Tại sao nội lao động của người giáo viên đòi hỏi tính khoa học tính nghệ thuật và tính sáng tạo

Tham luận, một vài suy nghĩ về giáo viên với việc tự học.

Ngày đăng: 7:00 | 28/11 Lượt xem: 6187

Thuở sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói:Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề cao quý nhất vì trước hết dạy học là góp phần thực hiện sự nghiệp trồng người, thầy cô giáo luôn là tấm gương trước các thế hệ học trò; hơn nữa, qua từng giờ lên lớp mỗi thầy cô đều cố gắng chuyển tải đến học trò vốn tri thức cần thiết cho cuộc sống, chuẩn bị hành trang cho thế hệ mai sau đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên cần phấn đấu suốt cuộc đời.

Trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học, đặc biệt đối với người giáo viên là một công việc có vị trí cực kì quan trọng. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi giáo viên mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống, trong công việc để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Trước hết, Tự học là gì?
Tự học là tự hỏi chính bản thân mình, tự hỏi để ôn luyện và tự hỏi để biết mình hiểu và chưa hiểu vấn đề gì để tiếp tục tìm tòi, học hỏi.
Tự học là tìm tài liệu đọc, là hỏi han, lắng nghe và đào sâu suy nghĩ để giúp ta nắm vững vấn đề.
Tự học là tự làm việc với chính mình, cách học này còn có thể ứng dụng vào việc học tập văn hóa xã hội, học cách làm việc, học cách thông cảm, học cách ứng xử, giao tiếp, học cách phát biểu, diễn thuyết v.v
Tự học giúp suy nghĩ có được sự chăm chú, chuyên tâm, giúp năng lực suy nghĩ được rèn luyện trở nên mạnh mẽ và nhạy bén. Tự học, và chỉ nhờ tự học ta sẽ rũ bỏ hết mọi thói quen ỷ lại, suy nghĩ độc lập hơn, tự do hơn. Sự tự học giúp ta trở thành người nghiên cứu, có được sự tập trung suy nghĩ sâu sắc hơn và tự học cũng là điều kiện cần phải có để tư duy thăng hoa, giúp khai thác tối đa khả năng còn tiềm ẩn của mỗi người.
Theo GS-TSKH Thái Duy Tuyên: Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ [quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp] cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1998 cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải phápTự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học.
Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy.
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạt động tự thân ấy. Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi giáo viên phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.

Vậy, vì sao người giáo viên cần phải tự học và tự học không ngừng?

* Thứ nhất: Để theo kịp quá trình phát triển của xã hội
Hiện nay, thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ là những cơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay những người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng công nhận chỉ là bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập.
Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người giáo viên, điều đó lại càng quan trọng hơn. Vì lẽ đó, mỗi chúng ta càng không nên tự mãn rằng mình đã biết nhiều, biết đủ, và cần phải nhớ rằng : kiến thức giống như đường chân trời, ta càng tiến lại gần nó càng lùi ra xa. Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Người xưa có câu: Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi. Bên cạnh đó nếu bản thân mình dạy chưa giỏi, chưa đạt chất lượng cao, thì cũng không nên quá tự ti, mặc cảm rồi dẫn đến buông xuôi. Chúng ta phải cố gắng học hỏi đồng nghiệp, tự bồi bổ chuyên môn, học tập rèn luyện không ngừng. Có tự học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, giáo viên cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để có trình độ, có kiến thức, để làm tốt công tác giảng dạy và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính và công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với nhau. Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào
quá trình tự học sau khi ra trường.

* Thứ hai: Để thích ứng với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục
- Trong thời đại công nghệ thông tin và sinh học phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững" [Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam]: đứng trước yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt.
- Ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, trong đó yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Do đó, các thầy, cô giáo phải tự học rất nhiều. Trước đây, giáo viên vẫn quen dạy theo phương pháp truyền thụ, một chiều. Bây giờ họ phải thực hiện nhiệm vụ khơi dậy, tổ chức các hoạt động học tập để các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Thực hiện điều này rất khó; bởi vậy, muốn đạt được hiệu quả cao hơn thì giáo viên không có cách nào khác là phải tự học, vận dụng và rút kinh nghiệm.
Yêu cầu mới về vận dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy cũng bắt buộc giáo viên phải tự học. Thí dụ như phải học ngoại ngữ, tin học để vừa ứng dụng trong quá trình giảng dạy, lại vừa dạy cho học sinh. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả các phương tiện thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên trước hết phải là người biết tự học.

