Sau sinh bao lâu thì có thể có thai

Nếu bạn vừa mới sinh con, có lẽ tâm trí bạn đang tràn ngập vô số câu hỏi về cuộc sống làm mẹ mới của bạn, từ cách biết liệu con bạn có bú đủ sữa hay không cho đến khi nào bạn sẽ được ngủ đủ giấc như trước.

Một trong những câu hỏi đứng đầu danh sách đối với hầu hết các bà mẹ đang cho con bú là “liệu có khả năng mang thai khi đang cho con bú hay không?”. Bạn có thể đã nghe một vài người nói cho con bú là một hình thức tránh thai và mặc dù điều đó không hoàn toàn sai sự thật, nhưng nó cũng không phải là toàn bộ câu chuyện.

1. Bạn có thể mang thai khi đang cho con bú không, kể cả chưa có kinh trở lại?

Câu trả lời đơn giản là có. Mặc dù việc cho con bú có tác dụng bảo vệ khỏi quá trình rụng trứng. Đóng vai trò quan trọng ở đây là hormone oxytocin, chịu trách nhiệm sản xuất sữa. Oxytocin thực sự ức chế não tạo ra hormone chính kích thích buồng trứng phát triển một quả trứng mỗi tháng và cuối cùng sẽ rụng trứng với mục tiêu gặp tinh trùng. Khi một người mẹ cho con bú hoàn toàn, liên tục, ít có khả năng sẽ rụng trứng, nhưng không hoàn toàn không có khả năng mang thai khi cho con bú.

Có thể mang thai khi đang cho con bú không?

Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không rụng trứng hoặc thụ thai trong suốt quá trình đó. Tác dụng “bảo vệ” của việc cho con bú càng ngày càng kém hiệu quả kể từ khi bạn sinh con. Thực tế, sự rụng trứng luôn đến trước kinh nguyệt hàng tháng. Nên dù chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh thì không có nghĩa là chưa có rụng trứng trước đó. Nói cách khác, nếu bạn đợi đến khi có kinh mới bắt đầu sử dụng các hình thức ngừa thai khác, thì khả năng mang thai khi đang cho con bú vẫn có thể xuất hiện.

Hotline tư vấn về khả năng mang thai khi đang cho con bú:  1900 638 367

2. Tại sao mọi người nghĩ về việc cho con bú sữa mẹ là biện pháp tránh thai?

Cho con bú hoàn toàn, bao gồm cho con bú ít nhất bốn giờ một lần vào ban ngày và ít nhất sáu giờ một lần vào ban đêm, trong sáu tháng đầu sau sinh và trước khi có kinh trở lại được gọi là phương pháp ngừa thai vô kinh cho con bú [LAM]. Nó được coi là một hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả miễn là đáp ứng tất cả các tiêu chí.

Xem thêm:  Khám phụ khoa định kỳ bao lâu?

Có thể mang thai khi đang cho con bú được không?

Việc cho con bú sữa mẹ không đáp ứng đủ những tiêu chí trên, đặc biệt là khi người mẹ đang bổ sung sữa công thức, thức ăn dặm cho con, không cho con bú trực tiếp, mặc dù kinh nguyệt vẫn chưa trở lại thì việc cho con bú không còn tác dụng, vẫn có thể mang thai khi đang cho con bú.

Vì lý do này, nếu bạn không muốn mang thai lần nữa, bạn nên tham vấn bác sĩ về việc bắt đầu một hình thức tránh thai khác ngay sau khi sinh ngay cả khi bạn đang cho con bú. Một số hình thức tránh thai không ảnh hưởng đến việc cho con bú, bao gồm thuốc tránh thai chỉ chứa progestin và vòng tránh thai.

Gọi đến tổng đài 1900638367 hoặc tải ứng dụng ISOFHCARE để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội.

Hotline:  1900 638 367

3. Việc cho con bú có thể gây trở ngại cho việc mang thai của bạn không nếu bạn có thai?

Việc tiếp tục cho con bú sau khi mang thai thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị co thắt bụng dưới do giải phóng một lượng nhỏ oxytocin trong quá trình cho con bú. Điều đáng lo ngại là, trong một số trường hợp hiếm hoi, điều này có thể  gây chuyển dạ sinh non. Mặc dù điều này khó xảy ra, nhưng nếu bạn đang mang thai và cho con bú, bạn nên nói với bác sĩ sản phụ khoa của bạn nếu bạn bắt đầu có các cơn co thắt thường xuyên hơn và / hoặc ngày càng đau để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

Việc cho con bú cũng có thể gây ra một số trở ngại cho việc mang thai, chính vì thế các sản phụ và gia đình cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé được phát triển ổn định toàn diện. Bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp tránh thai cho phụ nữ đang cho con bú.

