Sau chích ngừa bao lâu thì tắm được

Các bé sau khi chích ngừa thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Sốt nhẹ, khó ngủ.

  • Sưng đau tại chỗ viêm, nhưng sẽ tự hết sau 24 giờ.

  • Quấy khóc, chán ăn sau khi tiêm phòng từ 1 - 2 ngày.

Lý giải nguyên nhân này, các bác sĩ cho hay đây là do cấu trúc thành phần có trong vắc xin sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ sau khi tiếp nhận. Các phản ứng ở mức độ nhẹ nên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Sốt nhẹ được các chuyên gia đánh giá là biểu hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể bé đang đáp ứng với vắc xin. 

Khi bé sốt nhẹ, thường là không quá 38.5 độ, các bạn chỉ cần theo dõi tình trạng của con và lau mát cho bé. Nếu bé sốt cao hơn, hãy dùng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau 1 - 2 ngày tình trạng này sẽ kết thúc. Đừng quên theo dõi lịch chích ngừa cho bé để sắp xếp thời gian cho phù hợp. 

Khi bé sốt trên 38.5 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn không nên chủ quan, vì đây chính là một trong những dấu hiệu bất thường. Hệ miễn dịch của bé có thể quá yếu hoặc nhạy cảm với bất kì thành phần nào có trong vắc xin, gây nên phản ứng dữ dội. Điển hình nhất là sốc phản vệ. 

Sốc phản vệ rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ và sẽ có những biểu hiện như:

  • Khó thở, thở khò khè, ngắt quãng.

  • Phù nề [mặt hoặc toàn thân].

  • Sốt cao và không giảm.

  • Khóc thét kèm la hét.

  • Co giật.

  • Chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch.

  • Kém tương tác với mọi người.

  • Trẻ mệt lả, ngủ li bì hoặc thậm chí là hôn mê, trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều.

  • Nôn trớ, bỏ bú.

  • Phát ban.

  • Tím tái môi và tứ chi.

  • Tay chân lạnh, da nổi vân tím.

Khi phát hiện bé có các dấu hiệu bất thường như trên, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để các bác sĩ có biện pháp sơ cứu kịp thời.

  • Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, quần áo rộng rãi.

  • Không ủ ấm quá mức, không đội nón khi bé đang sốt.

  • Dùng khăn ấm lau người cho bé, chú ý phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân.

  • Không dùng nước lạnh hoặc nước đá để chườm cho bé.

  • Tăng cường cho bé bú và bổ sung nước nhiều hơn.

  • Chườm đá lạnh tại chỗ tiêm để bé dễ chịu hơn.

  • Có thể tắm nhanh cho bé bằng nước ấm để hạ sốt.

Có thể rất nguy hiểm nếu trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều. Các bậc cha mẹ cần áp dụng các các sau để chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng thật tốt:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát.

  • Để tránh trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều cha mẹ hãy để trẻ thư giản, thoải mái vui chơi.

  • Kiểm tra nhiệt độ xem trẻ có nóng sốt hay không.

  • Trường hợp trẻ con trong giai đoạn bú mẹ thì cho bé bú thường xuyên hơn để tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho trẻ.

Để bé luôn khỏe mạnh và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, các bậc cha mẹ nên theo dõi lịch chích ngừa của bé để đưa bé đi tiêm phòng đúng lúc. Đồng thời, bạn cũng nên trang bị những kiến thức cần thiết về loại vắc xin, dấu hiệu sau khi tiêm phòng như trẻ tiêm phòng về ngủ nhiều để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, sau khi trẻ mới tiêm phòng về thì không nên tắm ngay lập tức mẹ nhé. Thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ sau khi tiêm ngừa là 1 đến 2 ngày. Trong thời gian này, Mẹ dùng khăn ấm để lau sạch cơ thể cho bé là được.

1. Cho trẻ uống nhiều nước. 2. Giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống. 3. Sau khi tiêm phòng về, cho trẻ bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng.

Sau khi tiêm phòng vắc trẻ bị sốt nhe là vì vắc xin có tác dụng với cơ thể, sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra các kháng thể mới.

Xuất bản lần đầu 25 tháng 6 năm 2021

Nhiều gia đình băn khoăn về chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm với các em bé ngay sau sinh. Các bác sĩ sản – nhi và chuyên gia của Chương trình TCMR Quốc gia sẽ chia sẻ tới các cha mẹ về lịch tiêm và chăm các bé sơ sinh sau tiêm chủng

Thắc mắc thường gặp

“Khi bé mới ra đời mà đã tiêm vắc xin tại bệnh viện thì có nguy cơ phả ứng không vì em cảm thấy bé còn quá non nớt. Nếu có phản ứng, làm sao nhận biết được vì bé mới ra đời, hầu như chỉ ngủ suốt thôi”, đó là một trong những băn khoăn của không ít cha mẹ với em bé. Chia sẻ về băn khoăn này, chuyên gia cho biết, trước sinh các bà mẹ được tư vấn về vắc xin cần tiêm cho cho bé 24 giờ đầu sau sinh [viêm gan B sơ sinh, vắc xin phòng lao].

Để chuẩn bị cho mũi vắc xin tiêm chủng “đầu đời”, tất cả các trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc trước tiêm. Khám sàng lọc giúp phát hiện các trường hợp cần trì hoãn tiêm, đó là trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn [mẹ bị sốt trước, sau sinh]; trẻ bị suy hô hấp khi sinh; những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó; trẻ có mẹ bị nước ối bẩn; thai già tháng; bé dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý cần cân nhắc khi chỉ định tiêm với các bé có nguy cơ hạ đường huyết [đặc biệt lưu ý với các trẻ sinh to, có cân nặng lúc chào đời từ 4 kg trở lên].

Các chuyên gia cũng lưu ý với trẻ sinh thường, khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó trong 2 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được theo dõi về ổn định nhịp thở, da hồng và chỉ tiêm vắc xin khi bú tốt. Trước tiêm các mẹ nên cho bé bú đủ, tránh cho bé bị hạ đường huyết do đói. Sau tiêm bé tiếp tục được theo dõi: nhịp thở đều, môi hồng…Nếu các bà mẹ và gia đinh thấy bất cứ vấn đề gì không yên tâm cần báo cho bác sĩ.

Tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện

Nhận biết phản ứng bất thường

Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi sau tiêm chủng  tại trạm y tế cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Các bà mẹ cần lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như:  sốt cao [ ≥ 39°C], co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, ….hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Lịch tiêm chủng  các vắc xin miễn phí cho trẻ nhỏ trong TCMR:

-          Sơ sinh : tiêm vắc xin phòng Lao và vắc xinViêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

-          Trẻ 2,3,4 tháng tuổi: tiêm vắc xin phối hợp  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib mũi 1 và uống vắc xin Bại liệt lần 1

-          Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt [IPV]

-          Trẻ 9 tháng: tiêm Sởi mũi 1

-          Trẻ 18 tháng: tiêm nhắc  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi 4 và tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

-          Trẻ từ 1- 5 tuổi: tiêm 3 mũi vắc xin  Viêm não Nhật Bản 

CTV LC - Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề