạm vi chơi nhỏ, dễ bao quát nhưng cũng

không loại trừ tai nạn có thể xảy ra với trẻ. Tôi luôn giáo dục trẻ không ngậm, nhét đồ
chơi vào miệng, tai, mũi của mình và của bạn.
+ Ví dụ: Trong quá trình cháu chơi tôi cùng với giáo viên trong lớp luôn quan sát
các nhóm chơi và chơi với trẻ giáo dục cháu phải có ý thức trong giờ chơi.
* Trong giờ ăn
- Trước khi ăn cho trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước. Hướng dẫn trẻ
cùng cô sắp xếp bàn ghế, cho 4- 6 trẻ ngồi một nhóm, có lối đi quanh dễ dàng để cô dễ
bao quát
- Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang
còn nóng cô cần để nguội rồi mới chia về bàn cho trẻ.
- Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước
uống còn quá nóng.
- Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ
đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn
trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ

- Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi
ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc, nghẹn.
- Lứa tuổi nhà trẻ ăn các loại thức ăn mềm, xay nhỏ. Vì thế tôi đã tham mưu lên
bam giám hiệu và tổ cấp dưỡng để chế biến thức ăn phù hợp với nhóm trẻ nhóm lớp
mình
- Thức ăn khi được mang đến lớp cho trẻ ăn giáo viên nên nếm thử trước khi cho
trẻ ăn để nhằm phát hiện những bất thường do thức ăn mang lại như: khi chế biến thực
phẩm không còn tươi sống, không còn hạn sử dụng gây ngộ độc hay thức ăn quá mặn
hoặc quá ngọt không đảm bảo sức khỏe cho trẻ
- Khi cho trẻ ăn các quả tráng miệng lên chọn các loại quả không có hạt nếu có
hạt cần chú ý bóc bỏ hạt trước khi đưa lên lớp.
- Khi giáo viên nhận thuốc từ tay phụ huynh phải ghi tên trẻ, số lần uống và liều
lượng. Khi cho trẻ uống thuốc giáo viên chú ý thuốc có dạng viên
* Trong giờ ngủ
6


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

- Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong
miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ
chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để
dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.

- Phòng ngủ phải được thông thoáng. Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ
ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây
ngạt thở
b) Các dữ liệu minh chứng:
- Trong quá trình thực hiện giải pháp bao quát cháu trong các hoạt động được thể
hiện qua một số hình ảnh minh chứng ở phụ lục 2

+ Hình 1: Cô bao quát chơi hoạt động góc cùng với trẻ
+ Hình 2 Cô bao quát cháu trong giờ học
+ Hình 3: Cô tổ chức cho trẻ vệ sinh trước khi ăn
+ Hình 4: Cô hướng dẫn trẻ trong giờ ăn
+ Hình 5: Cô bao quát cháu trong giờ ngủ
+ Bảng theo dõi tình trạng thương tích trong thời gian trẻ học tại lớp
c) Đánh giá kết quả:
- Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai

nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy
hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.
3. Giải pháp 3: Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động
a) Cách thực hiện giải pháp:
- Phạm vi áp dụng: Lớp IVD trường mầm non Hoa Hồng
- Đối tượng áp dụng: Trẻ lớp IV D
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến nay
- Nội dung giải pháp:
Đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần
cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp
trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó
nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp
xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ
những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ
chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm
cho trẻ.
Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất
non yếu,làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy
hiểm cho trẻ như dứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như
chảy máu cơ thể trẻ.

7


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi
trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng. Khi chơi xong cô cần cất
dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi.
Đồng thời tôi luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa
tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Ở góc hoạt động với đồ vật ngoài
những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa, tôi sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề
- Ví dụ: Khâu quần áo, cài khuy… bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải,
thảm đục lỗ cho trẻ xâu.
Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn
cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song
phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ
Khi mua đồ chơi cho lớp tôi tuyển chọn các đồ chơi có và kích cỡ phù hợp với
lứa tuổi của trẻ trong lớp, đồ chơi không có yếu tố gây tai nạn cho trẻ (sắc nhọn, trầy
xước…).
- Ví dụ: Khi chọn đồ chơi cho trẻ chơi cô lựa chọn đồ chơi có nguồn gốc và xuất
sứ rõ ràng có thông số về kĩ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi
đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ
chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời
Sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng đảm bảo cho trẻ khi đi vệ sinh cá nhân
không bị trượt ngã do trơn trợt. Các xô chứa nước trong nhà vệ sinh phải có nắp che
đậy kĩ lưỡng. Cô giáo trong lớp phân công nhau dắt cháu đi vệ sinh để bao quát trẻ tốt
hơn
Thường xuyên kiểm tra các đồ dùng trang thiết bị điện nếu thấy thiếu an toàn
thông báo kịp thời lên ban lãnh đạo để sửa chữa.

- Ví dụ: Trong lớp tôi có làm một số hình ảnh chú thích dán ở các ổ cắm diện
như: không sờ tay vào ổ cắm điện…
Không cho trẻ chơi gần khu vực bếp tránh ảnh hưởng của khí ga, lửa
b) Các dữ liệu minh chứng:
- Trong quá trình thực hiện giải pháp xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt
động được thể hiện qua một số hình ảnh minh chứng ở phụ lục 3
+ Hình 1: Giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo an toàn cho trẻ chơi theo chủ đề
+ Hình 2: Một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động đảm bảo tính an toàn phù
hợp với trẻ
+ Hình 3: Ký hiệu báo nguy hiểm không được sờ tay vào ổ cắm điện
c) Đánh giá kết quả:

- Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi mầm non nguy hiểm hàng ngày là
việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho
trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi nhà trẻ, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy
hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi lớp tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Lớp tôi
8


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ
chơi nhỏ.
4. Giải pháp 4: Giáo dục rèn luyện trẻ một số kĩ năng phòng chống tai nạn
thương tích thường gặp
a) Cách thực hiện giải pháp:
- Phạm vi áp dụng: Lớp IVD Ttrường mầm non hoa hồng
- Đối tượng áp dụng: Trẻ Lớp IV D
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến nay
- Nội dung giải pháp:

