So sánh hình tượng người anh hùng trong Iliad và Odyssey

Hình tượng người anh hùng qua tác phẩm iliade của homer, virgil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [99.99 KB, 10 trang ]

A. DẪN NHẬP
Người châu Âu trải qua mấy nghìn năm vẫn coi Iliad, Odyssee, Aeneid là thi phẩm
tuyệt vời, vô song trong văn chương nhân loại, xếp tác giả đứng đầu trong các thi sĩ thế giới.
Bởi, Các sử thi ấy mang trong mình lời thơ diễm tuyệt, vừa thanh tao tự nhiên, vừa nghiêm
túc lại đầy say mê, được các học giả, nhà phê bình hậu thế đánh giá là mô hình tác phẩm
tuyệt diệu. Trong bức tranh có cả người anh hùng và thần linh, thường người anh hùng – con
người mới là nhân vật trung tâm, thần linh chỉ làm cho hình ảnh người anh hùng thêm rực rỡ.
Chúng ta có thể hình dung được hình tượng người anh hùng Châu Âu cổ đại qua các
tác phẩm sử thi ấy. Hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh của Iliiat; cũng như hình ảnh
người anh hùng trên mặt biển- qua cuộc hành trình trở về quê hương trong Odyssee; và hình
ảnh người anh hùng vượt qua bao gian nan thử thách để đi tìm vùng đất mới trong Aeneid
của Virgil. Tất cả các hình ảnh ấy đã ca ngợi ý chí và nghị lực phi thường của con người
trước những gian nan nguy hiểm. Chiến trường ở đây là đại dương mênh mông với sức mạnh
kì bí của thiên nhiên, với những vùng đất gian nan nguy hiểm và đầy quyến rũ. Và chiến
công ở đây chính là vượt qua những gian nan nguy hiểm, cám dỗ mà con người đã trải qua
để trở về với quê hương và gia đình. Còn vũ khí chính là trái tim và khối óc của người anh
hùng.

1


B. NỘI DUNG
1. Tác giả Homer
Hómēros [tiếng Hy Lạp: Ὅμηρος], còn viết là Homer, là một nhà văn và người hát
rong truyền thuyết thời cổ Hy Lạp được công nhận là tác giả của Iliad và Odyssee. Theo
truyền thuyết thì ông bị mù và là một người hát rong tài năng. Quãng đời ông sống được vào
khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 8 TCN. Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssee. , của ông được
ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ 6 TCN theo lệnh của Bạo chúa [Tyrannos] Athena lúc
bấy giờ là Peisistratos.
Publius Vergilius Maro [15 tháng 10 năm 70 TCN – 21 tháng 9 năm 19 TCN] là nhà
thơ lớn của La Mã cổ đại, người sáng tạo ra thể loại thơ sử thi, tác giả của Bucolics,


Georgics, Aeneid [Bucolica, Georgica, Eneide] – những thiên sử thi ca tụng nguồn gốc
huyền thoại của dân tộc La Mã.
2. Tóm tắt tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm Iliade
Achilles - là một tướng lĩnh Hy Lạp cãi cọ với người quyền thế cao hơn mình là
Agamemnông vì bị bắt mất nàng Brizêix nên chàng không tham gia chiến trận.Sự vắng mặt
của chàng làm cho quân Akêen suýt nữa không còn cơ hội trở về Hy Lạp vì các chiến thuyền
của họ bị Hecto, người dẫn đầu quân Tơ đốt cháy. Trước tình hình ấy dù đang giận hờn,
Achilles cũng cho bạn mình là Patrocle mượn áo giáp và vũ khí để ra trận. Patơrôcơlơ bị
Hecto giết chết. Nỗi đau thương và khát vọng trả thù đã khiến Achilles quay laị chiến trường
và chàng đã giết chết Hecto.
- Tóm tắt tác phẩm Odyssee
Sau chiến thắng thành Troie, trên đường trở về quê hương, Uylysse bị nữ thần
Caslipso cầm giữ. Chàng cầu xin thần Dớt và rồi nữ thần Caslipso buộc phải để chàng đi.
Nhưng rồi bị bão đánh chìm bè trôi dạt đến xứ xở của vua An-ki-nô-ốt. Tại đây chàng được
nhà vua và công chúa tiếp đãi tử tế. Chàng kể lại hành trình phiêu lưu mạo hiểm trong suốt
10 năm qua các miền đất lạ cho nhà vua. Được vua An-ki-nô-ốt giúp đỡ chàng trở về quê
hương sau 20 năm xa cách. Về tới nhà, Uylysse phải đối mặt với bọn cầu hôn xảo quyệt
hung hãn. Chàng cùng con trai và gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng và bọn
gia nhân phản bội. Chàng vượt qua thử thách của vợ về bí mật chiếc giường. Kết thúc thiên
sử thi là việc nữ thần Athena đứng ra hoà giải tất cả những mâu thuẫn và xung đột. Gia đình
đoàn tụ, cuộc sống mới bắt đầu trên quê hương yêu dấu của chàng.
- Tóm tắt tác phẩm Aeneid
Nữ hoàng của vương quốc Carthage [Cartagine], vợ góa của Sicheo. Khi thành Troie
thất thủ, Aeneid theo lệnh các thánh thần, dẫn bộ tộc mình đi tìm vùng đất mới. Sau nhiều
năm lênh đênh trên biển cả, Aeneid bị dạt vào xứ Carthage do nữ hoàng Didone cai trị.
Didone yêu Aeneid say đắm nhưng Aeneid phải tiếp tục ra đi để tìm vùng đất mới, tuyệt
vọng Didone đã tự tử.

2



3. Hình tượng người anh hùng Châu Âu cổ đại
3.1.
Phong thái của người anh hùng Châu Âu cổ đại

Không thể kể tới anh hùng của Hy Lạp và La Mã cổ đại mà không nói tới vẻ đẹp sức
vóc, hình thể cường tráng, lực lưỡng, một xuất thân cao quý, gắn liền với các vị thần huyền
thoại, các vị vua, tướng vĩ đại. “Iliad” và “Odyssee” kể về cuộc chiến tranh thành Troie nên
việc các vị anh hùng xuất hiện là một điều tất yếu. Ta có thể lấy hai vị anh hùng tiêu biểu cho
motif cơ bắp, anh dũng, mưu trí làm ví dụ điển hình cho hình tượng anh hùng thời Hy Lạp cổ
đại đó là Achilles và Uylysse. Achilles sinh ra bởi Thetis, nữ thần biển, với vua Hy Lạp
Peleus. Achilles được mẹ nhúng xuống nước thần. Cả người Achilles là mình đồng da sắt,
chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Achilles lại được Cheiron thay
xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế
giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì. Chính vì vậy mà
người anh hùng này mang một tầm vóc hình thể tráng kiện- sở hữu của một vị thần và một vị
vua, vừa thừa hưởng các kĩ năng mà một nhân mã- được biết tới như một chiến binh dũng
mãnh nhất- tôi luyện.
Odyssee không phải là người của sức mạnh vượi trội như Achilles, Odyssee đã là một
người đàn ông trưởng thành với gia đình là người vợ nàng Pelenop và con trai Telemac. Tuy
nhiên vị trí của Odyssee chính là một vị vua. Ông cũng mang trong mình một cơ thể tráng
kiện và khỏe mạnh, rắn chắc của con người từng trải mới có thể vượt qua mười năm sóng gió
trở về quê hương của mình.
Vẻ đẹp và sức mạnh phi thường của người anh hùng còn được thể hiện qua các vũ khí
chiến đấu như: Áo giáp: “lấp lánh sáng ngời hơn ngọn lửa hồng tươi”; chiếc mũ: “ôm sát
mang tai, xinh đẹp khéo léo” và “một đôi xà cạp vừa chân với loại thiếc mềm”; gươm:
“Không một người Akeen nào cầm tay vung nổi được”; Ngựa “biết nói tiếng người, biết
khuyên răn và chạy nhanh như gió”. Vũ khí đã làm tăng sức mạnh và tiếp thêm lòng dũng
cảm để người anh hùng chiến đấu đến nỗi ai nấy cũng phải khiếp sợ.


3


Vẻ đẹp trí tuệ của người anh hùng
Bên cạnh một phong thái hoàn hảo, ở người anh hùng trong thời đại của Home và
Virgil ta còn tìm thấy một vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời mà không thể tìm thấy bất cứ một tác phẩm
nào khác. Vẻ đẹp ấy được biểu hiện qua sự dũng mãnh, dũng cảm; sự khôn ngoan, thông
minh tài trí; ý chí, nghị lực phi thường và cách chế ngự hoàn cảnh, chinh phục tự nhiên.
Trước hết là người anh hùng vĩ đại Achilles trong sử thi Illiat.
Thông minh tài trí: Achilles được phú cho một trí tuệ nửa thần thánh nửa con người.
Với trí tuệ ấy ở khúc ca I chàng đã khôn khéo nói chuyện với vị tiên tri và Agamemnong
quyền lực tối cao và ông ta cũng phải dè dặt trước trí tuệ của chàng:
“Hỡi Achilles giống một vị thiên thần!
Dù giá tri của Ngài thế nào chăng nữa,
Đừng định lừa ta bằng trí tuệ”1
Chàng còn được ca ngợi là: “Hỡi người con Pele trí tuệ sáng lạ thường”.Với tài trí ấy
chàng đã ứng biến tài tình trước sự thuyết phục tham chiến của Uylysse, quyết không ngã
lòng và dùng những lời nói sâu sắc để đáp lại khiến cho mọi người im lặng. Ngoài sự thông
minh tài trí Achilles còn thể hiện sự bình thản, thẳng thắn, không sợ hãi quyền lực, điều đó
thể hiện qua lời nói của anh, chàng không ngần ngại bộc lộ sự phẫn nộ trước sự cậy quyền,
láo xược của Agamemnong và thể hiện tinh thần dũng mãnh của mình: “ruột đau như cắt”
“Tim sục sôi trong lồng ngực đầy lông”. Chàng muốn tuốt gươm để giết kẻ láo xược ấy.
Tiếp đến, ta nói về nhân vật Uylysse được ca ngợi là tinh khôn, trước hết ta thấy đó là
sự khôn khéo hùng biện để thuyết phục người khác. Khi bị giữ lại chàng đã nói những câu
rất giản dị nhưng cũng rất đàng hoàng: “Hỡi nữ thần chí tôn và đáng kính!..”2
Uylysse còn rất tế nhị, đó là một trí tuệ tuyệt vời của anh. Bởi, “tế nhị là khôn khéo
trong sự chân thành tình cảm”, chàng đã ứng phó rất tài, tế nhị và khéo léo trong tình huống
mình đang trần truồng trên bãi biển mà gặp Nauxica- người con gái đẹp xinh. Chàng đã dùng
mỹ từ để khen ngợi vẻ đẹp của cô gái và cũng khéo từ chối tình cảm của nàng.

Lòng dũng cảm: Trí tuệ, nghị lực phi thường, lòng dũng cảm, ý trí sắt thép giúp vượt
qua Uylysse thử thách. Khi Uylysse đặt chân lên hòn đảo của những người khổng lồ ăn thịt
người, dù các bạn can ngăn nhưng chàng kiên quyết đi sâu vào trong. Uylysse bị tên khổng
lồ một mắt nhốt đoàn người vào hang. Lòng dũng cảm mà với chỉ một chiếc thuyền, Uylysse
sống sót thoát khỏi bàn tay bọn khổng lồ. Bằng tài năng chàng cứu bạn đồng hành khỏi mụ
phù thuỷ Xiêcxê biến thành lợn. Uylysse là biểu tượng chinh phục tự nhiên, biển cả: làm bè
vượt biển qua những cơn sóng gió ghê gớm mà thần biển Pôzêiđông gây ra hành hạ chàng:
“….Chàng từ lớp sóng ngoi lên.
Chàng nhổ đi những bọt đắng đầy mồm…”3
3.2.

1 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Illiat, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 37.
2 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Odysse, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 126.
3 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Odysse, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 130.

4


Cuối cùng, ta tìm hiểu chân dung trí tuệ của người anh hùng La Mã cổ đại mà
biểu tượng là Aeneas trong Aeneid của Virgil
Thứ nhất, Aeneas bình tĩnh, lí trí xem xét lại vấn đề đúng lúc: Sau những nỗ lực vô
vọng chàng đã nhận ra trách nhiệm của mình là phải đi xây dựng một quê hương mới. Vì
thần linh đã giao phó và sự ủy thác của người thân qua giấc mộng. Chàng đã dũng cảm ra đi
hoàn thành sứ mệnh của mình.
Thứ hai là sự kiên cường, nghị lực vượt mọi thử thách, gian truân: trên đường đi
chàng gặp nhất nhiều khố khăn từ bên ngoài tác động cũng như trong tâm mình bị vướng vào
hệ lụy tình yêu. Nhưng chàng đã gạt bỏ tất cả để ra đi vì lý tưởng của mình.
Như vậy, ta thấy được biểu tương trí tuệ của người anh hùng Hy Lạp. La Mã thời cổ
đại, có một vẻ đẹp sức mạnh và lòng dũng cảm lớn lao không khuất phục trước bất kì đối thủ
nào. Bên cạnh đó, chàng vượt qua mọi thách thức để đem lại vinh quang cho cộng đồng, dân

tộc chàng, đó cũng là một cách để thực hiện lí tưởng lập công danh-một lí tưởng vô cùng
mãnh liệt đó đồng thời cũng là ước muốn của cộng đồng về những con người có sức mạnh,
dũng cảm và tài năng để lãnh đạo cả cộng đồng.
3.3.
Tình cảm cao đẹp của người anh hùng cổ đại
Người anh hùng Châu Âu cổ đại với ý chí sắt đá, kiên cường muốn chinh phục tự
nhiên, chinh phục thế giới. Nhưng người anh hùng ấy vẫn rất mang đậm tính con người chứa
đầy tình cảm và tình yêu thương bao la đối với người thân và đồng loại. Chúng ta có thể thấy
các điểm nổi bật ở người anh hùng đó như sau:
- Tình yêu quê hương đất nước
Những người anh hùng cổ đại đều toát lên một tình yêu quê hương đất nước mãnh
liệt của mình mà ở đây điển hình là người anh hùng Uylysse trong Odyssee của Homer. Đó
là nhân vật đại diện cho một tình yêu quê hương đất nước nồng nhiệt. Sau mười năm, chiến
tranh thành Troie kết thúc thì Uylysse khát khao muốn trở về quê hương của mình trong khi
đang bị thần Caslipso giam giữ “chàng suốt ngày ngồi ở mỏm đá nhìn ra mặt biển sóng nước
mênh mông mà tìm kiếm hình ảnh đảo Itac thân thương”:
“…Ngồi đó thường xuyên, dòng lệ chan hòa
Nức nở buồn thương mơ ngày trở lại…”4
Hay chính Hecto trong Illiade cũng là một nhân vật có tình yêu quê hương xứ sở vô
cùng cháy bỏng đã cống hiến hết sức mình để bảo vệ thành Troie chống lại đội quân Hy Lạp.
Mặc dù bị Achilles giết nhưng ở Hecto ta vẫn thấy được một tình yêu quê hương vô cùng to
lớn.
Tình yêu quê hương đất nước của Aeneas: khi tận mắt chứng kiến những thảm cảnh
đang diễn ra trên đô thị thân yêu của mình, chàng đã sục sôi căm hờn và muốn tìm mọi cách
để rửa hận cho đồng tộc của mình. Với ngọn giáo dài trong tay, chàng băng băng lao đi,
những mong có thể làm được một điều gì đó để xoay chuyển tình thế. Chính vì tình yêu đó,
chàng đã ra đi vì trách nhiệm được giao phó. Aeneas đã từ bỏ cái hạnh phúc của riêng mình,
từ bỏ nữ hoàng Didone để đi đến vương quốc Sicilia ở Ý. Sự hy sinh cao cả của người anh
hùng để hướng đến mục đích vì cộng đồng rất đậm tình người và đã tạo nên một đế quốc La
Mã hùng mạnh đến bấy giờ.

4 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Odysse, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.14.

5


-Tình yêu son sắt thủy chung
Trong cả hai tác phẩm của mình Homer đã làm cho sức mạnh tình yêu cháy rực
trong các vị anh hùng Hecto lúc chuẩn bị ra chiến trận thì đã biết trước là đối diện với cái
chết nhưng lúc đó lòng Hecto luôn hướng về người vợ thân yêu sự đã lo lắng lúc này không
phải cho bản thân mình mà chàng lo cho người vợ thương yêu nhất.
“…Tới bắt em đi, mắt nhòa ngấn lệ,
Và chấm dứt của em những ngày tự do đẹp đẽ…”5
Uylysse dù trải qua bao gian nan, trên đường về dù có nhiều người cũng như nữ thần
yêu chàng. Nhưng chàng đã khôn khéo từ chối, một lòng chung thủy với vợ của mình. Đối
với chàng, Pênelôp luôn là một người vợ xinh đẹp, từ khi trở về quê nhà chàng luôn dõi theo
nàng.
“Nhưng Pênêlôp đây, bậc phu nhân khôn ngoan nhất trên đời,
Đang ra khỏi phòng, đẹp như Artêmis hay Aphrodit-vàng không kém.”6
Đã có những lúc ngồi dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường chàng phân vân tự hỏi:
“người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình ?”. Nàng sẽ hành động ra sao ? “Chờ đợi là
một điều khủng khiếp nhưng không có gì chờ đợi còn khủng khiếp hơn”. Chính khoảng thời
gian chờ đợi ấy đã tiếp thêm sức lực và hi vọng trong chàng. Ngoài ra, chàng luôn đặt niềm
tin, sự tin tưởng vào vợ, lênh đênh xứ người xa lạ, biết bao gian khổ cay đắng, nhìn cảnh
nhìn người đều khắc lên một nỗi nhớ- nhớ quê hương, nhớ người thân, mỗi lúc cứ trào lên
trong lòng . Tấm lòng chân thật, chung thủy của chàng đã giúp chàng vượt qua tất cả gian
nan, thử thách và cuối cùng, một kết quả vô cùng mỹ mãn: chàng đã được gặp vợ con và gia
đình sống một cuộc sống rất hạnh phúc.
- Tấm lòng nhân nghĩa – mang nặng tình người
Khi người bạn thân của mình là Patrocle đã chết dưới tay Hecto người của đội quân
thành Troie, Achilles đau đớn trước cái chết của Patrocle, Achilles đã quyết định ra chiến

trận để trả thù cho bạn mình. Một người tưởng rằng chỉ biết có chém giết như Achille mà
cũng có lúc bật khóc vì tình bạn cao cả. Chàng khóc bằng một tình cảm rất cảm động:
“Chàng lăn ra, vừa rứt tung vừa xéo bẩn mái tóc chàng.
Đám nô lệ, chiến phẩm của Achilles và Patơrôôc,
Lòng đau đớn gào to lên thảm thiết…”7
Ở Achilles là một tình yêu thương bạn rất sâu đậm chính vì nỗi đau đó mà Achilles đã
trả thù biết bao chiến sĩ thành Troie chết tuy vậy đã khẳng định Achilles nóng bỏng tình
người. Sau khi giết được Hecto, Achilles muốn trả thù thi hài của Hecto nhưng vì xúc động
trước hành động, lời nói Priam cha của Hecto xin được đem xác con trai về Cái việc mà trên
trái đất này không một ai làm được “Là hôn lên bàn tay kẻ vừa giết con mình tức khắc!”. Khi
Achilles thấy Priam khóc dầm dề, Priam nhớ Hecto còn Achilles thì nhớ về cha mình hoặc
nhớ về Patrocle. Thấu hiểu được nỗi đau của Priam, Achilles đã chấm dứt hành động trả thù
5 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Illiat, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 199.
6 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Illiat, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 367.
7 Hoàng Hữu Đản dịch, Anh hùng ca Illiat, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 555.

6


của mình. Lòng nhân nghĩa của Achilles đã được khắc họa hết sức rõ nét từ lòng đau thương
trước cái chết của bạn sau đó lại đau trước nỗi đau của Priam, Achilles là một người sáng
suốt, và biết thấu hiểu nỗi đau của người khác và trọng nghĩa trọng tình.
3.4.
Bộc trực- thẳng thắn, căm thù sự phản bội, sự lừa dối
Càng yêu thương con người, càng hiếu khách bao nhiêu thì sử thi càng làm nổi bật sự
căm ghét đối với những kẻ phản bội lại chủ của mình bấy nhiêu. Là người làm chủ Itac
nhưng khi Odysse vắng mặt, vợ yếu con thơ, bọn cầu hôn lại lợi dụng phá tán tài sản của
chàng, làm khổ vợ con chàng. Nên khi trở về, chàng quyết trừng trị bọn chúng. Cuộc tàn sát
đẫm máu xảy ra, một trăm lẻ tám tên cầu hôn bị giết mặc dù bọn chúng van xin chàng tha
mạng. Chàng chỉ tha cho một nghệ nhân hát rong và một người truyền lệnh không tham gia

vào cuộc cầu hôn. Mười hai trong số năm mươi thị nữ phản bội chủ, can tội ăn nằm với bọn
cầu hôn bị Telemac đưa ra hành quyết, một cách hành quyết đáng sợ. Còn tên đầy tớ
Nêlăngthiô bán đứng chủ nhà, dẫn đường cho bọn cầu hôn đáng nhận một cái chết thê thảm.
Achilles đã giết Hecto trả thù cho bạn mình và kéo xác Hecto quanh mộ của Patrocle.
Một hành động vô cùng dã man. Nhưng so với tư duy của người cổ đại thì đó là việc phải
làm, rất bình thường và rất tự nhiên. Tư duy này rất khác với quan niệm “chín bỏ làm
mười”, “đổi giận làm lành” với con người thời đại chúng ta. Đó là một nét đẹp vô cùng
hoang dại, rất tự nhiên và rất thiên nhiên của người cổ đại.

7


So sánh người anh hùng Hy-lạp cổ đại và người anh hùng La-mã cổ đại
Người Hy Lạp cổ đại qua Illiade luôn gắn lí tưởng anh hùng của mình với trận mạc,
với những chiến công hiển hách của những người anh hùng triệt hạ thành trì. Những người
anh hùng đó không bao giờ lùi bước trước chiến trận, họ hăng hái chiến đấu để bảo vệ danh
dự cho dòng họ, cho bản thân. Đồng thời họ cũng ước muốn lập được những chiến công hiển
hách để lưu danh hậu thế. Chiến trường với người Hy Lạp, có lẽ không khác bao nhiêu so
với những vũ đài thi đấu trong lễ hội Olympic. Vòng quyệt quế sẽ được quàng cho người
xuất sắc nhất. Achilles kết tinh toàn sức mạnh của người Hy Lạp; còn Hecto của người Troie
– hai dũng sĩ bước lên vũ đài mà phần thưởng có thể là cả một thành bang với nhiều đường
phố rộng lớn sẽ thuộc về người xuất sắc hơn. Anghen đã nhận định: Trong thời đại anh hùng
“chiến tranh trở thành một cách kiếm lợi thông thường”, và “cướp bóc đối với họ hình như
dễ dành hơn và thậm chí còn vinh dự hơn là lao động sáng tạo”. 8 Người anh hùng trong
Illiat là anh hùng của chiến tranh. Trong trường ca Odyssee, lý tưởng anh hùng có khác hơn
trong Illiade. Họ ít xem trọng những chiến công hiển hách được lập nên do gươm đao chiến
trận, họ chỉ chú trọng đến sức mạnh trái tim và trí tuệ minh mẫn. Ở đây là người anh hùng
của hòa bình. Qua đó, chúng ta thấy người Hy-lạp cổ đại thời anh hùng ca là thời con người
sống cho cộng đồng, vì cộng đồng mà vượt qua tất cả. Cũng trong thời đại này họ cũng dần
chuyển sang từ chế độ cộng cộng sang chế độ tư hữu cá nhân. Trong Odyssee thể hiện rõ

điều đó qua hình ảnh Uylysse mong trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình, xây dựng
hạnh phúc của riêng mình chứ không phải vì cộng đồng.
4.

Ở Homer, chúng ta được tiếp cận một thế giới còn khá hỗn mang với những con
người bồng bột, sôi nổi, mạnh mẽ, hồn nhiên; với cái tư thế rất trẻ thơ là dũng cảm đến
ngông cuồng lao về phía trước; còn qua Virgil, ta lại được chiêm ngưỡng một thế giới đã
được sắp xếp cho có trật tự; ở đó, con người đã có những nhận thức khá chín chắn của một
người trưởng thành, và đã có sự xử lí hài hòa giữa lí trí và tình cảm, hay ít nhất là đã xác
định được mục đích cuộc sống, và bắt đầu có được tiếng nói chung của cộng đồng. Virgil đã
thể hiện trong các tác phẩm của mình một tinh thần La-mã chuẩn mực của những khát vọng
muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục vùng đất mới của con người, và hơn cả là tình yêu
quê hương để ca ngợi đế quốc La Mã vinh quang, cũng như khẳng định vai trò của vị lãnh tụ
trong sự nghiệp dựng xây nó. Rồi đây, những người sống sót sẽ cùng với người anh hùng thủ
lĩnh xây dựng một xứ sở mới ở một nơi chốn khác, bình yên và sung túc hơn, và sẽ khôi
phục lại tất cả những gì họ đã bị mất mát ở đô thị Troie bất hạnh.
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt con người vào vị trí vô cùng quan trọng. Họ đã
biết tư duy và đặt con người ở vị trí trung tâm của vũ trụ. Ước mơ, muốn chinh phục tự
nhiên, chinh phục biển cả nên họ đã xây dựng một mẫu người anh hùng vĩ đại, lý tưởng. có
thể tìm thấy ở đó những biểu hiện của một cuộc sống đang từng bước vươn ra khỏi cái tối
tăm, mờ mịt của quá khứ, để tìm đến một hiện tồn tốt đẹp, hoàn thiện hơn. Những người anh
hùng vừa nữa người, vừa nửa thần. Và, những người anh hùng đó mang một vẻ đẹp toàn diện
từ phong thái đến tinh thần. Trước khát vọng của thời đại Homer và Virgil đã tạo nên những
anh hùng lý tưởng đó trong tác phẩm của mình. Trong chiến tranh thành Troie thì chỉ có
8 Anghen,

Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, nhà xuất bản sự thật, 1996, tr. 248.
8



những con người có sức mạnh phi thường và trí tuệ siêu việt mới chiến thắng và lập được
những chiến công oanh liệt. Vị trí người anh hùng đối với Hy Lạp và La Mã được đặt ở hàng
đầu. Điều đó cũng gắn liền với văn hóa, lịch sử khai sinh lập quốc của Hy Lạp và La Mã cổ
đại.

9


C. KẾT LUẬN
Giá trị to lớn mà Homer, Virgil đã đóng góp cho nhân loại là lần đầu tiên đưa con
người vào văn học và tôn vinh họ với những phẩm chất cao đẹp của chính con người. Họ đẹp
lung linh với vẻ ngoài hoàn hảo, sức mạnh phi thường cùng những hành động kiêu hùng...
nhưng họ cũng đẹp một vẻ đẹp trần thế, một vẻ đẹp rất Người. Đó là vẻ đẹp của trái tim. Cho
dù có những phút giây người anh hùng say mê lập chiến công, coi việc chém giết như một
thú vui nhưng khi đối diện với những người họ thương yêu, khi thể hiện tình cảm đối với
những người ấy, người anh hùng lại cho chúng ta thấy một tình cảm yêu thương vô cùng sâu
sắc. Iliad và Odyssey thực sự là những tiếng vọng đầu tiên của huyền thoại chiến tranh Troie,
một mô hình đầy chất sơ khai về cuộc đấu tranh để tồn sinh của con người thời cổ đại. Ở đó,
có thể nhìn thấy những biểu hiện thô sơ nhất về thực tế tranh dành của cải, quyền lợi, và
dành giật cuộc sống trong bối cảnh một thế giới còn bị đe dọa bởi mọi thứ hiểm họa. Nhưng
qua đó, cũng có thể nhận ra những khao khát đầy nhân bản của họ: mơ ước có sức mạnh, có
tài năng để trở thành những cá thể vượt trội [vừa về thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhưng đồng
thời cũng để có thể tồn tại một cách vững vàng trong đời sống tự nhiên và cộng đồng luôn
có nhiều bất trắc], mong muốn bảo toàn được danh dự, phẩm giá bản thân, mong được đáp
ứng thỏa đáng những đòi hỏi về tinh thần, tình cảm.

10




Sự thể hiện lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo trong hai bản hùng caHomer

Posted by: on: Tháng Năm 23, 2012

  • In: Luận văn cử nhân
  • Gửi bình luận

Hai bản anh hùng ca I-li-át và Ô-đi-xê của Homer. Nguồn: thegioitruyentranh.vn

SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang DH2C1

GVHD: Ts. Nguyễn Anh Thảo

MỤC LỤC

Trang

Lời cám ơn

Mục lục

Phần mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Đóng góp của khoá luận 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4

7. Bố cục của khóa luận 5

Phần nội dung 7

Chương I: Vấn đề Homer và thời đại Homer 7

1. Vấn đề Homer 7

2. Thời đại Homer 12

3. Đôi nét về anh hùng ca Illiade và Odysse 14

Chương II: Sự thể hiện lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo tronganh hùng ca Homer 23

1. Lý tưởng anh hùng trong anh hùng ca Homer 23

1.1. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng của thời đại Homer 23

1.2. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng chiến trận trong Illiade

1.3. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng thời hòa bình trong Odysse 34

2. Chủ nghĩa nhân đạo trong anh hùng ca Homer 39

2.1. Bài ca nhân đạo trong Illiade 39

2.2. Quan điểm đạo đức trong anh hùng ca Odysse 45

Phần kết luận 53

Thư mục tham khảo 56

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Truyền thống của một dân tộc bao giờ cũng là những hạt ngọc tỏa sáng cho chính dân tộc mình và đôi khi lại có những giá trị nhất định cho các dân tộc khác. Tôi tìm đến với sử thi Homer là muốn khơi lại một thời đại đã qua trong lịch sử, nơi ấy có những chiến công hiển hách của những vị anh hùng. Với họ, chiến đấu là để lập chiến công, để bảo vệ danh dự hay bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cộng đồng, cho dân tộc mình. Họ xem cộng đồng là trên hết mà mỗi cá nhân phải ra sức bảo vệ và duy trì.

Lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo là vấn đề mà thời đại nào cũng đặt ra theo quan điểm riêng của thời đại đó. Vấn đề được đề cập ở đây thuộc về quan niệm của người Hy Lạp cổ đại, một thời đại xa xưa đã đi vào dĩ vãng nhưng vẫn còn âm hưởng cho đến bây giờ. Vì thế, trong chừng mực nào đó, lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo trong thời Hy Lạp cổ đại vẫn còn phù hợp với thời đại chúng ta.

Thật vậy, lần đầu tiên đọc anh hùng ca Homer, tôi đã rất yêu thích người anh hùng Achille, Hector và những cuộc phiêu lưu của Odysse. Do đó, tôi rất vui khi được nghiên cứu đề tài này. Mặc dù kiến thức còn hạn chế nhưng tôi sẽ làm hết sức mình để hoàn thành tốt đề tài mà mình yêu thích.

2. Mục đích nghiên cứu

Từ những gì cần nghiên cứu về hai bản trường ca, chúng tôi muốn tìm hiểu những vấn đề thiết thực thể hiện lí tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo trong thời cổ đại Hy Lạp. Con người trong thời đại Homer luôn đấu tranh cho danh dự, cho lợi ích cộng đồng. Chiến tranh dưới con mắt của các vị anh hùng thời cổ đại là vinh quang, là vĩ đại. Họ chiến đấu để ổn định thị tộc, cũng cố lại trật tự xã hội bằng bạo lực, bằng sức mạnh của cơ bắp. Mặc dù coi trọng chiến tranh nhưng ở sử thi lại mang đậm chủ nghĩa nhân đạo, tình người với nhau đã được hình thành và được coi trọng từ thời cổ đại rồi. Từ lí tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo đó ,con người ngày nay sẽ nhìn vào, tự đấu tranh với mình để xây dựng bản thân thành những con người tốt đẹp cả tài lẫn đức, xứng đáng với tầm vóc của con người hiện đại, không thể để mình lạc hậu hay kém văn minh hơn về lí tưởng, về tinh thần nhân bản so với người xưa.

Vì thế, sử thi Homer sẽ góp thêm cho văn học tiếng nói hào hùng, mãnh liệt, đanh thép. Nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm đến với chân lí sáng ngời của thời đại. Do đâu mà các nhà nghiên cứu lại nói văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 mang đậm tính chất sử thi? Phải chăng nó bắt nguồn từ quá khứ, từ những áng sử thi hào hùng của nhân loại ,biết ngợi ca con người, biết vì cộng đồng, vì tập thể “chúng ta” mà đấu tranh không khoan nhượng với tập thể “chúng nó” để dành lấy vinh quang cho dân tộc mình.

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được dựng lại mẫu người anh hùng lý tưởng của thời Hy Lạp cổ đại mà Homer đã xây dựng nên qua hai bản anh hùng ca của mình. Từ đó con người thời đại chúng ta cũng có dịp nhìn nhận lại quá khứ để kế thừa, hòan thiện hơn nữa lý tưởng anh hùng của thời hiện đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là sự thể hiện lí tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo được rút ra từ hai bộ sử thi Illiade và Odysse.

