Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ở đầu

Nhà đầu tư nước ngoài [cả cá nhân và tổ chức] cần đăng ký mã số giao dịch chứng khoán [MSGD] với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam [VSD] trước khi thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mỗi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp 01 MSGD chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp: a] Công ty chứng khoán nước ngoài được cấp 02 MSGD chứng khoán: 01 MSGD chứng khoán cho tài khoản tự doanh và 01 MSGD chứng khoán cho tài khoản môi giới chứng khoán của công ty. b] Qũy đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài được quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp nhiều MSGD chứng khoán, trong đó mỗi danh mục đầu tư được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ nước ngoài thì được cấp 01 MSGD chứng khoán; Danh mục đầu tư do quỹ đầu tư, tổ chức nước ngoài tự quản lý được cấp 01 MSGD chứng khoán riêng. c] Tổ chức thuộc chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên được cấp nhiều MSGD, trong đó mỗi danh mục đầu tư lưu ký tại một ngân hàng lưu ký được cấp 01 MSGD chứng khoán; d] Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp 01 MSGD chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp thêm 01 MSGD chứng khoán cho hoạt động đầu tư của chính công ty quản lý quỹ. e] Chi nhánh công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được cấp 02 MSGD chứng khoán, trong đó 01 MSGD chứng khoán cấp cho chi nhánh, 01 MSGD chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhành đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp MSGD chứng khoán phải báo cáo VSD về việc thay đổi thông tin liên quan đến MSGD chứng khoán trong các trường hợp sau: a] Thay đổi thành viên lưu ký b] Thay đổi tên, quốc gia hoặc vũng lãnh thổ nơi đăng ký hoạt động, địa chỉ trụ sở chính, số giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức; c] Thay đổi tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cá nhân.

Trình tự và thủ tục về đăng ký MSGD, thay đổi thông tin đăng ký MSGD và hủy MSGD của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán và hướng dẫn của VSD tại

Quy chế đăng ký mã số giao dịch chứng khoán tại VSD ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VSD ngày 23/08/2021

Buổi lễ được kết nối trực tuyến với điểm cầu TP.HCM. Tham dự buổi lễ tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan trung ương.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trao quyết định thành lập và cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Ban Tổ chức cũng công bố bộ nhận diện thương hiệu và ra mắt trang thông tin điện tử chính thức của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là Vietnam Exchange [viết tắt VNX], trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, phát triển TTCK nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Qua 25 năm, TTCK Việt Nam đã phát triển ngày càng vững chắc hơn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong và ngoài nước cho nền kinh tế và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.

Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1500 điểm và là mức cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động; giá trị giao dịch bình quân 11 tháng năm 2021 đạt hơn 37.200 tỷ đồng/phiên, gấp hơn 2 lần so với năm 2020; số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới đạt mức kỷ lục, chỉ tính riêng 10 tháng năm 2021, tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới đạt gần 1,1 triệu tài khoản, cao hơn lũy kế 4 năm liên tiếp từ 2017-2020; tính đến hết tháng 10/2021, tổng quy mô vốn hóa cô phiếu và dư nợ trái phiếu trên thị trường đạt gần 163% GDP năm 2020.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, sự tăng trưởng của TTCK trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng đã thể hiện lòng tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp vào các chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, các mục tiêu, giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 và yêu cầu TTCK tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi cần có sự thay đổi về mô hình tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. Sự phát triển này cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên, khi mà xu hướng chung hiện nay là hợp nhất, sáp nhập các Sở Giao dịch chứng khoán để giảm thiểu chi phí xã hội, tăng quy mô để tạo ra thị trường lớn, hấp dẫn với nhiều sản phẩm đa dạng, thu hút tốt hơn dòng vốn quốc tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại lễ ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Theo đó, việc cơ cấu, tổ chức lại các Sở giao dịch chứng khoán để thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch nhằm hướng tới một TTCK thống nhất, chuyên nghiệp trên cơ sở kế thừa, phát huy những truyền thống, thành tích tốt đẹp của 2 Sở Giao dịch chứng khoán, đồng thời, đổi mới mô hình quản trị, tăng cường năng lực, hiệu quả và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong việc tổ chức giao dịch chứng khoán là yêu cầu cấp thiết và cấp bách.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn ngành Chứng khoán nói chung và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nói riêng phát huy thành tích, phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa, hãy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém để thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm và phải làm tốt hơn để TTCK lành mạnh hơn nữa, chất lượng hơn nữa.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức, cá nhân đầu tư tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chủ động đề xuất phương hướng cho Chiến lược trong giai đoạn tới 2021-2030 nhằm xác định mục tiêu, lộ trình phát triển, phấn đấu đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế; tạo cơ sở tăng cường kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng cho tăng trưởng kinh tế./.

Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán [SGDCK] Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại SGDCK Hà Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, bảo đảm thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

SGDCK Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước dưới hình thức công ty mẹ - công ty con do Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

SGDCK Hà Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh là các công ty con do SGDCK Việt Nam đầu tư 100% vốn, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân.

SGDCK Việt Nam có mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, được điều chuyển từ vốn điều lệ của SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động, SGDCK Việt Nam thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

SGDCK Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chính sau: 1- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; 2- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN] chấp thuận; 3- Giám sát SGDCK Tp. Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội trong việc triển khai thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ; giám sát chung về thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật; 4- Định hướng phát triển hệ thống công nghệ thông tin, định hướng phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới để chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất; 5- Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức và cung cấp các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; 6- Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán; 7- Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, là đầu mối tham gia các tổ chức quốc tế về TTCK; 8- Thực hiện quản lý các công ty con của SGDCK Việt Nam theo quy định pháp luật và Điều lệ hoạt động của SGDCK Việt Nam; 9- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

SGDCK Hà Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh có chức năng, nhiệm vụ chính sau: 1- Tổ chức hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, giao dịch chứng khoán, đấu giá chứng khoán, đấu thầu trái phiếu theo quy định của pháp luật; 2- Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán tại SGDCK theo quy định của pháp luật; 3- Phát triển các sản phẩm mới trong phạm vi thị trường quản lý; 4- Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức; 5- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

Bộ Tài chính quyết định tổ chức bộ máy của SGDCK Việt Nam; SGDCK Việt Nam quyết định tổ chức bộ máy của SGDCK Hà Nội và SGDCK TP Hồ Chí Minh sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.

SGDCK Việt Nam áp dụng cơ chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế [nếu có] và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo Như Chính

baodautu.vn

Video liên quan

Chủ Đề