Ở mọi lúc mọi nơi tôi thường lồng ghép giáo dục để trẻ có những kĩ năng cơ bản,
phòng tránh được những tai nạn thương tích có thể xảy ra với mình theo nội dung của
bộ chuẩn phát triển trẻ em tuổi với những chỉ số sau:
+ Trẻ nhận biết một số đồ vật có thể gây nguy hiểm và không chơi một số đồ vật
đó (Chỉ số 21).
+ Giáo dục trẻ không chơi, không sử dụng một số đồ vật gây nguy hiểm, không
lại gần những nơi gây nguy hiểm: dao, kéo, hộp quẹt, giếng, ao, hồ, bể nước…
Ví dụ: Ở những khu nguy hiểm cô làm một số biển báo và giáo dục trẻ không lại
gần khi thấy có biển báo nguy hiểm
+ Trẻ nhận biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (Chỉ số 22): Như:
không đến gần nước sôi, bếp lửa, nồi canh, cơm…không ngậm hột hạt, không trêu
chó, mèo…không tự uống thuốc.
+ Trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (Chỉ số 23).
+ Trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho
phép (Chỉ số 24).
+Trẻ biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm (Chỉ số 25).trẻ biết:
• Kêu cứu
• Gọi người lớn.
• Nhờ bạn gọi người lớn
b) Dữ liệu minh chứng:
- Tôi đã sử dụng dữ liệu minh chứng cho giải pháp ở phần phụ lục 4:
+ Hình 1: Biển báo nơi nguy hiểm
c) Đánh giá kết quả:
- Nhờ vào việc rèn luyện một số kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
thì trẻ đã dần có những kĩ năng biết tránh xa được những nơi nguy hiểm
5. Giải pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh.
a) Cách thực hiện giải pháp:
- Phạm vi áp dụng: Lớp IVD Ttrường mầm non Hoa Hồng
- Đối tượng áp dụng: Giáo viên, phụ huynh
9



Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2015 đến nay
- Nội dung giải pháp
- Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo
viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền
thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Trước khi nhận trẻ vào lớp tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của
trẻ để có biện pháp theo dõi, xử lý cho từng trường hợp. Trao đổi với phụ huynh đưa
và đón trẻ tận tay cô giáo và nhắc nhở phụ huynh tuyệt đối không chạy xe đi vào sân
trường, đón trả trẻ đúng giờ. Không để trẻ tự đi vào lớp hay ra về một mình. Tránh
tình trạng cháu đi tự do, dễ gây ra tai nạn giao thông. Nhắc nhở phụ huynh khi cho trẻ
tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
- Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ nên tôi làm tờ
thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên truyền.
Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt nên được phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày.
- Mặt khác tôi cũng đã tổ chức các buổi họp phụ huynh để phụ huynh phối hợp
với lớp nhằm giáo dục các cháu các nội dung sau:
- Phòng tránh tai nạn do vật sắc nhọn:
+ Không để trẻ chọc ngoáy những vật sắc nhọn vào tai, mắt.
+ Không để trẻ cầm vật sắc nhọn chơi, chạy nhảy.
- Phòng tránh ngộ độc:
+ Không để trẻ cầm chơi, ăn các loại hoa, quả, lá, có mùi và màu sắc lạ
+ Không để trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu
+ Không để trẻ tự uống thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ và sự giám sát
của bố mẹ.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống

+ Phụ huynh không để thực phẩm, đồ ăn, thức uống gần các hóa chất như thuốc
trừ sâu, xà phòng, thuốc tẩy...
- Phòng tránh đuối nước:
+ Không để trẻ chơi đùa gần suối, sông, ao hồ
- Phòng tránh bỏng:
+ Không để lửa gần những vật dễ cháy như chăn màn, sách vở, đồ nhựa...
+ Không để trẻ chơi đùa chạy nhảy trong bếp nơi có đặt phích nước nóng, thức ăn
nóng
+ Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa, bếp ga
+ Kiểm tra cẩn thận nhiệt độ của nước, thức ăn trước khi cho trẻ ăn uống, tắm
+ Không để trẻ đến gần xe máy, ô tô... khi xe vừa mới dừng lại
- Phòng tránh điện giật:
+ Không sờ tay vào ổ điện, không tự ý rút, cắm các phích điện
10


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

- Phòng tránh động vật, côn trùng cắn:
+ Nhắc trẻ không chơi đùa quá mức với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo...
+ Không chọc phá tổ ong, không đi vào bụi rậm, nơi tối tăm
- Phòng tránh ngã:
+ Không trèo cây, leo lên bàn ghế, cửa sổ, lan can, sân thượng
+ Không được xô đẩy khi chơi các trò chơi hoặc khi xếp hàng đi vệ sinh, tập thể
dục…
+ Không được chảy nhảy trên cầu thang, hành lang, nơi đông người
+ Không nhảy từ trên cao xuống
+ Không chạy trên sàn có nước, sân có độ trơn trợt cao
+ Nên mang giày, dép khi đi vào nơi có nước
- Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Không chơi đùa trên vỉa hè, lòng đường
+ Lên xuống xe phải chờ cho xe dừng hẳn lại
+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, mô tô.
b) Dữ liệu minh chứng:
- Tôi đã sử dụng dữ liệu minh chứng cho giải pháp ở phần phụ lục 5:
+ Hình 1: Cô trao đổi với phụ huynh về những quy định của trường
+ Hình 2: Giáo viên phối cùng với nhà trường trao đổi với phụ huynh về cách
chăm sóc giáo dục trẻ
+ Hình 3: Biểu bảng tuyên truyền của lớp có nội dung phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non
c) Đánh giá kết quả:
- Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ
huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh
những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn trong công tác
phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn
và họ biết điều gì mình nên làm… Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất
cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi nguy hiểm
- Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Giáo viên đã nắm vững được nội dung, biện pháp và cách phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non
- Từ những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức và
kĩ năng cần thiết trong việc tự phục vụ, biết tự bảo vệ bản thân, biết tránh xa những
nơi nguy hiểm…
11


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non


- Phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn thương tích và rất tích
cực trong việc phối hợp cùng giáo viên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi
lúc mọi nơi.