Phạm vi nghiên cứu là hai bản dịch nghĩa Illiade và Odysse, một số sách đã từng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng có tìm hiểu thêm về “thần thoại Hy Lạp” để biết thêm về nguồn gốc, tên gọi các vị thần làm cơ sở cho việc nghiên cứu sử thi Homer đạt kết quả cao nhất.

4. Đóng góp của khóa luận

“Sử thi Homer” đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, song số lượng sách báo viết về nó vẫn còn rất ít. Do đó, đến với đề tài đã chọn, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một tiếng nói bổ ích, mới mẻ cho nền văn học nhân loại.

Từ việc nghiên cứu sử thi Homer, chúng tôi có dịp tiếp thu tinh hoa văn hoá của nước ngoài, đặc biệt là đất nước Hy Lạp. Nhờ đó giúp chúng ta có điều kiện để đóng góp và xây dựng nền văn học nước nhà ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tiếc rằng người Kinh chúng ta chưa tạo được cho mình một bộ sử thi nào cả. Nhưng với “sử thi Đam San”, các dân tộc anh em cũng đã góp được tiếng nói hào hùng từ người anh hùng Đam San vĩ đại, người anh hùng đó không thua kém gì Achille, Hector, hay Odysse. Và mới vừa đây thôi, toàn thể dân tộc Việt Nam đã làm nên thời đại sử thi oanh liệt qua hai cuộc kháng chiến đuổi Pháp, chống Mĩ. Thật vậy cái tên sử thi không xa lạ với người Việt, nhưng “sử thi Homer” thì chắc chắn ít được nhiều người biết đến, nhất là học sinh trung học, đều này quả thật rất thiếu sót. Chúng tôi mong muốn với khóa luận này, chúng tôi mong muốn bạn đọc có dịp làm quen với hai tiếng “sử thi”.

Trường ca Homer mà đặc biệt là ở nhân vật Achiiie, Hector, Odysse, gần như đã xây dựng nên mẫu người anh hùng hoàn thiện theo quan niệm của con người thời đó. Trên bước đường đi tìm cho mình cái cao khiết, trong sạch, hoàn thiện, con người ngày nay không thể lạc hậu so với trước kia. Vâng, mẫu người lí tưởng vào mỗi thời đại đều có cái chuẩn riêng của nó. Nhưng nếu chúng ta bỏ một chút thời giờ, lắng lòng mình lại với sử thi Homer, biết đâu lại có ích cho quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi chúng ta.

Chúng tôi hy vọng rằng khóa luận này sẽ mang đến cho con người niềm tự hào về một quá khứ tốt đẹp của dân tộc mình, không lãng quên truyền thống cha ông, làm cơ sở cho công cuộc xây dựng, đổi mới hôm nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu khoá luận đạt hiệu quả tốt nhất, tôi không loại trừ một phương pháp nào. Đầu tiên là tôi dùng phương pháp tổng hợp, tức là đọc một số bài nghiên cứu có liên quan rồi tổng hợp và ghi chép lại những vấn đề cần thiết phục vụ tốt cho bài nghiên cứu của mình.

Sau đó, tôi dùng phương pháp liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết từ trong bản dịch và những bài nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả để liệt kê lại những dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận. Đã liệt kê dẫn chứng thì phải có phân tích dẫn chứng nên phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những luận cứ, luận điểm đưa ra, làm sao để cho vấn đề được nói đến có sức thuyết phục người khác.

Cuối cùng, tôi dùng phương pháp so sánh vì trong quá trình nghiên cứu, tôi có so sánh một số vấn đề giữa hai trường ca Illiade và Odysse.

Tóm lại, luận văn đã đồng thời sử dụng nhiều phương pháp: tổng hợp, liệt kê, phân tích, so sánh … tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao nghiên cứu khoá luận đạt kết quả tốt nhất.

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Sử thi Homer, đặc biệt là về vấn đề tác giả và tác phẩm của hai bản trường ca Illiade và Odysse đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chỉ riêng về vấn đề tác giả của hai thiên anh hùng ca đó, đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học từ thế kỉ I [SCN] cho đến nay. Những cuộc tranh luận về tác giả và tác phẩm của Homer khác nào những trận giao đấu ác liệt dưới chân thành Troie, khác nào những cuộc hành trình không biết đâu là bờ bến như cuộc hành trình phiêu bạc của Odysse. Bao nhiêu đó thôi đã cho ta thấy rằng sử thi Homer, mặc dù đã ra đời rất lâu rồi, vẫn thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu qua nhiều thế kỉ.

Ở ViệtNam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Homer, có thể đơn cử một số nghiên cứu như:

– Nguyễn Văn Khỏa, Anh hùng ca Homer, nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1978.

– Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, nhà xuất bản Giáo dục.

– Lê Nguyên Cẩn, Hợp tuyển văn học châu Âu [tập 1], nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.

– Minh Chính, Văn học phương Tây giản yếu, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố HCM, 2002…

Nhưng, riêng về lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo trong anh hùng ca Homer hầu như các tác giả chưa đi sâu khai thác để làm nổi rõ quan niệm về người anh hùng lý tưởng vào một thời đại đã cách xa chúng ta rất lâu. Do vậy, với một tinh thần ham học hỏi, tôi mong muốn đi sâu vào khai thác sự thể hiện lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo theo quan niệm của người Hy Lạp cổ qua sử thi Homer để góp thêm một tiếng nói cho nền văn học. Đấy là vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu qua bài luận văn này.

7. Bố cục của khoá luận

SỰ THỂ HIỆN LÝ TƯỞNG ANH HÙNG VÀ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG ANH HÙNG CA CỦA HOMER

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Đóng góp của khóa luận

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

7. Bố cục của khóa luận

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Vấn đề Homer và thời đại Homer

1. Vấn đề Homer

1.1. Vấn đề Homer là gì ?

1.2. Vấn đề Homer trong thời cổ đại

1.3. Vấn đề Homer trong những thế kỉ sau

1.4. Vấn đề Homer trong thời đại chúng ta

2.Thời đại Homer

3. Đôi nét về anh hùng ca Illiade và Odysse

3.1. Anh hùng ca là gì ?

3.2. Giới thiêụ và tóm tắt anh hùng ca Illiade

3.3. Giới thiệu và tóm tắt anh hùng ca Odysse

Chương II: Sự thể hiện lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo trong anh hùng ca Homer

1. Lý tưởng anh hùng trong anh hùng ca Homer

1.1. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng trong thời đại Homer

1.2. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng chiến trận trong Illiade

1.2.1. Achille-một tổng thể những sức mạnh ưu tú của nhân dân

1.2.2. Những anh hùng khác của quân Hy Lạp

1.2.3. Hector-dáng đứng hiên ngang dưới chân thành Troie

1.2.4. Priam- người anh hùng của thuật hùng biện

1.3. Sự thể hiện lý tưởng anh hùng thời hòa bình trong Odysse

2. Chủ nghĩa nhân đạo trong anh hùng ca Homer

2.1. Bài ca nhân đạo trong Illiade

2.1.1. Chủ nghĩa nhân đạo không mâu thuân với lý tưởng anh hùng

2.1.2. Ngợï ca và xót thương những anh hùng trên cả hai chiến tuyến

2.1.3. Mang nặng tình người

2.2. Quan điểm đạo đức trong anh hùng ca Odysse

2.2.1. Tình thương đối với người nghèo khổ gắn liền với lòng hiếu khách

2.2.2. Căm thù sự phản bội

2.2.3. Odysse- mang nặng tình người

PHẦN KẾT LUẬN

Sự khác biệt giữa Iliad và Odyssey

Sự khác biệt giữa Iliad và Odyssey - ĐờI SốNg

Sự khác biệt giữa Huawei Ascend W1 và Samsung Ativ Odyssey: Huawei Ascend W1 vs Samsung Ativ Odyssey

Huawei Ascend W1 Review, Samsung Ativ Odyssey Rà soát, Ascend W1 vs Ativ Odyssey so sánh các thông số kỹ thuật, tính năng và hiệu suất với lời khuyên về quyết định mua

Sự khác nhau giữa Watermarking và Steganography Sự khác nhau giữa

Watermarking so với Steganography Watermarking và steganography là những quá trình mà hình ảnh số được thay đổi theo cách mà người ta có thể nhìn thấy hình nền

Sự khác biệt giữa Tất cả với nhau và Tóm tắt Sự khác nhau giữa

Tất cả cùng nhau và hoàn toàn giống nhau Như hầu hết các phó từ kết hợp với cụm từ hai từ giống nhau, 'tất cả với nhau' và 'hoàn toàn' thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Có lẽ,

Thời gian và địa điểm tạo ra Iliad và Odyssey

Tất cả những điều này chỉ ra bản chất chung của xã hội Homeric, xã hội đang trên đà phân hủy và chuyển sang chế độ nô lệ. Trong các bài thơ "Iliad" và "Odyssey" đã có tài sản và bất bình đẳng xã hội, phân chia thành "tốt nhất" và "mỏng"; đã có chế độ nô lệ, tuy nhiên, vẫn giữ đặc tính phụ hệ: nô lệ chủ yếu là những người chăn cừu và người giúp việc gia đình, trong đó có những người có đặc quyền: như Euriklea, vú nuôi của Odysseus; chẳng hạn như người chăn cừu Eumei, người hành động khá độc lập, với tư cách là bạn của Odysseus hơn là người hầu của anh ta.

Giao thương trong xã hội của Iliad và Odyssey đã tồn tại, mặc dù nó vẫn còn ít được tác giả quan tâm.

Do đó, tác giả của những bài thơ [được nhân cách hóa trong nhân cách của Homer huyền thoại] là một đại diện của xã hội Hy Lạp thế kỷ 8-7. BC e., đang trên đà chuyển đổi từ đời sống bộ lạc sang nhà nước.

Văn hóa vật chất được mô tả trong Iliad và Odyssey thuyết phục chúng ta giống nhau: tác giả rất quen thuộc với việc sử dụng đồ sắt, mặc dù, khi cố gắng tìm kiếm sự cổ xưa [đặc biệt là trong Iliad], ông chỉ vào vũ khí bằng đồng của các chiến binh.

Các bài thơ Iliad và Odyssey được viết chủ yếu bằng phương ngữ Ionian, với sự pha trộn của các hình thức Aeolian. Điều này có nghĩa là nơi tạo ra họ là Ionia - những hòn đảo của Biển Aegean hay Tiểu Á. Việc không có đề cập đến các thành phố của Tiểu Á trong các bài thơ chứng tỏ khát vọng cổ xưa của Homer, người tôn vinh thành Troy cổ đại.

Sáng tác "Iliad" và "Odyssey"

Homer đồng cảm trong bài thơ "Iliad" với những người lính của cả hai bên tham chiến, nhưng sự hiếu chiến và khát vọng săn mồi của người Hy Lạp khiến ông bị lên án. Trong Quyển II của Iliad, nhà thơ đưa những bài phát biểu vào miệng của chiến binh Thersite lên án lòng tham của các nhà lãnh đạo quân sự. Mặc dù mô tả ngoại hình của Thersite cho thấy Homer muốn bày tỏ sự lên án những bài phát biểu của mình, tuy nhiên, những bài phát biểu này rất thuyết phục và về bản chất, không bị bác bỏ trong bài thơ, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể cho rằng chúng đồng điệu với bài thơ của nhà thơ. những suy nghĩ. Điều này càng dễ xảy ra hơn bởi vì những lời trách móc của Thersite dành cho Agamemnon gần như tương tự với những lời buộc tội nghiêm trọng mà Achilles đã chống lại anh ta [câu 121 f.], Và việc Homer đồng cảm với những lời của Achilles là điều không thể nghi ngờ.

Sự lên án trong Iliad of war, như chúng ta đã thấy, không chỉ vang lên trong miệng của Thersite. Bản thân Achilles dũng cảm, có ý định trở lại quân đội để trả thù cho Patroclus, nói:

"Ồ, có thể sự thù hận sẽ diệt vong khỏi các vị thần và người phàm, và cùng với nó
Sự tức giận đáng ghét, khiến người khôn ngoan trở nên điên cuồng! "
[Minh họa, Quyển XVIII, trang 107-108].

Rõ ràng là nếu tôn vinh chiến tranh và trả thù là mục tiêu của Homer, thì hành động của Iliad sẽ kết thúc bằng việc ám sát Hector, như trường hợp của một trong những bài thơ "theo chu kỳ". Nhưng đối với Homer, điều quan trọng không phải là niềm vui chiến thắng của Achilles mà quan trọng là việc giải quyết cơn giận của anh ta về mặt đạo đức.

Cuộc sống trong sự trình bày của các bài thơ "Iliad" và "Odyssey" hấp dẫn đến nỗi Achilles, gặp Odysseus trong vương quốc của người chết, nói rằng anh ta sẽ thích cuộc sống vất vả của một người lao động hàng ngày để trị vì linh hồn của những người đã chết trong thế giới ngầm.

Đồng thời, khi cần phải hành động vì vinh quang của tổ quốc hoặc vì lợi ích của những người thân yêu, các anh hùng của Homer coi thường cái chết. Achilles, nhận ra mình đã sai khi tránh chiến đấu, nói:

"Nhàn phi, ta ngồi trước tòa, trần gian là gánh nặng vô ích"
[Minh họa, Quyển XVIII, trang 104].

Chủ nghĩa nhân đạo của Homer, lòng trắc ẩn trước nỗi đau thương của con người, sự ngưỡng mộ những đức tính bên trong của con người, lòng dũng cảm, lòng trung thành với nghĩa vụ yêu nước và tình tương thân tương ái của con người đạt đến biểu hiện rõ nét nhất trong cảnh Hector từ biệt Andromache [Minh họa, Quyển VI, trang 390 -496].

Đặc điểm nghệ thuật của Iliad và Odyssey

Hình ảnh các anh hùng của Homer ở ​​một mức độ nào đó là tĩnh, nghĩa là, các nhân vật của họ được chiếu sáng một chiều và không thay đổi từ đầu đến cuối hành động của các bài thơ The Iliad và The Odyssey, mặc dù mỗi nhân vật đều có khuôn mặt riêng của mình. , khác với những người khác: sự tháo vát được nhấn mạnh trong tâm trí Odyssey, ở Agamemnon - sự kiêu ngạo và ham muốn quyền lực, ở Paris - sự hiệu quả, ở Elena - vẻ đẹp, ở Penelope - sự khôn ngoan và kiên định của vợ anh, ở Hector - lòng can đảm của người bảo vệ thành phố của anh ta và tâm trạng của sự diệt vong, vì cả anh ta và cha anh ta phải bỏ mạng, con trai anh ta, và chính cô ấy thành Troy.

Tính đơn chiều trong miêu tả của các anh hùng là do hầu hết họ xuất hiện trước chúng ta chỉ trong một tình huống - trong trận chiến, nơi mà tất cả các đặc điểm của nhân vật của họ không thể tự bộc lộ ra ngoài. Achilles là một ngoại lệ nhất định, vì anh ấy được thể hiện trong mối quan hệ với một người bạn, trong trận chiến với kẻ thù, và trong cuộc cãi vã với Agamemnon, và trong cuộc trò chuyện với Elder Priam, và trong các tình huống khác.

Đối với sự phát triển của tính cách, vẫn không thể tiếp cận được với Iliad và Odyssey và nói chung, đối với văn học của thời kỳ tiền cổ điển của Hy Lạp cổ đại. Chúng tôi tìm thấy những nỗ lực về một hình ảnh như vậy chỉ vào cuối thế kỷ thứ 5. BC NS. trong những bi kịch của Euripides.

Đối với việc miêu tả tâm lý của các anh hùng trong Iliad và Odyssey, những thôi thúc bên trong của họ, chúng ta tìm hiểu về họ từ hành vi và từ lời nói của họ; Ngoài ra, Homer sử dụng một kỹ thuật rất đặc biệt để mô tả các chuyển động của linh hồn: sự can thiệp của các vị thần. Ví dụ, trong cuốn I của Iliad, khi Achilles, không thể chịu đựng được sự sỉ nhục, rút ​​kiếm ra tấn công Agamemnon, một kẻ từ phía sau bất ngờ túm tóc túm lấy chàng. Nhìn lại, anh ta thấy Athena, người bảo trợ của các bài hát, người không cho phép giết người.

Các chi tiết và chi tiết miêu tả đặc trưng của Iliad và The Odyssey được thể hiện đặc biệt trong một phương thức thơ ca được sử dụng thường xuyên như so sánh: Các phép so sánh ở nhà đôi khi được mở rộng đến mức chúng biến thành những câu chuyện độc lập, giống như nó, tách rời khỏi câu chuyện chính. Chất liệu để so sánh trong bài thơ thường là các hiện tượng thiên nhiên: động thực vật, gió, mưa, tuyết,….

