Sinh viên quay trở lại trường học

Sinh viên Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong ngày trở lại trường đợt ngày 14-2 - Ảnh: ĐHQGHN

Bắt đầu từ ngày 4-4, một số trường đại học ở Hà Nội sẽ đón sinh viên trở lại trường.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông [cơ sở Hà Nội] thông tin học viện sẽ đón sinh viên quay trở lại trường học tập trung từ ngày 4-4. Trong đó, các khóa năm 2018, 2021 sẽ bắt đầu học tập trung tại trường từ ngày 4-4; các khóa năm 2019, 2020 sẽ đi học trực tiếp từ ngày 12-4.

Tương tự, Học viện Ngoại giao cũng tổ chức cho sinh viên học tập trung từ thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng 4. Học viện lưu ý sinh viên trong quá trình học tập trung, cần tuân thủ các hướng dẫn đảm bảo phòng, chống COVID-19.

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho sinh viên khóa 15 tới trường học trực tiếp từ ngày 4-4. Sinh viên khóa 14 sẽ tiếp tục học trực tuyến tới ngày 17- 4, sau đó sẽ quay trở lại trường học trực tiếp. Đối với khóa 16, các lớp học tại Hà Nội sẽ triển khai học trực tuyến với các nội dung lý thuyết; các lớp học tại Hà Nam sẽ học trực tiếp.

Có một số trường dự kiến đến giữa tháng 4, như Trường đại học Thủy lợi sinh viên các khối lớp mới trở lại trường. Hay Trường đại học Phenikaa thông báo cho sinh viên K14, K15 học tập trung từ 12-4; K13 trở về trước tiếp tục học online theo thời khóa biểu cũ.

Trong khi đó, fanpage của Trường đại học Thương mại thông báo sinh viên tiếp tục học trực tuyến đến hết học kỳ 2. Nhà trường cho biết, do thời gian học tập còn lại của học kỳ 2 năm học 2021-2022 không còn dài, vừa để đảm bảo an toàn cho người học trong bối cảnh dịch bệnh, vừa tạo điều kiện cho người học chủ động kế hoạch lưu trú, hoạt động nên cho sinh viên các khóa K55, K56, các lớp liên thông, văn bằng 2… tiếp tục học trực tuyến cho đến hết học kỳ 2. Ngoài ra, việc tổ chức thi kết thúc học phần học kỳ 2 cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Sớm hơn một số trường, từ cuối tháng 3, một số trường có lịch cho sinh viên đi học lại. Với Trường đại học Bách khoa Hà Nội, tất cả các khóa bắt đầu học tập trực tiếp theo thời khóa biểu từ ngày 28-3.

Trường yêu cầu sinh viên cần được tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 ít nhất 4 tuần trước khi đi học hoặc tham gia thí nghiệm. Khi tới các lớp học thí nghiệm, giảng viên và sinh viên cũng cần phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình này.

Sinh viên Hà Nội 'chia phe' xin học trực tiếp - trực tuyến

THẢO THƯƠNG

Mới đây, nhiều trường đại học trên cả nước đồng loạt thông báo sẽ cho sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp khiến cho các sinh viên háo hức, vui mừng.

Sinh viên mong chờ ngày được trở lại trường học trực tiếp

Sau thời gian dài ròng rã học trực tuyến, khi nghe tin nhà trường có kế hoạch cho sinh viên được học trực tiếp từ học kỳ 2 năm học 2021 - 2022, bạn Vũ Thị Vân Anh. sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia Hà Nội] vui mừng chia sẻ: “Vì bản thân đang là Liên chi Hội trưởng của Liên chi Hội Sinh viên khoa Vật Lý nên việc được đi học lại khiến mình rất vui. Thời gia qua, do tình hình dịch bệnh nên các hoạt động cho sinh viên bị trì hoãn và không thể tổ chức được.

Mình mong muốn đi học trở lại để có thể tham gia nhiều hoạt động của Liên chi hơn. Sau 7 tháng ở nhà học trực tuyến, bản thân mình cảm thấy thụ động hơn nhiều. Mình thèm được hoạt động, thèm được đi tình nguyện.

Mình mong chờ ngày được đến trường từng giây, từng phút. Không chỉ đem lại cho mình nhiều trải nghiệm thú vị, mình tin rằng việc đi học trực tiếp sẽ giúp kết quả học tập của mình nâng cao hơn. Kì học vừa rồi học online nên bản thân mình cũng cảm thấy bị chán nản, thiếu năng động. Các học phần thực hành cũng vì thế mà chuyển sang học online nên lượng kiến thức mình tiếp thu được cũng bị hạn chế. Mình rất mong dịch bệnh sẽ được kiểm soát và sinh viên sớm quay trở lại học tập và làm việc”.