- Giáo viên nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất kiến nghị:
Qua suốt quá trình nghiên cứu và những bài học rút ra được trong thực tiễn, tôi
mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với các ban ngành như sau:
* Đối Phòng Gíao dục và Đào tạo:
- Cần nắm bắt và tham mưu kịp thời cho cấp trên đầu tư xây dựng cải tạo về cơ
sở vật chất của các đơn vị trường học trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Đối với nhà trường:
- Quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện công tác chăm
sóc sức khỏe nói chung và công tác Phòng chống tai nạn thương tích nói riêng trong
đơn vị; Tham mưu cho lãnh đạo kịp thời tu sửa, trang bị cơ sở vật chất.
- Tổ chức các buổi tọa đàm với phụ huynh về chuyên đề phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ
* Đối với Giáo viên:
- Giáo viên phải luôn chú ý theo sát trẻ trong mọi hoạt động. Giáo viên trong
lớp phối hợp nhịp nhàng, phân công cụ thể rõ ràng nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
- Không làm việc riêng khi quản lý, chăm sóc trẻ.
- Trao đổi kinh nghiệm, thực hành các thao tác xử lý tai nạn, thương tích có thể
xảy ra với trẻ.
- Vận dụng nhiều thủ thuật và nghệ thuật khi lên lớp để lôi cuốn trẻ tham gia
các hoạt động.
- Giáo viên luôn gần gũi yêu thương trẻ. Tạo niềm tin cho trẻ tham gia hoạt
động.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để phòng tránh tai nạn thương tích cho

trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng đồ chơi trong lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách khoa học, hợp lý hạn chế tối đa tai
nạn thương tích cho trẻ.
- Thông tin kịp thời, trung thực cho nhau nếu trẻ gặp tai nạn thương tích để
cùng nhau xử lý.
* Đối với phụ huynh:
- Cần có ý thức hơn trong việc chấp hành giờ giấc đưa đón trẻ của nhà trường,
dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không chạy xe vào trong khu vực trường, phối hợp với
nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
12


Một số giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

2. Khả năng áp dụng:
- Căn cứ tình hình thực tế về công tác phòng chống tai nạn thương tích của đơn
vị. Tôi đã xây dựng, áp dụng các biện pháp, kế hoạch hành động vào trong công tác
phòng chống tai nạn thương tích của lớp mình, được Ban giám hiệu đánh giá cao, các
biện pháp dễ áp dụng, dễ thực hiện và kết quả cuối năm không có trường hợp tai nạn
đáng tiếc nào xảy ra.
- Qua đó thấy được công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non là vô cùng quan trọng nó góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ
và việc xây dựng một môi trường an toàn thân thiện cho trẻ học tập vui chơi là cần
thiết và có ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho trẻ là chăm sóc những mầm xanh cho đất
nước, tương lai đất nước có phồn vinh hay không phụ thuộc vào những mầm xanh đó
có được chăm sóc tốt hay không.
- Tôi mong rằng những biện pháp, kế hoạch tôi xây dựng trên có thể phần nào
làm thay đổi, nâng cao đẩy mạnh hơn nữa công tác Phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non.

- Những phương pháp, giải pháp và hình thức mà tôi thực hiện trên đây chắc
chắn sẽ có những hạn chế nhất định.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng
đánh giá. Tôi xin chân thành cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2- Trung Kiên: Kĩ năng sơ cấp cứu các tai nạn thương tích trong trường học Nhà xuất bản Lao động- Xã hội - 2011.
4- Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020- Vụ Giáo dục
mầm non - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục- NXB Hà Nội 1999.
5- Luật giáo dục và nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành- NXB Lao
động- Xã hội 2007.
6- Điều lệ trường mầm non - Bộ giáo dục& Đào tạo NXB Hà Nội 2008.
7- Sổ tay công tác nhà trường- Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội- NXB Hà Nội
2008.
8- Hướng dẫn các hoạt động y tế học đường và cấp cứu ban đầu tại trường học Sở y tế thành phố Hà Nội- Nhà xuất bản y học 2007.

13



Skkn một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

  • doc
  • 22 trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực.
3. Tác giả:
Họ và tên : Nguyễn Thị Quỳnh

Nữ

Ngày tháng/ năm sinh : 30/03/1983
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường mầm non Thái Học.
Điện thoại : 01278829226.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh - Hải Dương
Điện thoại: 03203.586.408
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu tiên :
Trường mầm non Thái Học
Địa chỉ: Khu dân cư Ninh Chấp 6 - Thái Học - Chí Linh – Hải Dương
Điện thoại: 03203.586.408
6. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị về
đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Từ tháng 9/2014 đến tháng 02/2015.
TÁC GIẢ
( Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Quỳnh
1

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non
là một vấn đề cấp bách hiện nay. Xuất phát từ thực trạng về tai nạn thương tích
của trẻ mầm non, nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây thương tích, đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ, bản thân tôi đã suy nghĩ tự tìm tòi và tham khảo từ nhiều
nguồn thông tin, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè
đồng nghiệp.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi.
+ Giáo viên yêu nghề mến trẻ, tâm huyết tận tụy với nghề, có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại trường mầm non nơi
tôi công tác từ thời điểm tháng 9/2014 đến tháng 02/2015. Sáng kiến này của
tôi đề cập về tình trạng tai nạn thương tích nói chung của trẻ lứa tuổi mầm non.
Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ.
3. Nội dung sáng kiến.
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn
tại trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non,
trên cơ sở đó tôi đã đề xuất 5 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.
- Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ.
- Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.

2

- Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin
nhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
- Biện pháp 5: Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn
thương tích với các bậc phụ huynh học sinh.
Một trong những lý do tôi lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non vì đối với giáo viên mầm non việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây
là một lĩnh vực ít đề tài khoa học nào nghiên cứu. Các biện pháp tôi đưa ra đều
đảm bảo tính mới. Trên thực tế giáo viên trường tôi có rất ít tài liệu hướng dẫn,
tham khảo về vấn đề này nên tôi đã dành thời gian lựa chọn, xác định được nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó tôi chỉ đạo giáo
viên lựa chọn nội dung thích hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động cho
phù hợp.
Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và triển
khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong thị xã. Với từng điều kiện thực
tế của nhà trường, tùy vào khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp
dụng có sự chênh lệch phù hợp. Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi
tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
Việc áp dụng sáng kiến sẽ mang lại những lợi ích thiết thực đó là:
- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn thương thường sảy ra cho
trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như có cách phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ
dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như có
một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích sảy ra cho bản thân
và bạn bè xung quanh.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý
thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng
tránh tai nạn thương tích.