"Nó lao đi như người thành phố, đói lâu rồi.
Thịt và máu, phấn đấu với một tâm hồn dũng cảm,
Nó muốn giết cừu, đột nhập vào vòng vây của chúng;
Và mặc dù anh ta tìm thấy những người chăn cừu nông thôn trước hàng rào,
Với những con chó và ngọn giáo mạnh mẽ bảo vệ đàn của chúng,
Hắn, không biết trước đây, không nghĩ tới chạy trốn khỏi hàng rào;
Trốn vào sân, bắt cóc một con cừu hoặc chính mình bị tấn công
Lần đầu tiên rơi xuống, bị đâm thủng bởi một ngọn giáo từ một bàn tay dũng mãnh.
Vì vậy, linh hồn của Sarpedon, người giống như một vị thần, được nhập vào "
[Minh họa, Quyển XII, trang 299-307].

Đôi khi so sánh sử thi giữa các bài thơ Iliad và Odyssey nhằm tạo ra hiệu ứng sự chậm phát triển nghĩa là làm chậm quá trình tường thuật bằng cách rút lui nghệ thuật và đánh lạc hướng sự chú ý của khán giả khỏi chủ đề chính.

Iliad và Odyssey có liên quan đến văn hóa dân gian và sự cường điệu: trong cuốn sách thứ XII của Iliad, Hector, tấn công cánh cổng, ném một viên đá vào đó mà ngay cả hai người chồng khỏe nhất cũng khó nhấc lên bằng đòn bẩy. Giọng nói của Achilles chạy để giải cứu cơ thể của Patroclus nghe giống như một chiếc kèn đồng, v.v.

Cái gọi là sự lặp lại sử thi cũng minh chứng cho nguồn gốc ca dao-dân gian của các bài thơ của Homer: các câu thơ riêng lẻ được lặp lại toàn bộ hoặc có độ lệch nhỏ, và có 9253 câu thơ như vậy trong Iliad và Odyssey; do đó, chúng tạo thành một phần ba của toàn bộ sử thi. Các phép lặp được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật dân gian truyền miệng vì chúng giúp người hát ứng tác dễ dàng hơn. Đồng thời, sự lặp lại là những giây phút thư giãn và làm suy yếu sự chú ý của người nghe. Việc lặp lại cũng giúp bạn nghe được những gì đã nghe dễ dàng hơn. Ví dụ, một câu trong Odyssey:

"Bông hồng non từ bóng tối với những ngón tay tím Eos"
[do V. A. Zhukovsky dịch].

chuyển sự chú ý của khán giả đến các sự kiện ngày tiếp theo, nghĩa là buổi sáng đã đến.

Hình ảnh về sự gục ngã của một chiến binh trên chiến trường, thường được lặp lại trong Iliad, thường được chuyển thành công thức của một cái cây khó bị đốn hạ bởi những người thợ rừng:

"Anh ấy ngã như một cây sồi hay một cây dương lá bạc rơi xuống."
[bản dịch của N. Gnedich].

Đôi khi công thức ngôn từ được thiết kế để gợi lên ý tưởng về sấm sét xảy ra khi một cơ thể mặc áo giáp kim loại rơi xuống:

"Với một tiếng động, anh ta ngã xuống đất, và sấm sét trên áo giáp chết"
[bản dịch của N. Gnedich].

Khi các vị thần trong các bài thơ của Homer tranh luận với nhau, thì tình cờ người này nói với người kia:

"Lời nói gì đã thoát khỏi hàng rào răng rắc!"
[bản dịch của N. Gnedich].

Câu chuyện mang tính lịch sử khác thường: không có dấu hiệu nào về lợi ích cá nhân của Homer; điều này tạo ấn tượng về tính khách quan trong việc trình bày các sự kiện.

Sự phong phú của các chi tiết hàng ngày trong Iliad và Odyssey tạo ra ấn tượng về chủ nghĩa hiện thực của các bức tranh được mô tả, nhưng đây là cái gọi là chủ nghĩa hiện thực tự phát, sơ khai.

Những trích dẫn trên đây từ các bài thơ Iliad và The Odyssey có thể cho ta liên tưởng đến âm thanh của lục bát, một khổ thơ mang một phong cách lạc quan, trang trọng cho câu chuyện sử thi.

Bản dịch của Iliad và Odyssey sang tiếng Nga

Ở Nga, sự quan tâm đến Homer bắt đầu bộc lộ từng chút một đồng thời với sự đồng hóa của văn hóa Byzantine và đặc biệt gia tăng vào thế kỷ 18, trong thời đại của chủ nghĩa cổ điển Nga.

Những bản dịch đầu tiên của Iliad và Odyssey sang tiếng Nga đã xuất hiện vào thời Catherine II: chúng hoặc là những bản dịch thô tục, hoặc thơ, nhưng không phải là bản hexametric. Năm 1811, sáu cuốn sách đầu tiên của Iliad được xuất bản, do E. Kostrov dịch bằng câu thơ Alexandria, được coi là một dạng sử thi bắt buộc trong thi pháp của chủ nghĩa cổ điển Pháp, vốn thống trị văn học Nga lúc bấy giờ.

Bản dịch hoàn chỉnh của Iliad sang tiếng Nga theo kích thước của bản gốc được thực hiện bởi N. I. Gnedich [1829], Odyssey - của V. A. Zhukovsky [1849].

Gnedich đã cố gắng truyền tải cả tính cách anh hùng trong câu chuyện của Homer và một số tính hài hước của anh ấy, nhưng bản dịch của anh ấy có rất nhiều tiếng Slavicisms, vì vậy cuối XIX v. anh ta bắt đầu có vẻ quá cổ hủ. Do đó, các thí nghiệm dịch Iliad đã được tiếp tục; năm 1896, một bản dịch mới của bài thơ này đã được xuất bản, do N.I.

Chúng ta có thể nói về các nhân vật anh hùng của Homer không? Phải chăng phần nào đó có thể đánh giá tính cách của các nhân vật. sử thi dân gian những người đã từng trải qua nhiều lần trang trí và thay đổi và thường được ban cho những phẩm chất giúp nâng cao họ trên những người bình thường? Ở Homer, sự phóng đại này về những công lao khác nhau của các anh hùng của ông được đặc biệt nhấn mạnh và liên tục. "Divine", "godlike", "godlike" - văn bia không chỉ dành cho các anh hùng, mà còn cho các nhân vật thứ yếu, tuy nhiên, luôn luôn tích cực. Ví dụ, chúng ta hãy nhớ lại "con lợn thần Evmeus" trong "The Odyssey". Tuy nhiên, giọng điệu và phong cách “anh hùng” có chủ ý của sử thi dân gian không làm mờ đi, thậm chí đôi khi còn nhấn mạnh những nét riêng của các nhân vật. Trên thực tế, nếu bạn xem sử thi của chúng ta, chẳng phải Ilya Muromets là một nhân vật sao? Chúng ta không tìm thấy giống nhau trong Sử thi Phần Lan"Kalevala" và các bài thơ sử thi của các dân tộc khác? Meletinsky E.M. O loại lâu đời nhất anh hùng trong sử thi của các dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ-Mông Cổ ở Xibia // Các vấn đề ngữ văn so sánh: Sat. Nghệ thuật. đến kỷ niệm 70 năm V.M. Zhirmunsky. - NS .; L .: Nauka, 1964. - Tr 433.

Thật thú vị khi đối chiếu tính cách của hai nhân vật chính của Iliad - Achilles và Hector, tất nhiên là do chính Homer thực hiện, nhưng những bình luận không phải là thừa.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Achilles là một trong những anh hùng phổ biến và nổi tiếng nhất của chu kỳ thành Troy. Cuộc đời và chiến tích của ông được các nhà thơ Hy Lạp sau này hát, thay đổi hoặc bổ sung. Ngược lại, tên của Hector trong thần thoại Hy Lạp chỉ liên quan hoặc hầu như chỉ với Iliad. Ngay cả trong The Odyssey, Hector về cơ bản đã bị lãng quên.

Nhưng chúng ta hãy so sánh giữa Thessalian Achilles của Hy Lạp và Trojan Hector ở vị trí của họ trong Iliad và trong Chiến tranh thành Troy nói chung. Người đầu tiên không tham gia vào các sự kiện gây ra cuộc chiến này, nhưng tham gia tích cực vào nó và bị giết trước khi chiếm được thành Troy, vào thời điểm mà người Achaeans chưa đạt được thành công quân sự nào.

Hector cũng không có mối quan hệ cá nhân nào với những lý do dẫn đến Chiến tranh thành Troy, nhưng với tư cách là chiến binh mạnh nhất và dũng cảm nhất của thành Troy và là con trai cả của Vua Priam, anh phải trở thành người đứng đầu bảo vệ thành phố quê hương của mình, đã chiến đấu với danh dự với người Achaeans và bị Achilles giết ngay trước khi chiếm được thành Troy. Trong một thời gian vẫn không thể tiếp cận được.

Vì vậy, cả hai anh hùng đều tham gia Cuộc chiến thành Troy ngay từ đầu, nhưng Hector bị ép buộc, và Achilles đã khuất phục trước sự thuyết phục của những người tổ chức Cuộc chiến thành Troy. Cả hai đều chết trước khi chiếm được thành Troy. Cả hai - những người tham gia hăng hái trong Cuộc chiến thành Troy - không liên quan gì đến kết quả của nó. Vì vậy, người ta không thể không ghi nhận sự tương đồng về số phận của họ và thực tế là những bức tranh về cuộc chiến vào năm thứ mười của cuộc vây hãm thành Troy trong bài thơ của Homer chỉ là hình nền chung cho những ngày cuối cùng của cả hai anh hùng.

Trong chính Iliad, người ta nói rất ít về quá khứ của Achilles. Là con trai của thần Peleus phàm trần và nữ thần biển Thetis, người sinh ra ở Thessaly, vua của các Myrmidons, được hưởng sự bảo trợ đặc biệt của các vị thần, thay vì một cuộc sống dài lâu, hạnh phúc, bình yên lại chọn một cuộc sống ngắn ngủi, nhưng đầy khai thác và vinh quang quân sự... Trong truyền thuyết trước và sau Homeric, thời thơ ấu của ông được miêu tả theo những cách khác nhau. Phiên bản phổ biến nhất là nữ thần Thetis đã chuộc lại con trai trong vùng nước của Styx, con sông của thế giới ngầm, nơi khiến anh ta trở nên bất khả xâm phạm trong các trận chiến trong tương lai. Cùng lúc đó, người mẹ ôm lấy gót chân đứa trẻ, và cô trở thành điểm dễ bị tổn thương duy nhất trên cơ thể Achilles. Ngay khi kết thúc cuộc vây hãm thành Troy, mũi tên của Paris, do Apollo hướng vào gót chân của người anh hùng, đã khiến anh ta chết ngay tại chỗ. Do đó có thành ngữ "gót chân Achilles" - một điểm yếu, dễ bị tổn thương.

Cậu bé Achilles lớn lên trong sự chăm sóc của cô giáo Phoenix và nhân mã thông thái Chiron. Khi lời kêu gọi về một chiến dịch chống lại thành Troy lan rộng khắp Hy Lạp, Thetis, biết rằng sự tham gia của con trai mình trong chiến dịch này sẽ kết thúc bằng cái chết không đúng lúc, đã cố gắng giấu Achilles trên đảo Skyros, nơi anh ta, mặc váy phụ nữ, sống giữa các con gái của Vua Lycomedes. Theo một phiên bản, Nestor đã thuyết phục anh ta tham gia vào cuộc Chiến tranh thành Troy, theo một phiên bản khác - Odysseus, người đã trải ra dưới vỏ bọc của một thương gia trước mặt các con gái của Lycomedes trong số đồ trang sức của phụ nữ, cũng là một vũ khí quân sự, Achilles đã phản bội chính mình. Vì vậy, ông trở thành một người tham gia Chiến tranh thành Troy, lãnh đạo đội quân Myrmidon, đóng trên 50 con tàu.

Iliad nói về Achilles như một anh hùng vinh quang nhất trong cuộc Chiến tranh thành Troy, và trong tất cả thần thoại Hy Lạp, anh ấy dường như là một chiến binh lý tưởng, nổi tiếng không kém những anh hùng huy hoàng và cổ xưa nhất - Hercules, Theseus, Jason và một số người khác. Ở những nơi thần thoại gắn liền với cuộc đời và những việc làm của Achilles, sự sùng bái của ông đã tồn tại, các lễ hiến tế đã được thực hiện. Những người sáng tạo và nghe những bài thơ hậu Homeric của E.M. Meletinsky rất ngưỡng mộ Achilles. Nguồn gốc của sử thi anh hùng: Hình thức sơ khai và các di tích cổ xưa. - M .: NXB Phương Đông. văn học, 1963 .-- tr 162.

Homer liên tục nhấn mạnh rằng Achilles trong trại Achaean vượt trội hơn mọi người về sức mạnh và lòng dũng cảm. Của anh ấy biểu tượng vĩnh viễn"quý phái", "nhanh chóng". Các nữ thần cao nhất của Pantheon Hy Lạp - Hera và Athena, vợ và con gái của thần Zeus, đặc biệt thương xót ông. Anh ta là người duy nhất dám tranh cãi với tổng tư lệnh của người Achaeans, Agamemnon, người yêu cầu xinh đẹp nhất mới bị giam cầm thay vì người bị giam cầm, người thuộc quyền sở hữu của anh ta, con gái của linh mục Chris, người phải được trả lại cho cha cô theo yêu cầu của thần Apollo. Chính sự tức giận của Achilles về điều này đã trở thành cơ sở cốt truyện cho toàn bộ Iliad. Giữa cuộc tranh chấp, Achilles thậm chí còn có ý định giết Agamemnon. Theo Homer, công lý đứng về phía Achilles, vì anh ta từ chối, và Agamemnon, với tư cách là quyền lực tối cao, với tư cách là "người chăn dắt các quốc gia", ngược lại, đòi hỏi phải xem xét lại việc phân chia chiến lợi phẩm đã tồn tại từ lâu. đã bị bắt, và hơn hết là những người bị giam cầm xinh đẹp. Theo ý muốn của các vị thần, Achilles đã hạ bớt phần nào sự tức giận của mình, nhưng từ chối tham gia vào cuộc bao vây thành Troy tiếp theo, đồng thời từ bỏ Agamemnon bị giam cầm của mình [thừa nhận quyền bất khả xâm phạm của phong tục quân sự khi phân chia chiến lợi phẩm]. Bị xúc phạm, anh ta không còn tham gia các trận chiến thành Troy, nhưng anh ta không trở về nhà của mình ở Thessaly, nơi mà chính anh ta đã nói đến trong lúc nóng nảy của một cuộc cãi vã, nhưng không dám làm trái ý muốn của các vị thần. Trong cuộc tranh chấp với Agamemnon, Achilles thừa nhận rằng anh ta không biết bất kỳ sự sỉ nhục nào từ quân Trojan, anh ta không có gì để trả thù họ và để chiến đấu ở thành Troy, anh ta đến, trên thực tế, chỉ "tìm kiếm danh dự cho Menelaus." Sau đó, chúng ta biết được từ Iliad rằng cơn thịnh nộ của Achilles gần như khiến người Achaeans đánh bại hoàn toàn và phá hủy các con tàu của họ bởi quân Trojan.

Các nhà phê bình cổ đại của Iliad đã lưu ý rằng không có quá nhiều không gian được dành cho sự tức giận của Achilles trong chính bài thơ; học giả châu Âu sau này, Thomson J., đã nói rất lâu về điều này. - M .: NXB nước ngoài. văn học, 1958 .-- tr 62. Nhưng nếu chúng ta lật lại văn bản của bài thơ mà không có bất kỳ sự thiên vị nào, thì có thể thấy rõ ràng rằng từ sự tức giận của Achilles cách này hay cách khác kéo theo sự thành công tạm thời của quân Trojan, sự chuyển đổi từ phòng thủ sang tấn công, mối đe dọa đối với trại Achaean. chính nó, vụ giết người bạn của Achilles là Patroclus bởi Hector, đó là lý do tại sao Achilles vô cùng tức giận và trong bộ giáp mới, được thực hiện theo yêu cầu của Thetis qua đêm bởi thần Hephaestus, quay trở lại trận chiến, giết Hector với sự giúp đỡ của Athena tại các bức tường thành Troy. Tiếp theo là sự xoa dịu cơn giận dữ của Achilles, việc giao thi thể của Hector cho cha anh ta, Priam, miêu tả cụ thểđầu tiên là tang lễ Patroclus, và sau đó, ở cuối bài thơ, Hector. Như vậy, cốt truyện chính của Iliad từ đầu đến cuối quả thực là cơn giận dữ của Achilles, những sự kiện và hậu quả liên quan mật thiết đến anh ta.