* Thứ ba: Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giáo viên để học sinh noi theo.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành giáo dục và đào tạo lựa chọn trong năm học mới 2011-2012 là tiếp tục thực hiện cuộc vận động Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
Thế kỉ XXI là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, như sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập Con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải học và học suốt đời,
Lao động của nhà giáo là một loại lao động khoa học, phức tạp và tinh tế, đầy trách nhiệm và vinh quang. Bởi vì cùng với việc dạy chữ, nghề thầy giáo còn góp phần đào tạo nên những con người vốn quý của dân tộc, của đất nước. Và chúng ta cần nhớ rằng: Nghề thầy giáo không những dạy con người nói chung mà dạy từng con người cụ thể. Trong các nghề sản xuất vật chất, kế hoạch hàng năm có thể dự kiến số phế phẩm. Nhưng trong lao động của nhà giáo điều đó không được phép.
Một nhà tư tưởng đã nói : Nếu người thợ kim hoàng làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem nấu lại. Nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ. Nhưng một hạt kim cương lớn nhất cũng không thể quý hơn một con người. Làm hư một con người là một tội lớn, một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được.
Người thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo. Đó là tính biện chứng của lao động sư phạm. Người lao động sử dụng công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Nhưng lao động sư phạm không chỉ có vậy, vì nhà giáo dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình, vì lẽ đó, nhân cách của nhà giáo hết sức quan trọng. Nhân cách ở đây có thể hiểu, không chỉ là cách sống giản dị, mực thước mà nhân cách toàn diện của nhà giáo còn đòi hỏi người thầy phải nắm vững các kiến thức khoa học về bộ môn, phải có phương pháp giảng dạy, giáo dục tốt và đặc biệt là có các phẩm chất đạo đức để làm gương cho học sinh.
Trong thời đại ngày nay nhu cầu về học tập là rất cấp thiết, để theo kịp bước tiến chung của xã hội và thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua đòi hỏi lượng kiến thức phải được tiếp thu, tích luỹ càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học học liên tục, không dứt. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì học tập cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu.
Nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc. Người giáo viên muốn dạy tốt phải không ngừng học tập. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Bác Hồ-vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã khẳng định: học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh và cả cuộc đời Người là tấm gương sáng ngời về tự học.
Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa.
* Thứ tư: Người giáo viên cần không ngừng tự học để đáp ứng yêu cầu đối với giảng dạy
Nghề giáo là nghề tự học suốt đời để tự hoàn thiện mình và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tự học có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm.
- Muốn cho tiết học mới mẻ, phong phú và sinh động, mọi giáo viên cần luôn cập nhật những tri thức mới thông qua việc tự học và theo sát tình hình thực tế làm cho vốn sống ngày thêm phong phú.
- Nhờ việc học liên tục, giáo viên luôn cập nhật kiến thức mới mẻ, hiện đại, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
- Giáo viên cần có nhiều kỹ năng để giảng dạy hiệu quả và để trang bị cho mình những kỹ năng đó không có cách nào khác hơn là tự học.
Ví dụ: giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá.
Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của những người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên. Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên.
- Người giáo viên phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: một người thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, người giáo viên cần không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Người khuyên mọi người thực hiện theo chỉ dẫn của Lê-nin Học, học nữa, học mãi để thường xuyên tự rèn luyện mình, đồng thời lấy phương châm học không biết chán, dạy không biết mỏi của Khổng Tử để thực hành trong công việc. Chính vì vậy, Người yêu cầu, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với kiến thức đã có, mà phải thường xuyên tích luỹ kiến thức. Người cho rằng người nào tự cho mình là biết đủ rồi thì người đó là dốt nhất, Người nói: giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước

Như vậy: Một giáo viên giỏi là một giáo viên luôn tranh thủ thời gian để tự học.
Có như thế thì chúng ta mới có thể hoàn thành được công việc khó khăn nhất của người Kỹ sư tâm hồn : thực hiện sự nghiệp Trồng người.
Trần Thị Khánh Ly

Tác giả: Quản trị

[Trở về]

Các tin mới hơn:

  • Con nhà nghèo [ Ngày đăng: 7:00 | 31/07 ]
  • Công tác đền ơn đáp nghĩa tại xã Tam Trà nhân ngày 27-7 [ Ngày đăng: 7:00 | 27/07 ]
  • Cấp học Giáo dục Phổ thông tựu trường vào ngày 15-8-2012 [ Ngày đăng: 9:27 | 26/07 ]
  • Tưng bừng lễ hội cầu ngư vùng cát [ Ngày đăng: 8:56 | 25/07 ]
  • Kết thúc Đại hội TDTT xã Tam Mỹ Đông lần thứ VII năm 2012: Đơn vị Phú Quý 1 đạt giải nhất toàn đoàn. [ Ngày đăng: 7:00 | 23/07 ]
  • Núi Thành tổng kết 15 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công với Cách mạng[ 1997-2012]. [ Ngày đăng: 10:10 | 20/07 ]
  • Khánh thành bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên [ Ngày đăng: 8:06 | 20/07 ]
  • Ngành truyền thanh huyện tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm [ Ngày đăng: 7:11 | 18/07 ]
  • Giáo dục Trung học cơ sở huyện Núi Thành một năm học ổn định. [ Ngày đăng: 7:00 | 17/07 ]
  • Hoang sơ Giang Thơm [ Ngày đăng: 8:37 | 16/07 ]

Các tin cũ hơn:

  • Lao vào dòng nước cứu người [ Ngày đăng: 7:00 | 23/11 ]
  • Điều tra hộ nghèo, cận nghèo ở Bích Ngô Đông và Bích Ngô Tây, Tam Xuân 2 [ Ngày đăng: 7:00 | 23/11 ]
  • Báo động Hội chứng trò chơi Siêu nhân ở trẻ em [ Ngày đăng: 13:51 | 22/11 ]
  • Trao Giải thưởng khuyến học Võ Chí Công năm 2011 [ Ngày đăng: 7:00 | 21/11 ]
  • Bàn giao nhà trú bão cho người dân xã Tam Giang [ Ngày đăng: 7:00 | 21/11 ]
  • Một cựu giáo chức nhớ lại thời đương chức [ Ngày đăng: 7:00 | 19/11 ]
  • Hội cựu giáo chức thị trấn Núi Thành, xã Tam Nghĩa tổ chức gặp mặt [ Ngày đăng: 7:00 | 18/11 ]
  • Tôn vinh nhà giáo [ Ngày đăng: 7:00 | 17/11 ]
  • Mốn quà quý [ Ngày đăng: 7:00 | 14/11 ]
  • Hội cựu giáo chức Núi Thành tổ chức gặp mặt kỷ niệm 29 năm Ngày nhà giáo Việt Nam. [ Ngày đăng: 7:00 | 14/11 ]

Video liên quan

Chủ Đề