3

4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng bộ linh hoạt đã mang lại hiệu
quả đáng kể: Giáo viên tổ chức hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dung
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kỹ
năng cũng như thái độ đúng đắn từ đó hình thành ý thức trong từng việc làm
của bản thân. Phụ huynh quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên, với nhà
trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
5. Đề xuất kiến nghị.
Để thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ trong trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
* Đối với trường:
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép tích
hợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham dự
để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu sửa nâng cấp.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong
nhà trường.
Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ
năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các
lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương
tích.
Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương
tích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu.
Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch
khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của
giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Có kế hoạch từng bước tăng tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn.
4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng và cần được quan tâm. Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở lứa
tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,
kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên
nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương tích góp
phần đáng kể. Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích là gánh
nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội phải có
những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe
dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực mà
ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi
trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa học giáo dục Việt Nam
thì:
Trẻ con vốn hiều động trong khi rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, nếu cha mẹ,
thầy cô không lưu tâm đúng mức cũng như không có biện pháp phòng tránh
hữu hiệu thì nguy cơ gặp tai nạn của trẻ là rất lớn. Theo UNICEF thì tai nạn ở
trẻ em có xu hướng tăng cao. Đáng lưu ý, tỷ lệ tử vong do bệnh nhiễm hoặc
bệnh mãn tính khoảng 12-13%, còn tử vong do tai nạn lại chiếm tới 75% ở trẻ
trên 1 tuổi.
5

Tai nạn thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác
động của những năng lượng là các tác nhân gây nên ( bao gồm cơ học, nhiệt,
điện, hóa học, phóng xạ ,… ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng
của cơ thể người. Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các
yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp
nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
Các loại tai nạn thương tích thường gặp với trẻ lứa tuổi mầm non: Đối
với trẻ dưới 3 tuổi, các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập
bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, chưa biết tự bảo vệ mình do đó
trẻ thường bị các tai nạn thương tích sau: dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dị
vật lỗ mũi, lỗ tai, bị bỏng, ngã xuống nước, điện giật…Đối với trẻ hơn 3 tuổi,
trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn, hay chạy chơi tự do nên thường gặp các tai
nạn thương tích như ngã, vật vật sắc nhọn đâm phải, bỏng, đuối nước, điện giật,
ngộ độc…
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ mầm non : Đó là
do sự thiếu giám sát, chăm nom của cha mẹ, cô giáo hoặc người trông trẻ nên
có thể dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễ
dàng. Do người lớn chăm sóc bé nhưng không được hướng dẫn cách sơ cứu
cho trẻ và không có tủ thuốc cấp cứu. Do công tác truyền thông, giáo dục chưa
đủ mạnh để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình
và trường học trong việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Do điều kiện,
môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm đầy
đủ an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
3. Thực trạng của vấn đề
Đối với giáo viên Mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
không phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều tra
thực trạng tại trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn sau:
3.1. Thuận lợi:
6

Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã
đạt được yêu cầu an tòan cho trẻ.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện
để công tác y tế học đường được hoạt động tốt.
Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho
công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm
Y tế thị xã, trạm y tế phường.
Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn
cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc
nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra
hàng ngày.
Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc
mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác y tế
trường học.
3.2.Khó khăn
Nhận thức của một số giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ chưa cao.
Trong trường mầm non hầu hết là trẻ từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở
độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguy
cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
Một số khu vực xây dựng khi thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: sân
chơi nhỏ hẹp, nhà vệ sinh chưa có độ thoát nước dễ dàng.
3.3. Khảo sát thực trạng
Theo ý kiến đánh giá của giáo viên thì tai nạn thương tích thường gặp với

7

trẻ lứa tuổi mầm non là dị vật đường thở do sặc thức ăn, bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai,
bị bỏng, ngã, điện giật, vật vật sắc nhọn đâm phải, ngộ độc... trong đó tai nạn
thương tích do ngã được đánh giá là thường gặp nhất ( 86,5%), tiếp đến tai nạn
thương tích do ngạt, tắc đường thở (11,3%), tai nạn do vật sắc nhọn (4,5%), do
ngộ độc, đuối nước (2,3%)... ( Theo kết quả của nhóm nghiên cứu Viện khoa
học giáo dục Việt Nam)
Năm học 2013 - 2014, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tai nạn thương
tích của trẻ sảy ra trong trường, kết quả khảo sát như sau:
Tổng số
trẻ toàn
trường

Năm học
2013- 2014

265

Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
6
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do tích do vật sắc tích khác.
trơn trượt sân nhọn
trường.
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ %
%
%
4
67
1
17
1
17

Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy phải thực hiện tốt công tác phòng
tránh tai nạn thương tích mới đảm bảo môi trường học tập an toàn cho trẻ; đảm
bảo về sức khỏe cho trẻ; Phụ huynh an tâm khi gửi con em tới trường từ đó
chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
4. Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non.
4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích
cho trẻ.
Vào đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ của bậc học mầm non
tôi và các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chăm
sóc, giáo dục nói chung và kế hoạch giáo dục phòng tránh tai thương tích cho
trẻ nói riêng để triển khai tới toàn thể giáo viên. Sau đó, chỉ đạo giáo viên xây
dựng cụ thể kế hoạch hoạt động phòng tránh tai thương tích cho trẻ phù hợp
8

với điều kiện thực tế của trường, của lớp, của địa phương. Đồng thời nhà
trường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chỉ
đạo và triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác
phòng tránh tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn. Các đồng chí
cán bộ quản lí thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công
tác trông coi trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn trường lớp, đồ dùng, đồ
chơi, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non. Sau đó hướng
dẫn để giáo viên chủ động bổ sung vào kế hoạch nội dung công việc tiếp theo
cũng như chủ động tìm biện pháp để thực hiện kế hoạch một cách khoa học,
sáng tạo đem lại hiệu quả cao nhất.
4.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non được coi
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác chăm sóc
giáo dục trẻ hiện nay. Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ để về nguyên nhân
tai nạn thương tích, các loại tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạn
thương tích, phương pháp xử lý hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ.
Trước tiên giáo viên phải trang bị kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích
cho bản thân bằng cách tích cực tìm tòi, sách báo, tập san có nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để học tập và nghiên cứu. Ngoài ra còn
tìm hiểu thêm các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng
Internet xem các tiết dạy của chương trình giáo dục mầm non có lồng ghép nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ để áp dụng vào các tiết dạy của mình.
Bên cạnh đó giáo viên còn phải tham gia vào các buổi tập huấn về kiến
thức và kỹ năng phòng tránh, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp do
các cơ sở y tế tổ chức. Thông qua tập huấn, sẽ nâng cao hơn ý thức phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong và tàn tật
ở trẻ em do tai nạn thương tích gây ra. Đây là đóng góp thiết thực vào việc thực
hiện Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em một cách thiết thực nhất.
9