Trong hình ảnh Achilles của Homer, chúng ta thấy lý tưởng của một Hellene của thời kỳ anh hùng, rất khác xa, ví dụ, lý tưởng của một hiệp sĩ thời trung cổ. Mặc dù "quý tộc" là một trong những biểu tượng quan trọng nhất và không đổi của nó, nó dường như chỉ ngụ ý về nguồn gốc của người anh hùng [mẹ là một nữ thần], điều này đã nâng anh ta lên trên những người bình thường. Câu chuyện nhỏ về "hạm đội chân" nhấn mạnh những phẩm chất thể thao của Achilles, được người xưa coi trọng, trái ngược với thời của chúng ta, chủ yếu theo quan điểm quân sự. Điểm chính ở Achilles của Homer là lòng dũng cảm, sức mạnh thể chất và vẻ đẹp vô bờ bến. Chính trên những "thông số" này, Ajax the Elder được so sánh với anh ta, chiến binh giỏi nhất trong số những người Achaeans sau Achilles. Thật tò mò rằng không nơi nào ở Homer được ghi nhận tâm trí và trí tuệ của Achilles. Homer ngầm thừa nhận rằng về mặt này, anh ta ở đâu với Nestor hay Odysseus. Xuất hiện gần thành Troy cùng với những chiếc myrmidons của mình, trong suốt chín năm đầu, dường như Achilles không nổi tiếng về bất cứ điều gì, ngoại trừ những cuộc đột kích và cướp bóc khắp thành Troa. Từ "Iliad", có thể hiểu rằng anh ta đang lên kế hoạch tương tự chống lại vua Aeneas của Dardania đang chăn thả đàn gia súc của mình trên vùng núi Ida, điều này đã thúc đẩy người sau tham gia vào cuộc chiến với phe Trojan. Từ những lời phàn nàn của Andromache, vợ của Hector, chúng ta biết rằng cùng lúc anh ta đến gặp vua của Cilicia và Gethion, cha của Andromache, giết anh ta cùng với tất cả các con trai của mình và cướp bóc thành phố. Homer không báo cáo công việc tương tự "ở bên" trong cuộc bao vây thành Troy của các nhà lãnh đạo Achaean khác. Vì vậy, theo Homer, Achilles được nâng cao hơn những người khác bởi cơn khát chiến tranh, giết người, cướp của và bạo lực vẫn không thể kìm nén và vô độ trong bản thân họ. Hèn chi, với mong muốn trả thù Agamemnon bằng cách từ chối tham gia cuộc vây hãm thành Troy, Achilles đứng ngồi không yên, nhưng tâm hồn lại khao khát chiến đấu và chiến đấu.

Vì vậy, với sự rõ ràng tối đa hiện ra trước mắt chúng ta lý tưởng của người Hy Lạp về một người chồng chiến binh - dũng cảm, dũng mãnh, thân thể đẹp và sĩ diện, nhưng cũng không biết thương hại, độc ác, tham lam.

Chúng ta hãy nhớ lại chu kỳ thần thoại vĩ đại về Hercules và mười hai kỳ tích của anh ấy. Vị anh hùng vĩ đại nhất trong thần thoại Hy Lạp này đã thực hiện hành vi giết hại nhiều loại quái vật và con người một cách cưỡng bức, có động cơ. Achilles chiến đấu ở thành Troy vì chiến tranh, vì tội giết người và cướp của. Bản thân Homer không phủ nhận sự tàn ác và khát máu quá mức của nhân vật chính của mình, cách cư xử hoàn toàn man rợ của anh ta, sự chế nhạo không đáng có của anh ta đối với Hector đang hấp hối và sau đó là thi thể của anh ta, việc anh ta giết hại dã man mười hai thanh niên thành Troy vô tội để vinh danh lễ tang của Patroclus. Bản thân Homer, người có thiện cảm với người Achaeans, trái ngược với người thành Troy, thường thấy rõ trong bài diễn văn trang trọng, hàm súc của bài thơ, lưu ý rằng "ông ta cũng đã lên kế hoạch cho một hành động không xứng đáng cho Hector."

Đồng thời, khi biết về cái chết cận kề của mình, Achilles không sợ chết, mạnh dạn đến gặp nàng, nhưng bây giờ, là bây giờ. được hưởng sự ưu ái đặc biệt của các vị thần, những người thậm chí đồng ý rằng dù vô hình, họ chiến đấu bên cạnh anh ta và mang lại lợi thế cho anh ta trong trận chiến. Đã vô cùng dũng cảm vì anh ta biết về khả năng bất khả xâm phạm của mình cho đến giờ phút cuối cùng, chết chóc, Achilles trong " sự riêng tư"coi trọng tình bạn, thương tiếc người bạn Patroclus một cách bất cần, sắp xếp một lễ tang lớn cho thi thể của anh ấy và các cuộc thi thể thao để vinh danh người đã khuất, thưởng hào phóng cho những người chiến thắng trong các loại khác nhau Trò chơi. Trái tim anh có thể mềm ra trong cuộc trò chuyện với Priam về việc đầu hàng cơ thể của Hector, người đã bị anh lạm dụng. Có thể nói, tên cướp vĩ đại Achilles, có thể đoán trước được nhiều nhân vật tương tự trong văn học châu Âu, nhưng có điểm khác biệt là trong hầu hết các trường hợp, anh ta cũng như những anh hùng khác của bài thơ Homeric, đã làm việc thiện, chỉ phục tùng ý muốn của thần thánh. Tuy nhiên, chính các vị thần đã can thiệp vào hành động và số phận của những anh hùng phàm trần, được hướng dẫn hoàn toàn bởi những cảm thông và đam mê cá nhân, chứ không phải "nguyên tắc đạo đức" và chỉ tuân theo ý chí của Đấng Toàn năng. Như vậy từ đầu đến cuối của Cuộc chiến thành Troy và trong suốt những chuyến lang thang sau đó của Odysseus là hành vi của Hera và Athena, những người đã trả thù một cách tàn bạo toàn bộ người dân thành Troy vì không công nhận họ là "công bằng nhất" duy nhất của thành Troy - Paris.

Đánh giá về các bài thơ Homeric, người Hy Lạp trong thời kỳ anh hùng không biết khiêm tốn hay tình cảm, và việc giết người chỉ được biện minh bởi tính "thực dụng", trong khi cướp bóc trên chiến trường được coi là dũng cảm.

Đó cũng là một trong những anh hùng được yêu thích nhất của sử thi Hy Lạp, con trai của Peleus, Achilles. Chiến công đầu tiên của ông trong chiến dịch chống lại thành Troy là việc ám sát một trong những vị vua của Troadan, Kikna, người đã ngăn chặn quân đội Achaean đổ bộ lên bờ Hellespont và do đó trở thành đồng minh của thành Troy.

Bản chất của chiến công cuối cùng của Achilles, theo các truyền thuyết sau này, đều giống nhau. Sau vụ ám sát Hector, quân Amazons đã đến trợ giúp quân Trojan, dẫn đầu là nữ hoàng Penteseleia của họ và con trai của người cai trị Ethiopia Memnon. Anh và những người khác bị giết bởi Achilles. Như chúng ta sẽ nói bây giờ, "thành tích" của người anh hùng được phân biệt bởi tính bất biến của con đường anh ta đã chọn và minh chứng cho sự cao cấp của anh ta, mặc dù theo quan điểm của chúng tôi, tính chuyên nghiệp hạn hẹp. Trong tương lai, Achilles không liệt kê một chiến công nào được thực hiện với mục đích nhân đạo, mà Hercules, Perseus, Theseus đã trở nên nổi tiếng. Bản chất man rợ, săn mồi của Achilles đã thể hiện tất cả sự chói lọi của nó trong "tiểu sử" ngắn gọn, hám lợi của hắn. Có lẽ không một trong những anh hùng phàm trần của thần thoại Hy Lạp được hưởng sự bảo trợ của các vị thần như Achilles. Không loại trừ Hercules, người có rất nhiều lao động cắt cổ đã đổ xuống. Như chúng ta còn nhớ, một biện pháp khích lệ thần thánh đặc biệt là việc tăng cường lực lượng của Achilles trước khi anh ta trở lại trận chiến với thức ăn và đồ uống của những người thần linh do Athena mang đến. Và cũng là một sự nhân từ đặc biệt: sau khi chết, anh ta trở thành chủ nhân của linh hồn người chết ở thế giới ngầm, tuy nhiên, bản thân linh hồn Achilles cũng không đánh giá cao đặc ân này.

Như một ưu thế tuyệt đối của Achilles so với tất cả những người phàm trên chiến trường, trong mắt người xưa đối xử với sự thích thú và ngưỡng mộ người đọc hiện đại làm suy yếu đáng kể những đặc điểm con người của một trong những anh hùng được yêu mến nhất của người Hy Lạp cổ đại. Ngày nay nó không tương thích ngay cả với chính khái niệm về chủ nghĩa anh hùng.

Như thể cảm nhận được những mâu thuẫn sâu sắc trong bản chất của Achilles và lường trước khả năng phản ứng tiêu cực từ độc giả của mình, Homer cầu xin người có thẩm quyền cao nhất - chính Zeus.

Người Aeolian [nhóm phía bắc của các bộ lạc Hy Lạp cổ đại sinh sống ở Thessaly và Macedonia], những người đã thực hiện cuộc thuộc địa đầu tiên ở phần tây bắc của Tiểu Á và do đó, các Troad, như các nhà khoa học tin tưởng, dựa trên các cuộc chinh phục của họ đã tạo ra người đầu tiên, tiền Homeric phiên bản của Iliad, anh hùng dân tộc của họ [sau này - một người Hy Lạp thông thường] và trở thành Achilles - một chiến binh chinh phục với tất cả những phẩm chất cần thiết cho một nghề như vậy. Liệu Homer có đưa điều gì mới vào mô tả nhân vật của mình trong Iliad hay không, chúng ta không biết và sẽ không bao giờ biết. Và mặc dù sau này và ngay cả trong văn học hiện đại, tên của Achilles có nghĩa là tên của một trong những những anh hùng vĩ đại nhất cổ đại, theo quan điểm hiện đại, nhân vật này của Iliad rất khó thông cảm. Nhưng đây, có lẽ, là cách trí nhớ con người được sắp xếp nói chung, và không chỉ cá nhân, mà còn mang tính quốc gia: điều tốt được ghi nhớ tốt hơn và lâu hơn, trở nên rạng rỡ hơn trong khoảng cách, điều xấu, tội phạm, đáng xấu hổ mờ dần, thậm chí là một bức màn che sự vĩ đại dường như được ném vào nó.

Vì vậy, việc thành Troy bị tiêu diệt là một chiến thắng, một chiến thắng của người dân Hy Lạp, những người đã tạo ra một liên minh quân sự khổng lồ dưới một sự chỉ huy duy nhất để đạt được mục tiêu này. Nhưng đồng thời, trong tâm trí của những người Hy Lạp cổ đại, một niềm tin sâu sắc vẫn còn nguyên bản và dự báo về sự diệt vong của thành Troy và người dân của nó, cũng như niềm tin về số phận đã định trước của tất cả mọi người, cho dù anh ta là ai - một người đơn giản, một vị vua hoặc một anh hùng. Sức mạnh của Rock là không ngừng, tương lai đen tối cho tất cả mọi người. Vì vậy, hãy sử dụng hiện tại tốt nhất có thể.

Cuộc chiến thành Troy không mang lại thành công cho bên nào. Nó biến thành một bi kịch, một sự sụp đổ, nhưng được tạo ra không phải do ngẫu nhiên, mà là do những cách sắp đặt của số phận. Số phận của thành Troy, quân Troy, các anh hùng Achaean đã được báo trước và không thể thay đổi. Cuộc chiến thành Troy đã mang đến cái chết hoặc nỗi xấu hổ, sự lưu đày cho hầu hết những người tham gia.

Homer's Iliad là một khám phá nghệ thuật toàn diện được thực hiện tại cái nôi của văn hóa thế giới - Hy Lạp cổ đại. Nhà thơ đã tôn vinh trong một bài lục bát hùng vĩ [khổ thơ] các sự kiện của cuộc chiến thành Troy - cuộc đối đầu giữa quân Hy Lạp và quân thành Troy. Đây là một trong những bản anh hùng ca đầu tiên trong lịch sử loài người. Cơ sở của tác phẩm là thần thoại, vì vậy người đọc được trình bày với một bố cục hai cấp, nơi diễn ra cuộc đấu tranh trên trái đất được xác định trước trên đỉnh Olympus. Thật thú vị hơn khi quan sát các nhân vật của không chỉ con người, mà còn cả các vị thần.

Vào thế kỷ 13 trước Công nguyên, các bộ lạc hùng mạnh của người Achaeans đến từ phía bắc của Hy Lạp, họ đã lan rộng trên đất Hy Lạp, chiếm giữ bờ biển phía nam và các đảo của biển Aegean. Mycenae, Tiryns và Pylos - Thành phố lớn nhất, mỗi trong số đó có vua riêng của nó. Người Achaeans muốn có được Tiểu Á trên bờ biển phía đông, nhưng Nhà nước thành Troy lại nằm ở đó, thủ đô là thành Troy [Ilion]. Người Trojan đã can thiệp vào thương mại tự do của người Hy Lạp ở Tiểu Á, vì thông qua Ilion, các tuyến đường thương mại của người Achaeans đã đi qua. Mong muốn có được bờ biển phía đông và một lối thoát tự do cho thương mại là nguyên nhân của cuộc chiến tranh vào năm 1200 trước Công nguyên. Cuộc đấu tranh đẫm máu đã đi vào lịch sử dưới cái tên Trojan, và những người Achaeans và Trojan trở thành những người tham gia. Thành Troy được bao quanh bởi một bức tường thành, nhờ đó mà quân Hy Lạp đã dành 10 năm để vây hãm thành phố này. Sau đó, người Achaeans đã đóng một con ngựa lớn, sau này được gọi là ngựa thành Troy, như một dấu hiệu của sự ngưỡng mộ đối với vua Ilion, và vào ban đêm, những người lính Hy Lạp bước ra từ món quà bằng gỗ, người đã mở cổng thành và thành Troy thất thủ.

Các nhà nghiên cứu và nhà khoa học trong một thời gian dài đã thu thập thông tin về các sự kiện của Chiến tranh thành Troy từ các tác phẩm của Homer. Câu chuyện trở thành cơ sở của bài thơ "Iliad".

Chủ đề và vấn đề

Ngay trong những dòng đầu tiên của bài thơ, Homer đã tiết lộ chủ đề của Iliad. Một trong những chủ đề là sự tức giận của Achilles. Vấn đề hận thù được tác giả đặt ra một cách kỳ dị: hoan nghênh sự hiếu chiến của các phe đối lập, nhưng đồng thời cũng than thở về những mất mát thiếu suy nghĩ. Không có gì lạ khi nữ thần bất hòa đóng một vai trò tiêu cực trong tác phẩm. Đây là cách tác giả thể hiện khát vọng hòa bình. Achilles 'Wrath chỉ đạo diễn biến của cuộc chiến, vì vậy chúng ta có thể gọi chính xác sự kích động tình cảm của anh ta là cơ sở cốt lõi của tác phẩm. Nó tập trung điểm yếu của con người: chúng ta không thể chống lại khi xâm lược chiếm lấy.

Lần đầu tiên, người anh hùng bùng cháy lòng căm thù với Agamemnon. Thủ lĩnh của quân Hy Lạp cưỡng đoạt Briseis, kẻ đang giam giữ Achilles. Từ nay về sau, anh hùng không tham gia các trận chiến, đó là hình phạt của vua. Quân Hy Lạp ngay lập tức phải chịu thất bại lần lượt, và Achilles không tham chiến, ngay cả khi quân Trojan đến gần trại của anh ta. Agamemnon trả lại Briseis cho người hùng, những món quà được mang vào lều như một lời xin lỗi, nhưng Achilles không nhìn chúng. Tình cảm nhẹ nhàng chưa kịp chiếm lấy đầu anh hùng, mạch truyện lại bùng lên cơn giận dữ của Achilles, lần này là vì vụ giết hại bạn mình Patroclus. Vì Achilles không tham gia các trận chiến, và quân đội Hy Lạp bị tổn thất nghiêm trọng, nên Patroclus tình nguyện giúp đỡ binh lính, mặc áo giáp của một á thần, tiếp nhận binh lính và một cỗ xe của anh ta. Khát khao vinh quang quân sự đã che mờ ý thức của Patroclus trẻ tuổi, và khi tham gia vào một cuộc chiến với Hector, anh ta chết.

Achilles khát khao trả thù, giờ đây anh ấy đang đoàn kết với Agamemnon, bởi vì không có gì mang bạn đến gần hơn kẻ thù chung. Người anh hùng thách thức Hector ra trận, dùng kiếm đâm vào cổ anh ta và xử lý tàn nhẫn xác kẻ thù, trói anh ta vào chiến xa và kéo anh ta đến tận trại. Đối với sự tàn ác của mình, anh ta phải trả giá đầy đủ, bởi vì anh ta cũng ngã trên chiến trường bởi ý chí của các vị thần. Vì vậy tác giả lên án sự hung hãn, cố ý của con người.

