Shipper và Consignee là gì

Consignee là gì? Phân biệt shipper/seller và consignee/buyer?

nqdien 05/06/2020 Hệ thống, Vận tải quốc tế

Share

Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và logistics nói riêng sử dụng rất nhiều thuật ngữ bằng tiến anh. Cho nên những người làm trong ngành vận chuyển hàng hóa [vận chuyển hàng hóa đường sắt, vận chuyển đường biển, đường không], xuất nhập khâu phải hiểu rõ được những thuận ngữ này để thực hiện công việc được thuận lợi. Trong đó Consignee là thuật ngữ rất cơ bản những lại đang khiến cho nhiều người hiểu sai và chưa đúng về nó. Vậy consignee là gì? Những thuật ngữ trong xuất nhập khẩu bao gồm những gì? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, bài viết này Ratraco Solutions sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Mục Lục

  • 1 Tìm hiểu Consignee là gì?
  • 2 Là một Consignee cần lưu ý những gì?
  • 3 Những khái niệm cơ bản trong vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa
  • 4 Phân biệt Shipper/Seller và Consignee/Buyer

Tìm hiểu Consignee là gì?

Consignee là gì? Consignee thường được viết tắt Cnee được hiểu đây là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng. Theo như được ghi chú trong vận đơn đích danh [Vận đơn ghi rõ địa chỉ và đích danh người nhận hàng, người vận chuyển chỉ giao hàng cho người và địa chỉ trong vận đơn].

Consignee không được xem là người mua hàng theo vận đơn vô danh. Vận đơn vô danh không nghi tên người nhận hàng và không phải vận đơn theo lênh. Vận đơn này hoạt động theo hình thức trao tay, người nào sở hữu vận đơn đều có chức năng nhận hàng.

Nhưng đa số trong xuất nhập khẩu hay vận chuyển hàng hóa, khi nhắc tới Consignee thì người ta sẽ hiểu đó là người nhận cho lô hàng đó. Đối với các lô hàng lẻ, đơn vị vận chuyển sẽ hỏi Consignee là công ty hay cá nhân, điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của người nhận hàng đối với một vài trường hợp.

Là một Consignee cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, vận đơn phải được điền đầy đủ thông tin của Consignee như: Tên Consignee, địa chỉ nhận hàng, số điện thoại, fax, email,

Một số lưu ý: Consignee cũng có thể là người mua hàng và cũng có thể không phải là người mua hàng. Ví dụ như đối với vận đơn vô danh thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng và tức họ là consignee. Trong hầu hết các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là Notify Pparty. Còn với vận đơn vô danh là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh. Vận đơn này chuyển nhượng bằng tự trao tay và ai cầm bill thì người đấy có quyền nhận hàng.

Xem thêm: các loại vận đơn trong vận chuyển hàng hóa

Những khái niệm cơ bản trong vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa

Trong hóa đơn xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa thường được hiểu người gửi và người nhận. Nhưng trên vận đơn, phiếu đóng gói, hoặc giấy báo hàng lại có thuật ngữ như shipper/consignee. Để hiểu rõ, trước tiên các bạn cần nắm rõ được những thuật ngữ:

+ Consignee: Người nhận hàng theo hợp đồng giao nhận đại diện hợp pháp và duy nhất có quyền nhận hàng thường được ghi chú rõ ràng trong vận đơn vận chuyển.
+ Supplier: Nhà cung cấp, đơn vị bán hàng và được gọi là supplier bạn hiểu mang tính chuyên nghiệp và quy mô rộng hơn.
+ FactoryWear house: Nhà máy, kho hàng của người bán, người mua có thể đến đây để trực tiếp mua hàng. Hay còn được gọi là kho hàng của người bán.
+ Seller/Vendor/Exporter: Người bán hàng, nhà cung cấp hoặc bên xuất khẩu. Thường các bạn sẽ thấy nó được thể hiện trên hóa đơn mua bán, vận đơn hay chứng từ.
+ Consignor/Shipper: Người gửi hàng có thể ký hợ đông với các công ty giao nhận, hoặc hãng vận tải đây là khái niệm chỉ chung cho bên vận chuyển hàng hóa.
+ Carrier: Công ty Vận tải, hãng tàu, hãng hàng không, Hãng dường sắt Làm dich vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất tới cảng đích để giao nhận hàng hóa.
+ Forwarder: Người vận tải hàng hóa, được hiểu và bao gồm tất cả các công việc như: Gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, bảo quản hàng hóa, vận chuyển giữa chủ hàng và hãng tàu. Trong trường hợp mà chủ hàng hóa không làm việc trực tiếp với đơn vị vận chuyển.
+ Notify Party: Người được thông báo thứ 3 trong vận đơn, có nhiều trường hợp khách hàng sẽ thấy 2 người đếnn nhận hàng.
+ Buyer/Importer: Người mua hàng hoặc là người nhập khẩu hàng hóa, sẽ được thể hiện rõ ràng trên vận đơn.
+ Customs: Cơ quản hải quản có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định các loại hàng hóa được nhập khẩu và vận chuyển vào quốc gia của mình.

Phân biệt Shipper/Seller và Consignee/Buyer

Để nhận biết được ai là người mua, bán thực sự các bạn chỉ cần nhìn vào hóa đơn, vận đơn thương mại. Bạn sẽ thấy nhiều trường hợp shipper cũng chính là seller đứng tên trên vận đơn của hãng vận chuyển hàng hóa nếu họ không thông qua một FWD.

Trường hợp shipper là công ty FWD hoặc công ty Logistics khi họ được chủ hàng nhờ làm việc với đơn vị vận tải. Thì khi nhìn vào hóa đơn, vận đơn bạn cũng không thể chắc chắn đấy là người bán hay chủ hàng thực sự.

Consignee và buyer bạn sẽ thấy nếu người mua trực tiếp booking cước với đơn vị vận chuyển, nếu mua hàng tại cảng xuất và nhiều trường hợp họ ra nhận hàng trực tiếp mà không thông qua một công ty trung gian nào thì Buyer cũng chính là Cnee.

Trường hợp nếu người mua hàng thuê FWD thì lúc nay người đứng tên tên consignee sẽ là công ty FWD. Nhiều trường hợp người mua sẽ yêu cầu đứng tên trên notify party hoặc có thể là người bán ủy nhiệm hoàn toàn cho công ty trung gian thì họ sẽ không đứng tên trên notify party.

Hy vọng bài viết về Consignee là gì? Phân biệt shipper/seller và consignee/buyer của Ratraco Solutions đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ này trong xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Nếu như có nhu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, quý khách hàng có thể liên hệ với Ratraco Solutions qua các kênh sau để được tư vấn kỹ hơn.

CÔNG TY GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO SOLUTIONS
Hotline: 0965 131 131
Email: [emailprotected]
Website: //ratracosolutions.com

Khu Vực Miền Nam:
Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
Điện thoại : 0901 455 247 0909 876 247

Khu Vực Miền Bắc:
Địa chỉ: Ga Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại : 0909 438 247 0909 439 247

ratraco solutions
Share

Video liên quan

Chủ Đề