4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo
dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động.
Với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về một số tai nạn thường
sảy ra trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh
đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên tích
cực suy nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội
dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động trong
ngày. Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt
trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
* Ví dụ:
- Giờ đón trẻ: Giáo viên cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến
lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòng
tránh.
- Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước,
bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã.
- Các giờ hoạt động học tập giáo dục trẻ không được cho bút màu vào
mũi, vào tai, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy...
- Trong giờ ăn : Cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa trong
khi ăn dễ gây sặc thức ăn, không cho thức ăn vào mũi vào tai…
- Thông qua từng chủ điểm lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào tiết dạy cụ thể như:
Chủ điểm Gia đình thông qua hoạt động học tiết khám phá khoa học
“Một số đồ dùng trong gia đình” giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tai
nạn thương tích bằng cách giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, cắm ổ điện,
và các thiết bị dùng điện khi không có người lớn. (Giáo án minh họa phần
phụ lục)
Chủ điểm Giao thông giáo viên lồng ghép giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi
vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ
bảo hiểm khi ngồi trên xe máy…( Giáo án minh họa phần phụ lục)
10

- Thông qua hoạt động trò chuyện giáo viên dạy trẻ một số kỹ năng đơn
giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích như không trèo cây,
chơi gần ao, không nghịch lửa, không chơi thả diều dưới đường dây điện…
Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
thông qua các hoạt động đã từng bước hình thành ở trẻ những nhận thức và kĩ
năng phòng tránh một số tai nạn thương tích.
4.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ
thông tin nhằm phòng tránh tai nạn thương tích.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhất là sự phát triển của
khoa học công nghệ thông tin tôi đã chỉ đạo giáo viên mạnh dạn sử dụng công
nghệ thông tin để đưa những hình ảnh về các loại tai nạn thương tích cho trẻ
xem thay cho việc sử dụng bằng tranh ảnh.
Giáo viên có thể vào mạng lấy những hình ảnh về các vụ tai nạn thương
tích nghiêm trọng copy vào USB rồi dùng máy tính để trình chiếu lên cho trẻ
xem vào mọi lúc mọi nơi. Qua đó trẻ sẽ thấy được hậu quả nghiêm trọng của
các tác nhân gây tai nạn thương tích và từ đó trẻ sẽ ý thức được những nguy cơ
không an toàn cho bản thân trẻ sẽ biết cách phòng tránh.
4.5. Biện pháp 5 : Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai
nạn thương tích với các bậc phụ huynh học sinh.
Công tác tuyên truyền tới phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm
vụ rất thiết thực trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để tạo cho
trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể thì cần phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, tôi đã trao đổi với
các đồng chí giáo viên lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các phụ huynh ngay
từ đầu năm học bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi họp phụ huynh,
qua việc trao đổi, trò chuyện trong giờ đón, trả trẻ, qua góc tuyên truyền của
lớp… Ngoài ra, tôi còn góp ý với giáo viên kết hợp với phụ huynh phát động
phong trào xây dựng mô hình: “ Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”…để
nâng cao nhận thức cho gia đình về kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ.
11

5. Kết quả đạt được.
Qua việc tích cực áp dụng các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình của bản thân toàn trường mầm
non nơi tôi công tác nói chung đã đạt được một số kết quả sau:
* Bảng khảo sát năm học 2013-2014
Tổng số
trẻ toàn
trường

Năm học
2013- 2014

265

Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
6
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do trơn tích do vật sắc tích khác.
trượt
sân nhọn
trường.
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ
Tỷ lệ
%
%
%
4

67

1

17

1

17

* Bảng khảo sát năm học 2014-2015 ( Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015)
Tổng số
trẻ toàn
trường

Năm học
2014- 2015

275

Tổng số trẻ
Xảy ra tai nạn thương tích
2
Tai nạn thương Tai nạn thương Tai nạn thương
tích ngã do tích do vật sắc tích khác.
trơn trượt sân nhọn
trường.
Số trẻ Tỷ lệ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ
Tỷ lệ
%
%
%
2

1

0

0

0

0

Nhìn vào bảng so sánh kết quả tôi thấy các trường hợp tai nạn thương tích
xảy ra cho trẻ của năm học này giảm so với năm học trước. Trước kết quả ấy
tôi vô cùng phấn khởi.
Qua quá trình thực hiện đề tài này và những kết quả thu được tôi rút ra
được những bài học cụ thể như sau:
12

- Tìm hiểu về thực trạng việc tai nạn thương tích của trẻ trong trường thấy
được những nguyên nhân xảy ra tai nạn thương tích. Từ đó đề ra những biện
pháp khắc phục cụ thể.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo giáo viên
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày và ở
mọi lúc mọi nơi.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
+ Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, lớp có nền đá hoa sạch sẽ
thuận lợi cho việc chơi tập trong lớp và có không gian trang trí các góc, có bản
ghế đầy đủ đúng qui cách phù hợp với lứa tuổi, có điện nước đầy đủ để cho trẻ
sinh hoạt hàng ngày...
+ Đồ dùng đồ chơi có trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và phong
phú về mẫu mã.
+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có trình độ tay nghề trên chuẩn, tận
tụy với công việc, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ.
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ, tích cực kết hợp với giáo viên
và nhà trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

13

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi thấy việc phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong
trường mầm non. Để trẻ được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai
nạn gây thương tích chúng ta hãy tạo một môi trường an toàn cho trẻ góp phần
đào tạo thế hệ trẻ thành những con người ích cho xã hội
Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay. Vì vậy cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp
nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng
cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Phòng tránh tai nạn
tương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tình cảm của người
lớn đối với trẻ em. Để trẻ em được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu
các tai nạn gây thương tích thì gia đình – nhà trường và toàn xã hội cần phải
phối kết hợp sâu sắc hơn nữa vì “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”
2. Khuyến nghị
Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non trong
giai đoạn hiện nay. Bản thân tôi vẫn tự nhận thấy cần phải lỗ lực và học hỏi
nhiều hơn nữa, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với trường:
Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu bổ nâng cấp.
Đảm bảo vệ sinh, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường.
Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ
năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ
14

* Đối với Phòng giáo dục:
Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch
khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của
giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Có kế hoạch từng bước tăng tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi
đồng nghiệp trong việc nghiên cứu áp dụng “ Một số biện pháp phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”.Tôi nhận thấy phần trình
bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân
thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15