Chủ đề danh dự chủ yếu được tiết lộ thông qua các chiến binh đối lập Hector và Achilles, và cái chết của thủ lĩnh thành Troy là điềm báo về sự sụp đổ của thành Troy. Hành động của Achilles liên quan đến cơ thể của Hector là đáng khinh bỉ, do đó nó bị các vị thần trừng phạt. Nhưng chiến binh thành Troy đã nhận được danh dự xứng đáng, bởi vì anh ta, theo Homer, là một người có danh dự cho đến cùng.

Chủ đề về số phận cũng được tác giả xúc động. Các anh hùng của Homer không có ý chí tự do, họ đều là con tin của số phận của họ, được định trước bởi các vị thần. Các cư dân của Olympus hoàn toàn kiểm soát cuộc sống của mọi người, phân loại các mối quan hệ của họ thông qua chúng. Ý thức thần thoại của những người cùng thời với Homer đã tưởng tượng thế giới theo cách này - qua lăng kính của thần thoại. Họ không coi hành động nào là tình cờ, tìm thấy sự quan phòng của Chúa ở khắp mọi nơi.

Vấn đề của tác phẩm chứa đựng những tệ nạn chính của con người: đố kỵ, thù hận, tham vọng, tham lam, tà dâm, v.v. Ngay cả các vị thần cũng bị khuất phục bởi những đam mê tội ác này. Mọi thứ bắt đầu bằng sự ghen tị, trả thù và ích kỷ của các nữ thần, tiếp tục nhờ vào tham vọng, lòng kiêu hãnh, lòng tham và sự thèm khát của con người, và kết thúc bằng sự tàn nhẫn, xảo quyệt và ngu ngốc của họ. Mỗi phẩm chất này đều là một vấn đề dù sao cũng là vĩnh cửu. Tác giả tin rằng những tệ nạn đã được sinh ra cùng với con người và chúng cũng sẽ biến mất như những hiện tượng cùng trật tự. Trong những đặc điểm xấu, anh ta không chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, mà còn nhìn thấy nguồn gốc của sự linh hoạt của cuộc sống. Nhà thơ bất chấp tất cả, ca ngợi con người là như vậy.

Bản dịch nào tốt hơn để đọc?

Tất nhiên, bản dịch Iliad của Homer có thể được coi là một công trình sáng tạo chăm chỉ, mỗi tác giả đều cố gắng “chạm” vào các sự kiện của Hy Lạp cổ đại để truyền tải đầy đủ và đưa người đọc đến gần hơn với nguyên tác bài thơ. Có 3 bản dịch của tác giả được độc giả yêu cầu - A.A. Salnikov, V.V. Veresaev và N.I. Gnedich.

  1. N.I. Gnedich đã nỗ lực với bản dịch của mình để tiếp cận phong cách Homeric, anh ấy muốn truyền tải bầu không khí của thời đại, sử dụng Phong cách cao, và theo quan điểm của chúng tôi, anh ấy đã làm được. Iliad của Gnedich được viết bằng hexameter, chứa đầy các cổ mẫu và Slavisms. Chính trong bản dịch này, người đọc có thể cảm nhận được tính biểu cảm của ngôn ngữ và “lao đầu” vào thế giới Hy Lạp cổ đại, mặc dù thực tế là văn bản khá ngắn gọn. Bản dịch này khá khó đọc do có nhiều từ lỗi thời và được thiết kế cho "người đọc sành sỏi".
  2. V.V. Veresaev đã thay thế các từ "mắt", "bia", "trong máy chủ" bằng những từ đơn giản và thông tục. Một phần bản dịch của ông được lấy từ Zhukovsky và Gnedin, và tác giả không giấu giếm điều này, ông tin rằng những đoạn được viết tốt của các dịch giả khác có thể được sử dụng trong các tác phẩm của mình. Bản dịch này dễ đọc hơn bản dịch của N.I. Gnedich và được thiết kế cho "người đọc thiếu kinh nghiệm".
  3. Bản dịch của A.A. Salnikov, sự đồng đều trong nhịp điệu của tác phẩm thơ hiện ra. Văn bản được điều chỉnh cho người đọc hiện đại và dễ đọc. Bản dịch này phù hợp nhất để hiểu cốt truyện của Iliad.

Bản chất của công việc

Iliad của Homer mô tả diễn biến của Chiến tranh thành Troy. Mọi chuyện bắt đầu từ đám cưới của Peleus và Thetis [cha mẹ của Achilles], tại đó nữ thần bất hòa ném một quả táo vàng cho "người công bằng" nhất. Đây là chủ đề tranh chấp giữa Anh hùng, Athena và Aphrodite, người yêu cầu hoàng tử thành Troy Paris phán xét họ. Anh ta đưa quả táo cho Aphrodite, vì cô đã hứa với anh ta là người vợ xinh đẹp nhất. Chính lúc đó Hera và Athena đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của thành Troy.

Lý do cho cuộc chiến là những người vợ xinh đẹp nhất, Helen được hứa hẹn bởi Aphrodite, người đã bị Paris bắt đi khỏi người chồng hợp pháp Menelaus. Sau đó, anh ta sẽ tập hợp gần như toàn bộ Hy Lạp cho một cuộc chiến chống lại kẻ ngược đãi mình. Achilles chiến đấu chống lại thành Troy, nhưng không phải vì mục tiêu khôi phục công lý và đoàn tụ gia đình, chàng đến với thành Troy vì vinh quang, bởi chính cuộc chiến này sẽ mang tên chàng vượt xa biên giới Hy Lạp.

Các trận chiến diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của các vị Thần, những người giống như những con rối điều khiển con người, quyết định kết quả trận chiến.

Achilles được Agamemnon kêu gọi tham chiến, nhưng anh không phải là chiến binh của Vua. Sự thù hận lẫn nhau của họ dành cho nhau mang đến cuộc cãi vã chết người đầu tiên. Diễn biến của cuộc chiến thay đổi sau khi Agamemnon cưỡng bức Briseis, người thuộc về anh hùng, dưới dạng một chiến tích, trở thành anh hùng. Lực lượng của quân thành Troy bắt đầu tăng mạnh sau khi rút lui khỏi các trận chiến ở Achilles. Chỉ có cái chết của Patroclus mới khơi dậy trong người anh hùng một khát khao trả thù thực sự. Anh ta đâm một thanh kiếm vào cổ họng của Hector [con trai của vua thành Troy, kẻ đã giết Patroclus], buộc cơ thể của anh ta vào chiến xa và đi như vậy đến trại của anh ta. Sự trả thù làm mờ đi tâm trí của người anh hùng.

Vua thành Troy Priam yêu cầu được trao cơ thể của con trai mình, thu hút tình cảm của Achilles, anh ta đã đánh thức lòng trắc ẩn trong tâm hồn của người anh hùng, và anh ta trao cơ thể này, hứa hẹn sẽ có nhiều ngày bình yên cần thiết. chôn cất Hector. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh chôn cất người con trai thành Troy.

nhân vật chính

  1. Achilles- một người con trai từ cuộc hôn nhân cuối cùng của Chúa và một người phụ nữ trần thế [Peleus và Thetis]. Anh sở hữu sức mạnh và sức bền đáng kinh ngạc, điểm yếu được giấu ở gót chân. Một trong những anh hùng chính của cuộc Chiến tranh thành Troy, anh đã chiến đấu từ Hy Lạp dưới sự lãnh đạo chính thức của Agamemnon.
  2. Agamemnon- vua Mycenaean. Tìm kiếm bản thân. Cuộc cãi vã của anh ta với Achilles là xung đột trung tâm trong Iliad.
  3. Hector- con trai của vua thành Troy, thất thủ dưới tay Achilles. Người bảo vệ thực sự của thành Troy, thông qua nhân vật này tiết lộ chủ đề của danh dự.
  4. Helena- thủ phạm của cuộc chiến, con gái của thần Zeus, vợ của thần Menelaus.
  5. Thần Zeus- Thần Sấm Sét, quyết định kết quả của cuộc chiến.
  6. Priam- Vua thành Troy.
  7. Patroclus- một người bạn của Achilles, người mà anh ta dạy môn khoa học quân sự. Chết dưới tay Hector.
  8. Briseida- Vợ lẽ của Achilles, phải lòng anh hùng. Trở thành nguyên nhân của cuộc cãi vã giữa Agamemnon và Achilles.
  9. Menelaus- Chồng của Elena.
  10. Paris- hoàng tử của thành Troy, kẻ bắt cóc Helena.

Hình tượng người anh hùng trong thần thoại hy lạp

  • pdf
  • 58 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

LÊ HUỲNH NHƯ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG
THẦN THOẠI HY LẠP

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn:

TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG

Cần Thơ, 05 - 2013

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong kho tàng văn học dân gian thế giới, thần thoại được xem là một thể

loại độc đáo và đặc sắc không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Và thần thoại
Hy Lạp được xem là một đỉnh cao xán lạn nhất trong kho tàng văn học dân gian
nhân loại.
Thần thoại được xem như là kho sử thiêng liêng, kho kinh nghiệm sản
xuất và chiến đấu tiêu biểu cho trí tuệ của một thị tộc, một bộ lạc. Mỗi khi đọc và
suy ngẫm về thần thoại là dịp để chúng ta tìm về quá khứ xa xưa của xã hội loài
người, một xã hội với trình độ nhận thức còn hạn chế. Bước ra từ những câu
chuyện thần thoại không chỉ là những vị thần uy nghi, oai dũng mà còn có những
người anh hùng với những chiến công hiển hách. Trong xã hội nguyên thủy, khi
mà con người phải đương đầu với nhiều thử thách nguy hiểm, đặc biệt là các thế
lực tự nhiên, con người đã gửi gắm những ước mơ của mình qua những hình
tượng nhân vật trong thần thoại. Mỗi hình tượng nhân vật hiện lên đều mang tầm
vóc kì vĩ, tài năng bao quát nét đẹp của con người xưa, họ là những người có
công ơn được người dân tôn sùng. Đi sâu vào nghiên cứu thần thoại Hy Lạp để
chúng ta càng hiểu rõ hơn tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại về vũ trụ, tự nhiên
và con người mà tập trung tiêu biểu trong đó là hình tượng người anh hùng thời
cổ.
Với mong muốn hiểu rõ hơn những tư tưởng của người Hy Lạp xưa đã gửi
gắm khi xây dựng hình ảnh người anh hùng Hy Lạp uy dũng với những chiến
công hiển hách, có những đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng và bảo vệ quê
hương, cũng như những giá trị mà thần thoại Hy Lạp đã đóng góp cho nền văn
học nhân loại, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu “ Hình tượng người anh hùng
trong thần thoại Hy Lạp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Người viết hy vọng
rằng sau khi hoàn thành luận văn “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại
Hy Lạp” sẽ có thể đóng góp một phần cho bé cho các bạn sinh viên có chung
niềm đam mê nghiên cứu về thần thoại Hy Lạp.

1

Luận văn tốt nghiệp

II.

GVHD Trương Thị Kim Phượng

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thần thoại Hy Lạp được xem như là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp

nói riêng, của toàn nhân loại nói chung. Từ lâu nó đã trở thành một giá trị vô
cùng phổ biến và quý giá của gia tài văn hóa nhân loại. Không có thần thoại dân
tộc nào lại có sức sống mạnh mẽ như thần thoại Hy Lạp. Nó đã trở thành nền
tảng cho sự phát triển của các nghành điêu khắc, hội họa, triết học,…như Mác
khẳng định “ Không có thần thoại Hy Lạp thì không có nghệ thuật Hy Lạp, thần
thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ
thuật Hy Lạp” [18; tr36]. Thần thoại Hy Lạp cũng giống như các thể loại văn học
dân gian khác đều được lưu truyền bằng miệng qua các thế hệ, cho đến khi văn
học viết xuất hiện, những người thi sĩ dân gian đã dựa vào đó mà sáng tác nên
những bài ca bất tử về các vị thần, các anh hùng thành bang,…Đặc biệt, hình ảnh
những người anh hùng thành bang trong thần thoại Hy Lạp đã trở thành chất liệu,
nguồn cảm hứng tuyệt vời cho những loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội
họa, sân khấu,…,là cơ sở để Hôme sáng tác hai thiên anh hùng ca nổi tiếng Iliat
và Ôđixê, hai thiên anh hùng ca được xếp vào hàng hay nhất thế giới.
Thần thoại Hy Lạp đã trở thành đề tài hấp dẫn cho nhiều công trình nghiên
cứu đi từ những cái khái quát đến cụ thể. Vấn đề “Hình tượng người anh hùng
trong thần thoại Hy Lạp” cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến.
Thần thoại Hy Lạp đã được các tác giả Việt Nam dịch ra và nghiên cứu. Cụ thể ta
có:
1]

Tác phẩm: Thần thoại Hy Lạp, Trần Văn Khỏa dịch, Nhà xuất
bản Văn học, 2004.

2]

Tác phẩm: Thần thoại Hy Lạp, Nhữ Thành dịch, Nhà xuất bản
Văn học, 1983.

3]

Tác phẩm: Thần nhân và thần thoại Tây Phương, Mặc Nhân
dịch, Nhà xuất bản Sài Gòn, 1974.

4]

Tác phẩm: Truyện thần thoại Hy Lạp, Đoàn Doãn biên soạn và
sưu tầm, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 1997.

5]

Tác phẩm: Truyện kể thần thoại Hy Lạp, Huỳnh Phan Thanh
Yên sưu tầm và kể, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

2

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Đối với những tác phẩm dịch lại truyện Thần thoại Hy Lạp, những tác phẩm này
chỉ dừng lại ở mức kể lại những chiến công của người anh hùng. Bên cạnh đó,
qua việc tìm hiểu, người viết nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về thần
thoại đi từ khái quát đến cụ thể nhưng còn ở mức độ tương đối. Sau đây là những
công trình nghiên cứu liên quan đến thần thoại, đồng thời hỗ trợ người viết trong
quá trình nghiên cứu đề tài “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy
Lạp”.
Giáo trình Văn Học Châu Âu của nhiều tác giả. Nhà Xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội- 2002. Khi đề cập đến huyền thoại về các anh hùng, các tác giả
chỉ giới thiệu sơ lược về những những người anh hùng với những chiến công
hiển hách nhưng lại chưa đi sâu vào phân tích những nét nổi bật của mỗi nhân vật
anh hùng.
Giáo trình Văn học phương Tây giản yếu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia2002, Minh Chính cũng đã trình bày sơ lượt về thần thoại Hy Lạp.
Giáo trình Văn học phương Tây giản yếu, Nhà xuất bản Trung tâm thông
tin trường Đại học Sư phạm- 1992 của Lê Văn Chín, tác giả đã nêu khái quát về
lịch sử phát triển của nền văn học Hy Lạp cổ đại, phân tích một vài nét cơ bản về
hình tượng người anh hùng.
Trong quyển Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàn Nhân,
Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính,
Phùng Văn Tửu. Nhà xuất bản Giáo dục- 1997. Các tác giả đã nêu ra được rất
nhiều tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng.
Giáo trình văn học phương Tây của Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn
Linh Chi, các tác giả dừng lại ở việc đưa ra nhận xét một cách chung nhất về
hình ảnh người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp: “ Trong cuộc đọ sức với Đất
trời, với thú dữ,…ấy. Chiến thắng thuộc về con người. Vì vậy loại thần thoại này
nhằm bất tử hóa các chiến công của con người, “con người sánh tựa thần linh”,
một thước đo mới để thể hiện phẩm chất con người” [2; tr.12].
Qua các công trình nghiên cứu trên, ta nhận thấy thần thoại Hy Lạp đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu qua tâm, tìm hiểu. Trong đó thường là tập trung
vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thần thoại nói chung, cụ thể là đi vào

3

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

phân loại thần thoại Hy Lạp, trình bày một vài đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật của thần thoại Hy Lạp. Đề cập đến thần thoại qua nhiều phương diện, khía
cạnh, nhưng ít có công trình nào chú ý đến một khía cạnh cụ thể. Nhìn chung,
một số công trình ít nhiều đã đi vào từng nội dung cụ thể, điểm qua về hình
tượng người anh hùng.Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của các tác giả, họ chỉ
dừng lại ở những nhận xét chung nhất hoặc có những đoạn có nói gián tiếp đến
chứ chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật
trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng.
Ở đây, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này là vô cùng cần thiết,
người viết mong rằng qua việc nghiên cứu đề tài “ Hình tượng anh hùng trong
thần thoại Hy Lạp” sẽ mang lại cái nhìn rõ hơn về hình tượng người anh hùng
trong thần thoại Hy Lạp nói riêng, thần thoại các dân tộc khác nói chung. Từ đó
thấy được rằng thần thoại Hy Lạp, tuy chỉ là những câu chuyện mang tính chất
hoang đường, không phải là tài liệu lịch sử thật sự, nhưng qua những hình tượng
người anh hùng trải dài trong tác phẩm, người đọc như hiểu rõ khá nhiều về cuộc
sống, sinh hoạt, những tâm tư, tình cảm nguyện vọng mà người Hy Lạp cổ đại
gởi gắm trong nhân vật của mình.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” được đặt ra
không ngoài mục đích đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong
việc xây dựng hình tượng những người anh hùng qua đó góp phần cho ta thấy
được cách nhìn, cách nhận thức vấn đề của người Hy Lạp cổ khi cố gắng lý giải
những hiện tượng tự nhiên, cũng như khát vọng chinh phục tự nhiên. Mục đích
nghiên cứu đề tài “Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” góp
phần giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tư tưởng của người Hy Lạp cổ. Qua đó, tôi có
thể biết được phần nào về nguồn cội phát triển quá trình hình thành của đất nước
Hy Lạp cổ đại.
Mỗi nhân vật anh hùng Hy Lạp trong thần thoại Hy Lạp khi đến với người
đọc đều để lại ấn tượng sâu sắc bởi những vẻ đẹp kỳ vĩ, những cuộc phiêu lưu,
những chiến công hiển hách. Bên cạnh đó giúp người viết hiểu rõ hơn vì sao
những người nghệ sĩ dân gian Hy Lạp lại chọn chất liệu là người anh hùng trong

4

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

thần thoại Hy Lạp để sáng tạo nên những bản trường ca anh hùng nổi tiếng, hay
những bức tượng điêu khắc nghệ thuật đi cùng năm tháng.

VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Hình tượng người anh hùng trong thần
thoại Hy Lạp” là thần thoại Hy Lạp, cái nôi của nền văn minh nhân loại hay còn
gọi là thần thoại cổ điển, một gia tài thần thoại phong phú, giàu giá trị hiện thực,
nhân văn.
Phạm vi nghiên cứu là “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy
Lạp”, người viết tập trung vào tìm hiểu sự thể hiện hình tượng người anh hùng
trong thần thoại. Sau đó tiến hành phân tích ý nghĩa và giá trị của việc xây dựng
hình tượng các anh hùng này.

V.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp chủ yếu

sau:
Trước tiên, người viết tiến hành tập hợp tài liệu: tác phẩm thần thoại Hy
Lạp, từ điển thuật ngữ và những tài liệu liên quan đến “ Hình tượng người anh
hùng trong thần thoại Hy Lạp”, làm cơ sở cho bài viết.
Kế đến là việc tập hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến
các vấn đề có liên quan tới đề tài làm cơ sở định hướng cho người viết trong việc
nghiên cứu. Sau đó bổ sung những phát hiện mới trong quá trình tìm hiểu của
người viết để luận văn hoàn thành được tốt hơn.
Sau đó, người viết sử dụng những phương pháp thích hợp như phân tích,
chứng minh, tổng hợp nhằm phân tích hình ảnh người anh hùng với những vấn
đề liên quan, đưa ra những nhận định với những lý lẽ, dẫn chứng thích hợp để
làm rõ vấn đề sau đó tổng hợp, khái quát những vấn đề trên để làm sáng tỏ những
gì mà ta đề cập đến.
Với khả năng còn hạn chế, kiến thức ít ỏi nên trong quá trình làm bài vẫn
có nhiều sơ sót. Người viết rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài
hoàn thành tốt hơn.

5

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

PHẦN NỘI DUNG

6

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Chương I
KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI HY LẠP
1.1. Bối cảnh lịch sử Hy Lạp thời cổ đại
1.1.1 Địa lý và điều kiện tự nhiên
Đất nước Hi Lạp cổ đại nằm về phía nam bán đảo Bancăng của Châu Âu.
Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm lãnh
thổ Hy Lạp ngày nay, các đảo trên biển Êgiê và vùng tây Tiểu Á, phía đông giáp
biển Êgiê, tây bắc giáp Albanie, đông nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp Nam Tư
và Bungari. Diện tích khoảng 133.000km, thủ đô là Aten.
Hy Lạp cổ đại được chia làm ba xứ:
-

Hy Âu: Ở miền nam bán đảo Bancăng, hơn 80% là núi, có dãy núi Pinde

phân miền này ra thành hai vùng phía Tây là vùng biển Êpia, phía Đông là bình
nguyên Thessalie. Do địa hình nơi đây đa phần là núi nên chia cắt khu vực này
thành nhiều vùng hẹp hầu như tách biệt lẫn nhau. Đặc biệt ở phía nam có bán đảo
Pêlôpône có hình bàn tay với bốn ngón xòe gồm nhiều vúng đất phì nhiêu.
-

Hy Á gồm: những tỉnh ở những bình nguyên hẹp ven bán đảo Tiểu Á. Đây

là một vùng giàu có và là cầu nối liền Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại
có nền văn minh phát triển sớm.
-

Quần đảo và đảo: Hy Lạp có rất nhiều đảo. Những đảo lớn và có vị thế

quan trọng nhất nằm rải rát trên biển Êgiê hợp với những đảo nhỏ khác thành dãy
đảo. Quan trọng nhất là đảo Cret ở phía nam là trung tâm của nền văn minh tối
cổ Cret- Mixen.
Bờ biển phía đông và tây bán đảo Bancăng va Tiểu Á có hình răng cưa gồ
ghề, lởm chởm, có nhiều vịnh và hải cảng an toàn, thuận lợi cho sự phát triển
nghành hàng hải.
Địa hình phức tạp đó của Hy Lạp đã ảnh hưởng đến xu hướng phát triển
của lịch sử xã hội Hy Lạp thời cổ đại. Cái phải nói đến đầu tiên là ngành hàng
hải. Người Hy Lạp đã biết lợi dụng mặt biển Êgiê phẳng lặng để ra khơi, đổ bộ
lên các đảo và miền ven biển Tiểu Á, vượt qua các eo biển Dardanien và Bospho
lên tận miền Hắc Hải hay vượt biển đi khắp các miền thuộc khu vực Địa Trung
Hải như Tiểu Á, Ai Cập, Ý, Tây Ban Nha và Bắc Phi.
7

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Bên cạnh đó, Hy Lạp còn có vị trí thuận lợi nằm án ngữ trên con đường
giao lưu của các dòng di cư trong lịch sử cổ đại của các dòng người từ Châu Phi
lên, từ Trung Á sang, từ Châu Âu xuống.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản như Sắt, đồng, vàng và bạc. Đó là những
điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.
Khí hậu Hy Lạp ấm áp, trong lành. Cảnh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ
rực rỡ với bình nguyên xanh mênh mông hòa lẫn với nền da trời trở thành đề tài
bất tận cho tâm hồn những người nghệ sĩ Hy Lạp.
Với những điều kiện địa lý, tự nhiên ấy đã trở thành những tiền đề để hình
thành nền văn minh đại dương của người Hy Lạp, một nền văn minh gắn liền với
nghề hàng hải và thương mại buôn bán, trao đổi, một nền công nghiệp tuy không
giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng và đồng thời góp
phần cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh Hy Lạp.
1.1.2 Lịch sử xã hội
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kỳ sau:
 Thời kỳ văn hóa Cret- Mixen
 Thời kỳ Home
 Thời kỳ thành bang
 Thời Kỳ Makedonia
Trước thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, nền văn hóa Cret- Mixen được biết đến
quá mờ nhạt, chủ yếu dựa vào các truyền thuyết hoang đường. Nhờ những kết
quả khảo cổ của các nhà khảo cổ học mà đến cuối thế kỷ XIX, lịch sử Hy Lạp từ
thế kỷ II đến thế kỷ I trước công nguyên mới sáng tỏ. Trước khi các tộc người Hy
Lạp chinh phục và làm chủ bán đảo Bancăng, cư dân vùng này đã xây dựng một
nền văn minh rực rỡ- Văn minh Cret- Mixen. Đến thế kỷ II trước công nguyên,
một giống dân du mục rời bờ sông Danube, tiến về phía Nam để kiếm những bãi
cỏ xanh tốt hơn. Ấy là giống người Hêlen [người Trung Hoa phiên âm đọc thành
Hy Lạp]. Họ tới bán đảo Gret cướp phá, giết chóc, bắt con gái về làm nô lệ. Họ
lang thang từ thung lũng này đến thung lũng khác hàng mấy thế kỷ, dần dần học
được nền văn minh Cret, trở nên hùng cường và chiếm trọn bán đảo Gret tàn phá
thành Troie. Nền văn minh Cret- Mixen chấm dứt.

8

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Bản tính thông minh, lại gặp điều kiện thuận lợi, người Helen bỏ nghề gia
súc của tổ tiên, học nghề hàng hải, tập tành công nghệ. Cộng thêm sự xuất hiện
của các công cụ lao động bằng sắt, tạo điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, xã hội Hy Lạp ngày càng phát triển thịnh vượng, của cải ngày càng nhiều,
chế độ tư hữu phát triển. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hình thành.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp chi thành 5 giai cấp: Quý tộc ruộng
đất, quý tộc công thương, nông dân tự do, thợ thủ công và nô lệ. Trong xã hội ấy,
quyền lực tập trung vào tay quý tộc. Vì có quyền lực nên giai cấp này ra sức
cướp bóc ruộng đất, nên ngày càng giàu có. Còn những người dân bị cướp ruộng
đất thì trở thành nô lệ. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc, thêm
nữa là chế độ chính trị ở mỗi thành bang lại khác nhau từ đó dẫn đến mâu thuẫn
xã hội trở nên gay gắt hơn.
Xứ Hy Lạp chia thành hàng chục thành thị lớn nhỏ, độc lập và không đoàn
kết lẫn nhau. Trong đó có hai thành bang chiếm ưu thế là Aten và Sparte.
 Thành bang Aten:
Aten là một trong những quốc gia thành thị của Hy Lạp cổ đại, nhưng là
một thành bang có chế độ dân chủ cổ đại phát triển nhất. Quyền hành và tài sản
tập trung vào tầng lớp quý tộc, thị tộc. Nhân dân bị cai trị dưới một Hội đồng
trưởng lão gồm 9 người. Thương nhân, chủ tàu, chủ xưởng giàu có không có
quyền tham gia chính quyền. Những người nghèo khổ trở thành nô lệ. Sự bất
bình ngày càng tăng. Những người nông dân nghèo đòi chia ruộng đất của những
người quý tộc cho những người thiếu ruộng. Những thương nhân, chủ tàu, chủ
xưởng đòi tham gia chính quyền. Nhiều cuộc xung đột đổ máu giữa bình dân và
quý tộc vì thế mà nổ ra. Mãi đến cuối thế kỷ VI trước công nguyên, nhờ những
cải cách của Clisten đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thị tộc cũng như những ảnh
hưởng chính trị của quý tộc.
 Thành bang Sparte:
Đây là một thành bang có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở thời Hy Lạp cổ
đại. Cơ quan quyền lực tối cao của thành bang Sparte là Đại hội đồng nhân dân.
Cơ quan lập pháp là Hội đồng trưởng lão. Các thành viên trong Hội đồng trưởng
lão cử ra hai vua, quyền lực ngang nhau để kìm chế lẫn nhau. Công việc giáo dục

9

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

quân sự được quan tâm đặc biệt. Nhà nước quản lý và tiến hành huấn luyện quân
sự cho những đứa trẻ từ 7 tuổi cho đến trưởng thành. Nhờ thế mà quân đội Sparte
trở nên hùng mạnh nhất trong các thành bang Hy Lạp cổ đại.
Vua Philippe là người có công thống nhất các lực lượng rời rạc này và trả
thù Nước Ba Tư vì những cuộc xâm lăng của ông vua xứ này từ trước. Nhưng ý
định ấy không thực hiện được mà phải đến đời con ông là Alêcxăngđrơ đại đế
mới hoàn thành. Hy Lạp thống nhất thành một mối, chế độ nô lệ sụp đổ, thời kỳ
đế quốc Hy Lạp bắt đầu và chịu sự quản hạt của đế chế Mkedonia.
1.1.3 Văn hóa Hy Lạp cổ
Có thể nói đỉnh cao nhất của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp là nền văn học cổ
đại [từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ III trước công nguyên]. Quá trình phát triển của
văn học cổ đại Hy Lạp có thể chia làm ba thời kỳ:
1. Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thề kỷ thú V trước công
nguyên.
2. Thời cổ điển: từ chiến tranh Ba Tư thế kỷ IV đến thế kỷ III trước công
nguyên.
3. Thời kỳ cuối: từ thế kỷ III đến thế kỷ I trước công nguyên.
Hy Lạp cổ đại có một nền văn hóa phát triển rực rỡ, đa dạng, toàn diện và
phong phú. Nền văn hóa này đã đạt đến đỉnh cao của văn hóa cổ đại, nhiều thành
tựu vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
 Về văn học:
Người Hy Lạp đã cải biên và sáng tạo nên hệ thống mẫu tự Hy Lạp dựa
trên cơ sở mẫu tự của người Phênixi. Nhờ hệ thống mẫu tự này mà người Hy Lạp
đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.
Hình thái văn học xuất hiện sớm nhất là dân ca. Cũng như những nền văn
học khác trên thế giới, trước khi có sự xuất hiện của văn học viết thì đã tồn tại
một nền văn học dân gian. Đặc biệt, đất nước Hy Lạp cổ đại đã sở hữu một kho
tàng thần thoại hết sức phong phú vào loại bật nhất thế giới. Đây chính là nguồn
chất liệu tốt nhất làm nền tảng cho các thi sĩ dân gian xây dựng nên những bài ca
bất tử về các vị thần, các anh hùng… như Iliat, Ôđixê của Hôme, Hêziot…

10

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Thơ trữ tình ở thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi
như Tiêctê, Minnecmơ, Ximonito, Panhđa…Với nội dung chủ yếu là tình yêu, là
tinh thần tràn đầy nhiệt huyết chiến đấu, bảo vệ tổ quốc, là niềm tự hào dân tộc…
Thời kỳ này, nhiều thể loại văn học mới được ra đời: Bi kịch, hài kịch, văn
chương hùng biện,…
Văn học Hy Lạp cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người với tất cả
những nét xấu xa, tốt đẹp,
 Về sử học:
Từ thế kỷ V trước công nguyên, người Hy Lạp bắt đầu viết lịch sử của đất
nước với nhiều sử gia nổi tiếng như Hêrôđôt [484- 425 TCN], tác giả quyển Lịch
sử cuộc chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư, Tuxidit [ 460- 395 TCN], tác giả cuốn Lịch
sử cuộc chiến tranh Pêlôpône, Xênôphôn [430-359 TCN] với tác phẩm Lịch sử
Hy Lạp, ngoài ra còn có những tác giả khác như Pơlutac, Taxituxơ,… Những tác
phẩm này đã cung cấp cho các nhà sử học sau này nhiều tài liệu quý báu về tiến
trình lịch sử Hy Lạp cho đến trước thế kỷ V trước công nguyên.
Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương tây.
 Về khoa học tự nhiên:
Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của
khoa học tự nhiên với nhiều thành tựu nổi tiếng về toán, lý, hóa,thiên văn, y
dược,… Ở lĩnh vực nào cũng có những nhà bác học uyên bác, tài năng với những
đóng góp đáng giá cho kho tàng khoa học, tự nhiên của lịch sử nhân loại. Về toán
học và vật lý học, có Talet [624- 547 TCN], Pitago [570- 500 TCN], Ơcơlit,…
Những phát minh của các nhà bác học này có ý nghĩa vô cùng trọng đại cho sự
phát triển của các ngành toán lý nói riêng và khoa học kỹ thuật nói chung trong
lịch sử nhân loại.
 Về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các nghệ nhân Hy Lạp đã đạt tới
đỉnh cao tuyệt mỹ. Nhờ sự kế thừa và phát triển của nghệ thuật Cret, Ai Cập,…
người Hy Lạp đã tạo nên một nền nghệ thuật toàn mỹ, mang tính hiện thực và
đậm đà tính dân tộc. Với những nhà cửa, lâu đài, đền miếu,… nguy nga tráng lệ,
với những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng Người ném đĩa [Mirông],

11

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Thần Hecmet, Thần vệ nữ [ Praxiten],… toát lên vẻ đẹp hình thể tuyệt mỹ, hoàn
hảo của con người.
 Về triết học:
Triết học Hy Lạp cổ điển có nhiều trường phái tập trung trong hai phái đối
lập nhau: phái duy tâm và phái duy vật.
Những nhà triết học phái duy vật cho rằng thế giới là do vật chất tạo
thành, có vân động, có biến đổi. Với những nhà triết học tiêu biểu : Talet,
Anaximang, Ampedoc,…
Prôtagorat, Goocgiat, Xocorat, Platong,… là những người tiêu biểu cho
phái duy tâm. Họ quan niệm rằng không có chân lý khách quang, chỉ có nhận
thức chủ trương tương đối.
Tóm lại, có thể nói,văn hóa Hy Lạp cổ đại đã góp phần đặt nền móng cho
sự phát triển của văn minh Châu Âu nói riêng, và thế giới nói chung như Ănghen
đã từng nhận xét “ Không có cơ sở văn minh Hy Lạp thì không có Châu Âu ngày
nay” [9; tr.9].