Bạn Phạm Thu Thảo, sinh viên năm 4, Đại học Bách khoa Hà Nội nói: “Nghỉ dịch lâu quá, gần 1 năm mình không được đi học trực tiếp tại trường, mình rất mong chờ đến ngày 15/2 để được đến lớp gặp gỡ bạn bè, thầy cô sau nhiều tháng ngày xa cách. Mình thật sự hơi chán với việc học online, hàng ngày phải nhìn bài giảng qua màn hình máy tính. Dù học trực tuyến vừa qua đã giúp mình tiết kiệm một số khoản chi phí nhưng là sinh viên, mình vẫn thèm được đến trường, cảm nhận không khí lớp học, được gặp gỡ và giao lưu với bạn bè.

Trong nhóm chat của lớp, sau khi được nhận tin trường Đại học Bách khoa sẽ cho học sinh quay trở lại trường, các bạn mình cũng vui mừng lắm. Mấy ngày nay mọi. người đã bàn luận về việc đi học trực tiếp rất sôi nổi.

Những ngày đầu tiên quay trở lại trường, mình phải tham gia kỳ thi học kỳ nên mình cũng hơi lo lắng 1 chút. Hi vọng có thể làm bài thi thật tốt, để tâm lý được thoải mái”.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui được trở lại trường, cũng có bạn vẫn còn lo lắng. Nguyễn Hạ Vy, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Học viện chưa có thông báo cho sinh viên đi học trực tiếp, tuy nhiên mình cũng mong được học online vì một phần cũng đã quen với cách học này rồi. Mình thấy học online cũng hiệu quả. Hình thức học này rèn cho mình tính tự giác, tự lập cao, mình khá hài lòng với kết quả học tập đạt được trong kỳ này nên không quá lo lắng về việc mong chờ được quay trở lại trường học trực tiếp”.

Mặc dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc đi học trực tiếp, tuy vậy đa số sinh viên đều hy vọng dịch bệnh sớm ổn định để các bạn sớm được đến trường học trực tiếp.

Sau thời gian dài học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19, với việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19" ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhất là từ ngày 14/2, học sinh, sinh viên tại nhiều địa phương, cơ sở giáo dục trong cả nước chính thức đến trường học trực tiếp trở lại.

  • Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: ‘Mong mỏi được đến trường của học sinh, giáo viên là chính đáng’

  • Sẵn sàng phương án, tránh xảy ra tình huống học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến

Cô và trò Trường Trung học cơ sở Sương Nguyệt Anh [Quận 8]. Ảnh tư liệu: Thu Hoài/TTXVN

Theo thông tin của Bộ Y tế, hiện đã có trên 95% học sinh độ tuổi từ 12 đến dưới 18 được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 và 88,5% đã được tiêm đủ 2 mũi. Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiêm chủng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, trong bối cảnh thích ứng an toàn, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát hiệu quả, việc đón học sinh, sinh viên trở lại trường học trực tiếp là phù hợp và cần thiết, góp phần đảm bảo việc phát triển hài hòa, cân bằng về tâm lý, thể lực cũng như thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức của người học.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục diễn ra ngày 19/1, Trưởng Chương trình giáo dục Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF] tại Việt Nam, bàSimone Vis cho biết, UNICEF có bằng chứng rõ ràng cho việc học sinh ở nhà kéo dài vì dịch, bệnh đã bị ảnh hưởng lớn về thể chất, tinh thần, chất lượng học tập. Tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn... cũng gia tăng. Do đó, một trong những vấn đề đặt ra là phải đưa học sinhquay lại học bình thường và phục hồi những gì thiếu hụt khicác em phải ở nhàhọc trực tuyến. Cũng theo bà Simone Vis, quyết định cho học sinh trở lại trường họclàvì quyền lợi của các em. Rủi ro khi học sinh nghỉ học cònlớn hơn rất nhiều sovớikhi cácem được đi học.

Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] cũng như các chuyên gia, đại dịch COVID-19 không thể chấm dứt trước năm 2023. Với đất nước chúng ta, công tác phòng, chống dịch do đó tiếp tục được thực hiện nghiêm túc cùng với đẩy mạnh các hoạt động phục hồi phát triển kinh tế- xã hội. Quyết tâm thực hiện việc đón học sinh, sinh viên đến trường học trực tiếp với điều kiện đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã và đang vào cuộc thực hiện với sự nỗ lực cao nhất.

Ngày 3/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục phòng, chống thật tốt dịch COVID-19, trong đó có chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022. Từ ngày 7- 14/2 tổ chức mở cửa trường học trở lại trên toàn quốc ở tất cả các cấp học đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và hợp lý.