Các chú ý nếu mang thai khi đang cho con bú

Cân nhắc quan trọng nhất trong thời gian mang thai khi đang cho con bú là nạp đủ calo để hỗ trợ nuôi cả hai em bé cùng một lúc. Hãy lắng nghe nhu cầu cơ thể bạn và ăn thức ăn lành mạnh.

Tóm lại, nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc được nêu trong phương pháp LAM - cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, liên tục trước khi có kinh trở lại thì bạn có ít hơn 5% cơ hội mang thai. Nhưng với thời buổi hiện nay, phụ nữ hiện đại giỏi việc nước đảm việc nhà khó mà đáp ứng đủ quy tắc của LAM nên cách an toàn nhất là sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng ngay cả khi đang cho con bú. Trường hợp bạn muốn mang thai lần nữa thì nên đợi đủ một năm và lý tưởng nhất là 18 tháng để có thai lại. Vì mang thai sớm hơn, đặc biệt là trong vòng sáu tháng đầu tiên sau khi sinh em bé trước đó, mang thai khi đang cho con bú có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong lần mang thai tới.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Liên hệ ngay hotline với ISOFHCARE để được tư vấn về khả năng mang thai khi đang cho con bú:  1900 638 367

ISOFHCARE là đơn vị giúp kết nối hệ thống bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa lớn nhất trên cả nước đến với người bệnh và gia đình. Với đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/7 đặt lịch khám tư vấn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho mọi người. Mục đích mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất, được chăm sóc tận tình trước trong và sau khi khám, ISOFHCARE luôn đặt chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh lên hàng đầu. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ đặt khám sản phụ khoa tốt nhất: Hotline:

Tham vấn y khoa:

BS.Dương Thị Hạnh

Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Chuyên khoa Ngoại sản

Rất nhiều mẹ băn khoăn sau sinh thường bao lâu thì mang thai lại được, vì nhiều phụ nữ sau sinh chỉ được một thời gian ngắn đã quan hệ trở lại mà không sử dụng các biện pháp tránh thai nào. Các cặp đôi đều lo sợ sẽ mắc phải tình trạng “1 năm 2 đứa” mà không phải ai cũng mong muốn. Theo chuyên gia, tùy theo sức khỏe, cũng như việc lần đầu bạn sinh thường hay sinh mổ, thời điểm “lý tưởng” cũng sẽ khác nhau.Nếu sinh con quá gần nhau, sức khỏe của mẹ, bé cưng và cả thai nhi trong bụng đều không được đảm bảo. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá xa, tình cảm anh chị em giữa chúng có thể bị ảnh hưởng. Vậy, sau sinh thường bao lâu thì có thai được để vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho con? Cùng Mom.vn tìm hiểu mẹ nhé!

Sau sinh thường bao lâu thì chị em mang thai lại được. Ảnh: Internet

1. Sinh thường bao lâu thì mang thai lại?

Thời gian sau sinh bao lâu có thể có thai của các mẹ phụ thuộc vào thời gian rụng trứng sau sinh. Thông thường sự xuất hiện của kinh nguyệt là biểu hiện của hiện tượng rụng trứng đã quay trở lại. Thế nhưng nhiều bà mẹ kinh nguyệt chưa kịp trở lại thì đã phát hiện ra mình đã có thai lần tiếp theo. Đúng vậy, chính vì tâm lý chủ quan khi chưa có kinh nguyệt mà không có biện pháp phòng tránh khi quan hệ sau sinh, đã làm nhiều cặp vợ chồng rời vào tình huống dở khóc dở cười. Bởi vì hiện tượng rụng trứng có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào sau khi sinh mà không cần sự báo trước của kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, khả năng có thai sau sinh chưa chắc đã phụ thuộc vào kỳ kinh đầu tiên của bạn. Bạn cũng có thể được thụ thai 2 – 4 tuần sau sinh hoặc thậm chí ở nhiều người còn tới 2 – 6 tháng. Chu kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ sau sinh khi quay trở lại trong thời gian sau sinh là không giống nhau. Thời gian xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên ở những người phụ nữ sau sinh không cho con bú bằng sữa mẹ là 2 – 6 tuần.