PHỤ LỤC
Ví dụ 1:
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Bé khám phá một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
I/ Mục đích.
*Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đồ dùng,biết vị trí của các đổ dùng đó để trong
gia đình.
- Trẻ hiểu được nguyên tắc sử dụng các đồ dùng đó.
* Kỹ năng:
- Trẻ nhận biết được tác dụng của từng loại đồ dùng sử dụng điện trong gia
đình.
- Trẻ biết được nguyên tắc sử dụng điện an toàn.
- Phát triển khả năng tư duy phán đoán tưởng tượng.
* Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn tài sản những đồ dùng gia đình.
- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng năng lượng điện có hiệu quả.
- Không nghịch vào những ổ cắm điện.
- Không đến gần những đồ dùng khi đang sử dụng (Bàn là, ấm điện,bếp
điện…)
II/ Chuẩn bị:
- Đồ vật thật quạt cây, ấm điện, bàn là.
- Màn chiếu các hình ảnh một số đồ dùng năng lượng điện trong gia đình
- Lô tô các đồ dùng trong gia đình về các đồ dùng sử dụng điện và không sử
dụng điện.
III/ Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ Ghi chú
* Hoạt động 1:
-Trẻ thực hiện theo
- Cô cho trẻ hát bài: “ Niềm vui gia đình”. yêu cầu của cô
- Cô cùng trẻ trò truyện về gia đình và
những đồ dùng gia đình.
Trẻ chơi trò chơi: “ Trời tối ,trời sáng”
- Trẻ chơi trò chơi
Cô tạo tình huống tắt điện và hỏi trẻ.
- Vì sao lớp học bỗng nhiên lại tối?
16

- Vì cô đã tắt công tắc chính là nguồn điện - Trẻ trả lời
cho nên bóng điện không sáng được.
- Muốn điện sáng thì phải làm gì?
- Ở nhà bố mẹ thường bật điện vào buổi
nào trong ngày.
- Cô giải thích cho trẻ có thể bật điện vào - Trẻ trả lời
các buổi trong ngày?
* Hoạt động 2:
Cô đọc câu đố về cái quạt điện để đố trẻ:
* Cô đưa quạt ra cho trẻ quan sát và nhận
xét
Ai có nhận xét gì về cái quạt này?
- Tác dụng của chiếc quạt này? ( Sử dụng
ở mùa nào).
- Chiếc quạt này làm bằng chất liệu gì?
Vì sao khi bật quạt chúng ta lại thấy mát.
- Quạt là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
Ngoài quạt này ra còn có quạt gì sử dụng
bằng năng lượng điện?
* Tiếp theo cô cho trẻ làm quen với chiếc
bàn là?
- Muốn chiếc quần áo phẳng đẹp thì cần có
cái gì?
- Ai có nhận xét gì về chiếc bàn là này?
- Dùng bàn là để làm gì?
- Muốn bàn là hoạt động được thì phải làm
gì?
- Cô nói cho trẻ cách sử dụng bàn là và chỉ
có người lớn mới được sử dụng .
- Điện làm bàn là nóng lên thì bàn là mới
là phẳng quần áo bằng vải được. Vậy bàn
là là đồ dùng sử dụng năng lượng gì?
* Cho trẻ làm quen với ấm điện( Cô hỏi
trẻ về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng)
* Cho trẻ kể những đồ dùng trong gia đình
được sử dụng điện
* Cô giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng
được sử dụng điện trong gia đình bằng đèn
chiếu, cho trẻ gọi tên, nhận xét nói ,công
dụng cách sử dụng.
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng cung cấp
ánh sáng: ( một số bóng điện khác nhau:
Bóng tròn ,dài, bóng đèn ngủ…)
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng để làm mát:
17

Trẻ quan sát và trả
lời các câu hỏi của
cô.

- Trẻ quan sát và
trả lời các câu hỏi
của cô.

Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói

Một số loại quạt khác nhau
- Cô giới thiệu nhóm đồ dùng để đun nấu:
Nồi cơm điện, chảo điện, khử mùi, lò vi
sóng
- Nhóm đồ dùng để nghe nhìn: Ti vi, đầu
đĩa, máy tính, đài
Giáo dục: Tất cả những đồ dùng trên đều
được sử dụng bằng năng lượng điện được
sử dụng trong gia đình của mình đấy vì
vậy khi dùng chúng mình phải biết giữ gìn
cẩn thận không được quăng ném . Đặc biệt
là phải sử dụng điện cho an toàn, không
được tự ý sử dụng điện khi không được sự
cho phép của người lớn.
* Chúng mình cần tiết kiệm điện bằng
cách nào?
- Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy
điều hoà, máy sưởi đang bật
- Tắt đèn, tắt quạt khi đi ra khỏi phòng
- Không mở cánh tủ lạnh trong thời gian
dài, luôn đóng kín tủ lạnh
- Tắt đài khi không nghe
- Tắt đèn ti vi khi không xem
- Tắt máy tính khi không sử dụng
* Giáo dục trẻ nguyên tắc sử dụng điện an
toàn
- Phải luôn hỏi người lớn khi sử dụng các
thiết bị liên quan đến điện.
- Tuyết đối không bao giờ tự cắm và rút
phích ra khỏi ổ cắm .
- Không được sờ vào điện khi tay ướt hoặc
đI chân đất.
- Không bao giờ được chạm vào dây điện
đặc biệt là dây điện bị đứt.
- Khi ngửi thấy mùi khét trong nhà hoặc
trong lớp học thì báo ngay cho người lớn
biết.
* Hoạt động3:
Trò chơi : Ai thông minh hơn
1/ Để tiết kiệm năng lượng điện chúng ta
thay thế bóng đèn thông thường bằng bóng
nào?
2 Đồ dùng nào được sử dụng để truyền đạt
âm thanh, hình ảnh trong nhà
3/ Đồ dùng nào tiêu hao nhiều điện khi
18

Trẻ quan sát trên
máy chiếu

- Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói

- Trẻ trả lời các
câu hỏi cô đưa ra

- Trẻ chú ý lắng
nghe cô nói

- Trẻ chơi trò chơi

làm nóng nước để giúp bát đĩa sạch.
4/ Đồ dùng nào để làm phẳng quần áo
5/ Khi không dùng nữa hoặc khi ra khỏi
phòng, chúng ta cần tắt chúng đi.
6/ Để làm mát mà chi phí tiết kiệm điện
hơn máy điều hoà.
7 Đồ dùng nào bảo quản thức ăn được tươi
ngon.
=> Khi trẻ trả lời xong cô cho trẻ kiểm tra
lại đáp án trên máy chiếu.
Trò chơi : Ai đoán giỏi
Trên màn hình xuất hiện những nhóm đồ
dùng được sử dụng bằng năng lượng điện
và 1 vài đồ dùng không sử dụng bằng năng - Trẻ chơi trò chơi
lượng điện nhiệm vụ của trẻ là tìm ra
những đồ dùng không sử dụng bằng năng
lượng điện .
Ví dụ 2:
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Giao thông
Đề tài: Bé khám phá một số PTGT đường bộ
I. Mục đích
* Kiến thức
- Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện
giao thông đường bộ.
- Biết được đặc điểm các phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe
đạp, xe buýt, xe tải…
- Biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè
hoặc sát lề đường bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe
phải đội mủ bảo hiểm…
* Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nhận biết, quan sát, so sánh
- Phát triển khả năng tư duy phán đoán.
* Thái độ
- Giáo dục trẻ có một số hành vi văn minh khi ngồi trên xe máy và khi đi bộ.
II. CHUẨN BỊ:
- Side bài giảng có hình ảnh một số phương tiện giao thông
- Đồ chơi một số phương tiện giao thông.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ Ghi chú
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Lớp hát bài: "Em tập lái ô tô"
- Trẻ thực hiện
19