Đối với các địa phương, một trong những công tác, nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần được lãnh đạo các địa phương xác định chính là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, nhanh chóng triển khai đón học sinh, sinh viên trở lại trường học tập an toàn, hiệu quả.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 7/2, học sinh khối 7 đến khối 12 đã đến trường học trực tiếp. Song song đó, các trường tiếp tục lên kế hoạch chuẩn bị đón học sinh Mầm non và các khối còn lại. Dự kiến ngày 14/2, khoảng 1,7 triệu học sinh tất cả các cấp trở lại trường học tập bình thường.

Tại Cà Mau từ ngày 7/2, học sinh từ lớp 6 - 12 cũng trở lại trường học trực tiếp. Theo UBND tỉnh Cà Mau, đến ngày 14/2 học sinh bậc Tiểu học trên địa bàn tỉnh sẽ trở lại trường học trực tiếp.

Còn tại Cần Thơ ngày 7/2, học sinh tất cả các cấp trên địa bàn đã đến trường học trực tiếp. Trước khi đón học sinh trở lại trường, các cơ sở giáo dục đều chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất và các phương án phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cao nhất cho học sinh và giáo viên.

Mỗi địa phương, sở, ngành liên quan cũng xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể với tinh thần chủ động xử lý các tình huống liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức dạy và học trực tiếp; đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong xã hội để phụ huynh yên tâm cho con em trở lại trường học trực tiếp an toàn, hiệu quả.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục chuẩn bị chu đáo việc đón học sinh mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường từ ngày 14/2, ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, địa phương trên địa bàn thành phố phối hợp chặt chẽ, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch, hướng dẫn và chuẩn bị các phương án ứng phó với các tình huống sau khi đón học sinh trở lại trường với phương châm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh.

Dưới góc độ phụ huynh, chị Nguyễn Kim Thanh, ở quận Bình Thạnh [Thành phố Hồ Chí Minh] cho biết: Gia đình chị có hai con ở độ tuổi mầm non và trung học cơ sở . Thời gian các con chưa đến trường trở lại, vợ chồng chị khá vất vả khi vừa đi làm vừa thu xếp đôn đốc con lớn học trực tuyến và gửi hàng xóm trông giúp con nhỏ. Trong khi đó, các con ở nhà quá lâu cũng đã có biểu hiện lười vận động, ngại giao tiếp... Chị cho rằng việc cho học sinh các cấp đến trường học trực tiếp trở lại là phù hợp tại thời thời điểm này vì dịch COVID-19 thực tế đang được kiểm soát tốt. Hầu hết các phụ huynh thời gian qua đã tiếp nhận nhiều thông tin và đã hiểu về các nguy cơ có thể dẫn đến mắc COVID-19 cũng như các biện pháp phòng dịch cho các thành viên trong gia đình. Trước khi các con đến trường trở lại, đại diện các trường đều cho biết sẽ tăng cường nhắc nhở, hướng dẫn học sinh tự giác thông tin, báo cáo với giáo viên về sức khỏe của bản thân, tăng cường thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch như rửa tay sát khuẩn, vệ sinh dụng cụ, đồ dùng học tập, đồ chơi..., nên gia đình chị yên tâm khi cho con đi học trở lại.

Em Đậu Ngân Giang, sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Sau học kỳ I hoàn toàn học trực tuyến, từ đầu năm 2022, trường đã tổ chức thí điểm giảng dạy cho sinh viên theo hình thức lớp học kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Người họctùy theo điều kiện y tế, điều kiện cá nhân lựa chọntham gia học trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng vẫn tiếp cận được đầy đủ nội dung bài giảng từ xa. Khi đến trường học trực tiếp, sinh viên được hướng dẫn khai báo thông tin y tế, đo thân nhiệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng trước khi vào lớp, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế. Từ ngày 15/2, trường chuyển sang hình thức giảng dạy trực tiếp cho toàn bộ sinh viên, lớp học sẽ đầy đủ hơn, không khí học tập chắc chắn sẽ sôi nổi, hào hứng hơn.

Như vậy, mở cửa trường học, đón học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp tại thời điểm này là phù hợp và cần thiết. Chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, có phương án xử lý kịp thời đối với các tình huống xảy ra, không gây lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan, việc đón học sinh đến trường học trực tiếp sẽ đạt hiệu quả như mong muốn, mỗi học sinh sẽ thực sự thích ứng an toàn, đủ sức khỏe, tự tin và hào hứng học tập.

Thanh Trà [TTXVN]

Mở cửa trường học an toàn

Đến nay 63/63 tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch đón toàn bộ học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022. Chuyển từ chủ trương “không COVID-19” sang thích ứng an toàn, nhiều giải pháp được ngành giáo dục triển khai thực hiện để hoàn thành mục tiêu năm học 2021-2022

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Học sinh,
  • sinh viên,
  • học trực tiếp,

Video liên quan

Chủ Đề