Đối với những bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, thời gian này có thể kéo dài hơn rất nhiều, vào khoảng 3 – 6 tháng sau sinh. Đồng nghĩa với thời gian sau sinh bao lâu có thể có thai của những bà mẹ cho con bú bằng sữa mẹ, thì hoàn toàn lâu hơn những bà mẹ cho con bú ít hoặc không cho con bú.

Thời gian có thai lại phụ thuộc vào thời gian rụng trứng. Ảnh: Internet

2. Những nguy cơ mẹ mang thai lại quá sớm

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, nếu có thai quá sớm sau sinh, bạn cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường, do tử cung vẫn chưa kịp phục hồi. Hơn nữa, việc thức đêm, dậy sớm để chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ làm bạn kiệt sức, em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chưa kể, khi mang thai lần 2, bạn có thể phải ngưng việc cho con bú, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé mới sinh. Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, việc có thai quá sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Bạn sẽ bị áp lực không nhỏ khi vừa phải chăm đứa lớn, đứa nhỏ. Chưa kể, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều gia đình “nhức đầu”.

*** Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn:

Sau sinh bao lâu thì có thai? Câu trả lời tốt nhất là sau 1 năm với các mẹ sinh thường. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ sau sinh nên lưu ý tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa thời điểm mang thai lại hợp lý nhất.

Thời gian có thai lại phụ thuộc vào thời gian rụng trứng. Ảnh: Internet

3. Những quy tắc cần nhớ dành cho chị em

Tốt nhất hãy thực hiện những quy tắc sau đây để đảm bảo không xảy ra vấn đề mang thai sau sinh thường ngoài ý muốn:

  • Sau khi hết thời gian ở cữ các mẹ nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn về thời gian sau sinh bao lâu có thể có thai trở lại cụ thể ở mỗi người. Đồng thời tư vấn các biện pháp tránh thai phù hợp và một số vấn đề và kinh nguyệt và vấn đề sức khỏe sinh sản khác.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn sau sinh như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày…
  • Có thể đặt vòng sau sinh với sự tư vấn của bác sĩ.
  • Chăm sóc sức khỏe sau sinh thật tốt để cơ thể được phục hồi hoàn toàn.

4. Khoảng cách “lý tưởng” giữa 2 lần sinh con bằng phương pháp sinh thường

Bạn muốn 2 bé mình cách nhau 2, 3 hay 5 năm? Mỗi thời điểm sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng. Hơn nữa, thời gian cụ thể cũng còn tùy sức khỏe và điều kiện của từng mẹ.

  • Cách nhau ít hơn 2 tuổi: Với khoảng cách này, bạn có thể dễ dàng tận dụng đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2. Tuy nhiên, bù lại, bạn có thể sẽ phải đối mặt với sự tỵ nạnh của 2 nhóc tỳ. Hơn nữa, việc sinh con liền nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ.
  • Cách nhau 2 – 4 tuổi: Vừa “hầu” một bé sơ sinh, vừa lo cho một nhóc mẫu giáo có thể không phải trải nghiệm tuyệt vời cho mẹ. Nhưng với khoảng cách này, cơ thể mẹ đã có đủ thời gian phục hồi và sẵn sàng cho một hành trình 40 tuần sắp tới. Hơn nữa, kinh nghiệm kha khá cũng giúp việc chăm sóc và nuôi dạy con “dễ thở” hơn.

Khoảng cách lý tưởng giữa hai lần sinh con. Ảnh: Internet

  • Cách nhau trên 5 tuổi: Sự gắn bó giữa anh, chị em trong gia đình là điều bạn cần quan tâm nếu quyết định sinh con cách nhau 5 tuổi. Mẹ hoàn toàn có thể nhờ bé lớn giúp mình chăm sóc em, vừa giúp 2 nhóc gắn bó với nhau, vừa đỡ đần cho mẹ. Khuyết điểm lớn nhất: Bạn phải tốn một mớ kha khá để “tậu” lại đồ dùng và quần áo cho bé.

Hy vọng với những kiến thức bổ ích mà Mom.vn vừa mang lại cho bạn sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc ban đầu của cả hai vợ chồng. Sinh thường bao lâu thì mang thai lại được là không giống nhau ở mỗi người, nó cũng tùy vào sức khỏe sau sinh của mẹ, cũng như điều kiện kinh tế của gia đình nữa. Nhưng các chuyên gia luôn khuyên, các mẹ sau sinh thường nên đợi khoảng 1 năm sau mới được mang thai lại. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt lưu ý trong việc quan hệ vợ chồng, để có thể phòng tránh tình trạng mang thai sau sinh quá sớm hơn dự định.

Video liên quan

Chủ Đề