- Trong bài hát nhắc tới loại xe gì?
- Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường
gì?
- Ngoài ô tô các con còn biết phương tiện
nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ
nữa?
- Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất
nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng
ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.
Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về
các loại phương tiện giao thông đường bộ
nhé!
* Hoạt động 2 : Bé cùng khám phá
a, Xe đạp:
- Cô đọc câu đố:
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ
- Đó là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Xe đạp gồm có những bộ phận nào?
- Dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
- Tại sao xe đạp lại chạy chậm?
- Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô
còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng
xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các
loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông
đường nào?
b, Xe máy
- Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.
Xe gì hai bánh
Tiếng kêu bình bịch
Chạy bon bon.
- Đố là xe gì?
-Cho trẻ quan sát và nhận xét về xe máy.
- Xe máy thuộc phương tiện giao thông
đường nào?
- Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chở được mấy người?
- Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải
thực hiện những qui định gì?
+ So sánh xe đạp, xe máy.
20

theo yêu cầu của


- Trẻ chú ý lắng
nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát và
nhận xét

Tải về bản full

“Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non A xã Ngọc Hồi”


*Mục đích của đề tài này:

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24 – 36 tháng nói riêng và trẻ trường mầm non A Ngọc Hồi nói chung
Tìm ra nhiều biện pháp ph
òng tránh và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:

Các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân khi cần thiết, hình thành nhân cách ban đầu, kỹ năng sống cho trẻ ngay từ trong trường mầm non.

* Phạm vi áp dụng:

Lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng - D1 trường mầm non A Ngọc Hồi trong năm học 2012- 2013.

* Kế hoạch nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2012 đến cuối tháng 4/2013)
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng, giáo viên cần xây dựng hoạt động thông qua quá trình phát triển tâm sinh lý trẻ, đặc biệt là quá trình nhận thức của trẻ.
Trẻ nhà trẻ còn rất non yếu sức đề kháng kém tư duy trực quan hình tượng. Khả năng ghi nhớ không bền vững nên cần được làm quen với nội dung cần học ở mọi lúc, mọi nơi và cần được lập lại nhiều lần.
Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lý…) và khi đã có những hiểu biết rõ dàng thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (học tập, vui chơi, ) cho trẻ đúng lúc, đúng cách và đúng yêu cầu.
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ là hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trường mầm non nếu không được thực hiện thường xuyên và bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà con hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập trững bước vào đời.

Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bạn thân. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về “tai nạn thương tích cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng như những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả như mong đợi.

II. CƠ SỞ THỰ TIỄN:

1. Đặc điểm tình hình chung:

- Trường mầm non A xã Ngọc Hồi nằm ở ngoại thành Hà Nội, nằm trên khu đất canh tác của dân, được triển khai xây dựng thành trường học, nên xung quanh còn nhiều bãi đất chống, ao hồ. Trường lại nằm gần đường quốc lộ nơi có nhiều phương tiên giao thông qua lại. Trường có hai khu chia làm 9 lớp, riêng khu Ngọc Hồi được xây hai tầng rất khang trang, lớp học rộng rãi sân chơi thoáng mát.
- Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần tránh nhiệm cao trong công việc, luôn mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi cả về thể xác lẫn tinh thần.
2. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tình thần. Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi học các lớp về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.
- Học sinh nhanh nhẹn có nề nếp.
- Lớp nhà trẻ D1 nằm ở khu Ngọc Hồi có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn.
3. Khó khăn:
- 50% phụ huynh làm nghề nông và buôn bán tự do nên chưa có thời gian quan tâm, chú ý cũng như các kiến thức cơ bản về an toàn cho trẻ, các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- 30% phụ huynh làm công nhân ngoài khu công nghiệp, thời gian làm việc còn phụ thuộc, làm ca nên ít có thời gian quan tâm đến con.
- 20% phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước, tuy có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích nhưng mất nhiều thời gian cho công việc.
- Trẻ nhà trẻ cón quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
- Nắm bắt được tình hình thực tế trên tôi biết rằng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở lớp nhà trẻ là rất khó để phụ huynh nắm bắt và cho trẻ ghi nhớ khi ở nhà. Xong có những bố mẹ do bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình… Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phóng tránh tai nạn thương tích tại gia đình.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN:

Từ những buổi tập huấn do trường và phòng giáo dục tổ chức, từ những tài liệu do nhà trường cung cấp, những quy định của sở giáo dục nội quy của nhà trường và kinh nghiệm của bản thân cũng như hiện trạng cơ sở vật chất môi trường học tập tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ như dưới đây:
1. Biện pháp 1:Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
- Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
- Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
- Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu,làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như dứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ.

- Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng. Khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi.

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet

- Đồng thời tôi luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Ở góc hoạt động với đồ vật ngoài những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa, tôi sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề: Khâu quần áo, cài khuy... bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải, thảm đục lỗ cho trẻ xâu.

Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ
Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời

Kết quả: Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi nhà trẻ, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi lớp tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ.

2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn.
Trường mầm non A xã Ngọc Hồi được xây dựng hai tầng rất khang trang, tuy nhiên khi thiết kế thi công các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xấy ra đối với trẻ, bản thân là người giáo viên mầm non ngày ngày tiếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban giám hiệu, được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Tất cả các lan can được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ, các nan hoa trang trí được thiết kế bằng các thanh dọc không rộng quá 15cm, bỏ hết các thanh ngang có thể làm bàn đạp cho trẻ leo trèo, một số đoạn lan can được xây kín. Hiên đằng sau lớp học được sự đóng góp tham gia xã hội hóa giáo dục của phụ huynh nhà trường đã có kinh phí để làm nhà kính đảm bảo an toàn cho trẻ. Mà vẫn đảm bảo không gian thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho trẻ.
- Sàn nhà vệ sinh khi xây dựng còn nhiều vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ, được nhà trường lưu tâm chú ý, nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý các vũng nước đọng. Giờ đây sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng, nhà trường đã trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm nhựa chống trơn để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh.
- Khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( như hơi than tổ ong, khí ga ...) rất dễ bị ngộ độc không khí.
- Bể nước ở xa khu sân chơi và lớp học, luôn được đậy lắp, khóa cẩn thận.

Kết quả: Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo và dành nhiều công sức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực tế chứng minh bằng cách thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường học an toàn lớp tôi không có trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích nói riêng và toàn trường nói chung.

3. Biện pháp 3: Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.

- Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và... ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
- Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Đóng cửa, cổng trường khi không có người ra vào. Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh...( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng )để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến.

- Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm.
+ Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ.
+ Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục.
VD: CĐ Mẹ và những người thân yêu của bé: lồng ghép các câu hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo...)

CĐ Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông nào: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm....
CĐ Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé: khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao...
CĐ Cây và những bông hoa đẹp: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm.

- Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.

- Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương...nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích. Giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát... Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ, vì vậy cô phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn.
- Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông.

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet
- Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi.
-Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ.

+ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng.
+ Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ

+ Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc, nghẹn.

+ Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phối hợp với tổ nuôi, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ.
+ Khi cho trẻ ăn các quả tráng miệng lên chọn các loại quả không có hạt nếu có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt trước khi đưa lên lớp.

+ Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên
- Hoạt đông giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet

+ Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không rất dễ bị ngộ độc.

+ Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở

- Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn...) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi.

+ Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ...có thể gây chấn thương

+ Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệ sinh. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước.

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet

Kết quả: Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh.4. Biện pháp 4:Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục nội khoá và ngoại khoá về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức vế cách sơ cứu kịp
thời nếu trẻ không may gặp tai nạn. Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương… Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này.
Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.

Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương…) củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.

Kết quả: Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp bản thân tôi đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh:
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài ,khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơi…về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng . Cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. Tuyệt đối không đẻ trẻ nhỏ đi đón nhau.

Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện , để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc…thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có côn trùng bám vào khi phơi lại mặc cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.

Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và các dụng cụ chứa nước như chum, vại... cần có nắp đậy chắc chắn hoặc khóa cẩn thận. Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.
Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ nên tôi làm tờ thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên truyền. Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt nên được phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày.
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.

Kết quả: Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn trong công tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm... Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể

Sáng kiến kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non violet

IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Sau một năm thực hiện những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích, tôi luôn đảm bảo một môi trường học tập và vui chơi an toàn cho trẻ.

- Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm.

- Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Giáo viên đã nắm vững được nội dung, biện pháp và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng nói riêng và học sinh toàn trường nói chung.

- 100% trẻ lớp tôi nói riêng và học sinh toàn trường không gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc.
- Phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn thương tích và rất tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Từ những suy nghĩ đơn giản của phụ huynh về tai nạn thương tích đối với trẻ, sau khi trò truyện, trao đổi cùng cùng giáo viên đã có những việc làm cụ thể và hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Phụ huynh có ý thức hơn trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho con em mình, đã ủng hộ kinh phí Xã hội hóa cùng nhà trường xây dựng nhà kính, nâng cấp sân trường, sàn vệ sinh và sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho cô và trẻ trong mọi hoạt động.
PHẦN 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

I. KẾT LUẬN CHUNG

Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng hàng ngày đối với tất cả mọi người. Bản thân là một giáo viên mầm non, là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ, vì thế tôi luôn tìm tòi tạo ra một môi trường vui chơi và học tập tập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tôi luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn chuẩn bị cho trẻ về không gian, môi trường, đồ dùng, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động hẳng ngày mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động và an toàn đối với trẻ. Qua việc thực hiện áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ được vui chơi thỏa thích, thỏa mãi nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ mà trong thế giới đó không có sự nguy hiểm với trẻ. Những nguy hiểm mà trong khả năng của trẻ có thể phòng tránh được qua những bài dạy của cô mà trẻ đúc kết được.

Từ những công văn của Phòng, Sở giáo dục và nội quy của nhà trường về triển khai các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học nhằm mục đích giúp mọi người biết cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn về con người và tài sản.

Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một hoạt động tổng hợp đòi hỏi gia đình và nhà trường, giáo viên và phụ huynh cùng tham gia. Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích, như vậy cũng sẽ góp phần xây dựng kinh tế xã hội đất nước. Những chủ nhân tương lai cần được giáo dục tốt để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệc chính mình. Đây là tránh nhiệm và lương tâm, phấn đấu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh và hiện đại.

II: BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Cô giáo phải tận tâm, tận lực với nghề, thường xuyên theo dõi, giám sát trẻ để kịp thời phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra.

2. Giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể, có biện pháp khắc phục phù hợp với tình hình lớp học

3. Phải theo dõi sát sao, đánh giá kịp thời những việc đã làm được để có sự điều chỉnh kịp thời.

4. Phải có sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo kịp thời của ban giám hiệu, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho giáo viên thực hiện.

5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để đi đến sự thống nhất trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

6. Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho bản thân để trả tự biết bảo vệ bản thân khi cần thiết.
Từ những kinh nghiệm đó tôi đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ mà vần đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vào việc“ xây dựng trường học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn ở địa phương. Từ những biện pháp đã áp dụng trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích: Bản thân cô giáo phải yêu nghề, mến trẻ luôn tìm tòi tạo ra môi trường thật tốt quanh trẻ: từ những đồ dùng, đồ chơi đến bữa ăn giấc ngủ luôn là an toàn với trẻ, tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước .

III. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Nhìn lại quãng thời gian thực hiện đề tài: “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non A xã Ngọc Hồi” tôi mạnh dạn đề xuất và khuyến nghị một số vấn đề sau:
Đề nghị BGH nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo nâng cấp cải tạo về cơ sở vật chất, xây thêm một số phòng chức năng như phòng năng khiếu, phòng thể chất để trẻ được rèn luyện thể chất trong môi trường rộng rãi, an toàn hơn. Xây dựng phòng cứu hỏa ở xa lớp học, khu nhà bếp và hiệu bộ riêng biệt. Xây khu nhà vòm chống nắng để không gian hoạt động ngoài trời cho trẻ rộng hơn.
Đề nghị Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì tổ chức nhiều khóa học, và các lớp tập huấn về Y tế cho giáo viên để giáo viên có thêm nhiều kiến thức sâu rộng về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong suốt năm học vừa qua rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tại trường mầm non A xã Ngọc Hồi” được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Xem thêmsáng kiến kinh nghiệm mầm non