1.2

Thần thoại Hy Lạp

1.2.1 Khái niệm thần thoại
Từ lâu, thần thoại đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành
khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu độc
lập, bên cạnh đó mỗi nhà khoa học lại có một cái nhìn khác nhau khái niệm thần
thoại do mang dấu ấn cá nhân. Vì vậy mà cho đến nay, khái niệm về thần thoại
rất đa dạng và phong phú.
Trong khoa học nghiên cứu, thu thâp và giải nghĩa thần thoại, các nhà
khoa học đã tùng gặp khó khăn nhất định khi không xác định rõ giới hạn của thần
thoại. Như ở Việt Nam, trong cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của
Nguyễn Đổng Chi, đã định nghĩa thần thoại như sau: “Thần thoại là một truyện
cổ tích. Trong truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: Một thứ nội dung nói hoàn
toàn về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó
không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít chất hoang
đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau” [5; tr.9]. Tuy nhiên, đây cũng là
một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính chất mở đường về thần thoại.

12

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên cũng đưa ra cách hiểu
về thần thoại: “Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần,
những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm
của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người” [8;
tr.13]. Với cách hiểu như thế, rõ ràng so với Nguyễn Đổng Chi, ở đây, Chu Xuân
Diên đã có sự phân định ranh giới rõ ràng giữa thể loại thần thoại và những thể
loại khác. Bên cạnh đó còn góp phần khẳng định vị thế tồn tại của thần thoại
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
GS. Lại Nguyên Ân trong công trình nghiên cứu của mình, lại đưa ra một
cách hiểu khác về thần thoại: “Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân,
phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc
những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn
được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần
thoại tồn tại như những truyện kể dân gian, nhưng thần thoại không phải là một
thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm
quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong
nhiều hình thức khác: trong hành động, trong các bài ca, điệu nhảy,…
Đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở
đó, thần thoại là cái tương đương với “ Văn hóa tinh thần” và “ khoa học” của
xã hội cận hiện đại. Trong đời sống các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là cả
một hệ thống, con người nguyên thủy tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu
tượng của hệ thống ấy. Thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy.
Về sau, thần thoại phân chia thành các ý thức xã hội như tôn giáo, nghệ thuật,
văn học, khoa học, tư tưởng chính trị…thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong
chúng hàng loạt mô hình thần thoại, được chế biến lại để đưa vào cấu trúc mới,
thần thoại có cuộc sống thứ hai” [1; tr.653]. Như vậy theo Lại Nguyên Ân thì
thần thoại ở đây được hiểu là một hình thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng
đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà người nguyên thủy tri giác về thế giới
và con người. Đó là lối tư duy thần thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức
xã hội. Văn học dân gian cổ đại là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản
ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại.

13

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình
Sử, Lê Bá Hán làm chủ biên đưa ra khái niệm về thần thoại như sau: “Thần thoại
còn gọi là huyền thoại. Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong
lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang
đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang
tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản
ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hôi theo quan niệm
vạn vật có linh hồn [hay thế giới quan thần linh] của họ”[11; tr.243].
Đề tài khái niệm về thần thoại không chỉ được nghiên cứu ở Việt Nam mà
còn được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Nga, Enghen nhận thấy:
“Thần thoại là sản phẩm tinh thần của người nguyên thủy, nội dung của nó mang
nặng tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng trong đó cũng chứa đựngnhiều yếu
tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt. Sự nhận thức và lý giải sai lầm, ảo tưởng
về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [18; tr.315]. Ý
kiến này của Enghen cũng đề cấp đến mối liên hệ giữa thần thoại và người
nguyên thủy giống như Lại Nguyên Ân. Cả hai người đều cho rằng đây đều là
dấu hiệu tư suy của người nguyên thủy.
Một người nữa cũng đồng ý kiến với Lại Nguyên Ân khi xem xét thần
thoại ở mức độ văn học là M. Melentinski khi ông cho rằng: “Từ thần thoại có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại. Thường
người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có
quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban
đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của
nó- thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại [mythologie] là tổng thể những câu
chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan
niệm hoang đường về thế giới” [9; tr.653]. Ở đây, cả hai ông đều cho rằng thần
thoại có sự đan kết với nghi lễ được thực hiện qua các nghi lễ, âm nhạc, nhảy
múa,… Thần thoại không chỉ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mà nó còn pha
trộn trong đó nhiều yếu tố của các nghành khoa học, nghệ thuật khác.
Từ những cách hiểu trên đây, ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về
thần thoại: Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các

14

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người
xưa theo một phương thức riêng. Như vậy ta hiểu ở đây thần thoại luôn tồn tại
trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của từng dân tộc. Nó đã
góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được lịch sử của mình, không những
thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn tồn tại trong ý thức xã hội và trong
nghệ thuật, những yếu tố đó là cội rễ để nhân loại sáng tạo ra những giá trị văn
học, văn hóa nghệ thuật mới.
Nhìn chung khái niệm về thần thoại còn là một vấn đề hết sức phức tạp,
hầu như mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra một quan niệm của riêng mình. Nhưng
dù vậy, ở họ vẫn có những điểm chung nhất từ đó giúp chúng ta có cái nhìn về
thể loại này được cụ thể và chính xác hơn.
1.2.2 Đặc điểm của thần thoại
Người ta biết tới C.Mac không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng lỗi lạc,
mà còn là một nhà nghiên cứu có những nhận định rõ ràng về thần thoại: “Thần
thoại chính là giới tự nhiên và các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của
nhân dân xây dựng lên một cách có nghệ thuật không tự giác” [18; tr.9]. Thần
thoại mang tính hình tượng một cách vô ý thức. Vì nó là sự sáng tạo của tập thể ở
thời kỳ trong ý thức chưa hình thành sự phản tư [ reflexion]. Bên cạnh đó, các
hình tượng của thần thoại chưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ,
phúng dụ hay các hình thức chuyển nghĩa khác của văn học.
Trong nổ lực tìm về bản chất của thần thoại, học giả Đức E.Cassirer đã
phân tích thần thoại theo “ hình thức tượng trưng”. Ông cho rằng thần thoại là
một hệ thống phổ quát duy nhất ở từng giai đoạn phát triển nhất của nhân loại.
Qua đó cho ta thấy thần thoại là một hệ thống mà nhờ nó con người tri giác, mô
tả thế giới bằng các biểu tượng của hệ thống ấy trong đời sống cộng đồng của
người nguyên thủy.
Một điểm chung cho tất cả thần thoại trên thế giới đó là nhân cách hóa các
lực lượng tự nhiên thành các vị thần như trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus hiện
thân cho sấm sét, Pôxêđôn hiện thân của biển cả bao la, Apôlông hiện thân cho
mặt trời tỏa ánh sáng soi rọi khắp mặt đất.

15

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Sự cảm quan thần thoại không chỉ thể hiện qua truyện kể mà còn bộc lộ
trong những hình thức khác như trong các nghi lễ, điều răn, trong các bài ca, vũ
điệu,…
1.2.3 Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về
nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và lịch sử
các thành bang bộ tộc Hy Lạp, đồng thời kể về các sự tích về các vị anh hùng xa
xưa trên đất nước Hy Lạp. Nó là cơ sở của tôn giáo,là nền tảng của văn học, nghệ
thuật Hy Lạp, đồng thời là một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Châu
Âu. Từ lâu, thần thoại đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt cho các nhà văn
phương tây, là một nguồn văn liệu dồi dào, một di sản vô giá đối với văn học và
nghệ thuật thế giới.
Trần Văn Khỏa nhận định: “Thần thoại, tiếng Hy Lạp cổ là Mithologhia,
có nghĩa là một tập hợp, một tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với
những nội dung mà ngày nay chúng ta coi là hoang đường, kỳ ảo, huyền hoặc.
Mithologhia được cấu tạo bởi hai từ: Mithox và Logox. Mithox là truyền thuyết,
truyện cổ tích, ngày nay chúng ta dịch là huyền thoại. Logox là ngôn từ truyện
kể. Mithologhia ra đời trên cơ sở kết hợp, gắn liền Mithox và Logox lại với nhau,
góp phần điều chỉnh lại những trật tự vốn được coi là hỗn độn phức tạp của
huyền thoại nhằm tạo ra sự hài hòa giữa truyền thống huyền thoại vốn mơ hồ,
trái ngược, mâu thuẫn, từ đó tổ chức lại thành từng hệ, từng khối rõ ràng”
[16;tr.6]. Do đó, trong nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, thần thoại được xem như là
một phương thức cảm nhận thế giới mang tính khái quát, khởi thủy của người Hy
Lạp cổ. Với họ những câu chuyện về thần thánh, sự hình thành thế giới là những
hiện thực không cần chứng minh, biện luận nhưng vẫn nhận được sự tin cậy của
mọi người.
Các nhà nghiên cứu chia những tư liệu gốc về thần thoại Hy Lạp ra làm
hai loại. Loại thứ nhất là nguồn tư liệu từ những tác phẩm văn học: các bản anh
hùng ca, trường ca, kịch và thơ. Loại thứ hai là nguồn tư liệu ở các tác phẩm biên
khảo gồm các tác phẩm sưu tầm, biên soạn, bình luận, khảo chứng viết bằng văn
xuôi.

16

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một khoảng thời gian lịch sử khá dài,
từ thế kỷ VIII- VI trước công nguyên, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần
thoại rất phong phú, gồm những truyện về khai thiên lập địa, về các thần thuộc
các lĩnh vực đời sống xã hội, về các anh hùng dũng sĩ. Thoạt đầu, thần thoại Hy
Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ, các câu chuyện đó
tồn tại được đến ngày nay là nhờ các ghi chép của nhiều thế hệ người Hy Lạp.
Nó được xem như là một di sản văn học của nhân dân Hy Lạp.
Từ lâu, thần thoại Hy Lạp đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý
báu của văn học nhân loại. Hiếm thấy có thần thoại của dân tộc nào lại luôn được
tái sinh như thần thoại Hy Lạp. Từ những bức vẽ, bức tượng của các nhà nghệ sĩ
thời cổ đại, thời Phục hưng, thế kỷ XVII, XVIII, XIX và cả thế kỷ XX, từ một vở
kịch, cuốn truyện đều lấy đề tài từ thần thoại Hy Lạp. Ngay người La Mã cũng
mượn những hình ảnh các nhân vật thần trong thần thoại Hy Lạp để tạo nên thần
thoại cho riêng dân tộc mình, chỉ có điều dùng những tên gọi khác mà thôi.
Trong văn học, trên báo chí, ta thường thấy những tính hiệu quen thuộc từ thần
thoại Hy Lạp được sử dụng dưới dạng thành ngữ và điển tích như: “Con ngựa
thành Troie, Quả táo bất hòa, Tai vua Miđax,…”. Kể cả tên các vì sao, chòm sao,
đường phố, rạp hát, tàu vũ trụ,…cũng lấy tên từ thần thoại Hy Lạp.
Thần thoại Hy Lạp được chia làm ba loại:
 Thần thoại về các gia hệ thần
 Thần thoại về các thành bang
 Thần thoại về các anh hùng
* Thần thoại về các gia hệ thần:
Thần thoại về các gia hệ thần giải thích quá trình hình thành, vận động và
phát triển của vũ trụ. Gồm 4 gia hệ thần được sắp xếp từ thấp đến cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp:
i.

Gia hệ thần Caôx

ii.

Gia hệ thần Uranôx và Gaia

iii.

Gia hệ thần Crônôx

iv.

Gia hệ thần Zeus

17

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Các vị thần được miêu tả hình dáng giống con người, trừ một số sinh vật
nủa người, nửa thú như các nhân sư. Họ là những vị thần bất tử, trẻ mãi không
già, không bị ốm đau, bệnh tật, có thể sinh con. Mỗi một vị thần có một hình
dáng, nguồn gốc, khác nhau và họ thường được quản lý một lĩnh vực nhất định:
Đêmête vị thần nông nghiệp, Hêra thần hôn nhân, bảo vệ hạnh phúc gia đình và
là thần sinh nở, Apôlong vị thần ánh sáng và nghệ thuật,…
Theo thần thoại Hy Lạp phản ánh, từ gia hệ thần Crônôx đến gia hệ thần
Zeus đã phải trải qua một thời kỳ đấu tranh mạnh mẽ, gây xáo động mà từ đó cho
ra đời những lực lượng mới. Sự thắng lợi của Zeus trong cuộc đấu tranh đó tượng
trưng cho lực lượng mạnh nhất. Sự chuyển tiếp của các hệ gia thần này tượng
trưng cho sự phát triển của nhận thức người Hy Lạp cổ đại.
* Thần thoại về các thành bang:
Khác với thần thoại về sự giải thích thế giới của các gia hệ thần, thần thoại
các thành bang đi sâu vào giải thích nguồn gốc, phản ánh phong tục, tập quán, ca
ngợi những người con ưu tú của thành bang. Các thành bang đều có thần bảo trợ.
Người bảo trợ càng có uy tín lớn thì vị trí thành bang đó càng được tôn vinh như
thành bang Aten được nữ thần Athêna bảo trợ là một ví dụ.
* Thần thoại về các anh hùng:
Thần thoại về các anh hùng có phần giống như thần thoại thành bang,
nhưng thần thoại anh hùng tập trung làm nổi bật những chiến công phi thường.
Những người anh hùng trong thần thoại được miêu tả là người có sức mạnh vô
song, tài trí tuyệt vời đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù hai chân và bốn chân
như người anh hùng Hêraclex, Pecxê, Asin,…Những người anh hùng này tuy là
người bình thường nhưng lại được sánh ngang với các thần linh bởi những chiến
công phi thường, họ đã vượt qua những giang nan thử thách tưởng chừng không
thể vượt qua nổi, tiêu biểu là mười hai kỳ công của Hêraclex.
Thần thoại về các anh hùng không chỉ hiện diện trong cuộc sống sinh hoạt
văn hóa, chính trị, xã hội của người Hy Lạp cổ đại mà những người anh hùng ưu
tú ấy vẫn còn sống mãi trong tâm hồn tình cảm của người dân Tây Phương cho
đến nay.

18

Luận văn tốt nghiệp

GVHD Trương Thị Kim Phượng

Như vậy tóm lại ba loại thần thoại Hy Lạp tuy có những điểm tương đồng
song mỗi loại lại mang những sắc thái riêng. Thần thoại Hy Lạp phong phú, đẹp
đẽ và được các học giả xếp vào hàng những thần thoại hay nhất thế giới.

1.3 Khái niệm “anh hùng” trong thần thoại Hy Lạp
Ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau và kể cả mỗi cá nhân
của mỗi người điều có những quan niệm khác nhau về người “anh hùng”. Khái
niệm “ anh hùng” được Từ điển tiếng Việt định nghĩa khác nhau tùy theo mỗi tác
giả. Trong quyển Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên khi đề cập đến khái
niệm “anh hùng”, ông đã đưa ra hai cách hiểu sau:
1. “Anh hùng” là một người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân
dân, đất nước.
2. “Anh hùng” là người có tính chất của người anh hùng, hành động anh
hùng. [20; tr.7].
Trong quyển Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, ông không nêu khái niệm
chung về người anh hùng mà cắt nghĩa từ ra. Theo ông “anh hùng” được hiểu
theo nghĩa sau:
Anh: Hoa của các loài cây cỏ, vì thế nên vật gì cũng đẹp khác thường đều
gọi là “anh”.
Hùng: Các loài thú có lông thuộc về giống thú đực, vua của các loài thú
thì gọi là “hùng”.
Còn theo Lê Dân và Thái Xuân Đệ định nghĩa: “anh hùng là bậc tài giỏi
xuất chúng” [9; tr.6].
Còn ở phương Tây, khi chỉ người anh hùng người ta thường dùng thuật
ngữ “ Hero ” nghĩa là người được thần thánh hóa, người xuất chúng. Họ là
những người anh hùng vĩ đại trong thần thoại Hy Lạp như Prômêtê, Hêculơ,
Pêrxê, những người hùng Argônôt và những tên tuổi gắn liền với cuộc chiến
thành Troa như Asin, Ôđyxê,…
Theo những định nghĩa trên ta nhận thấy điểm chung là khi đề cập đến
người anh hùng là ta đang nói đến những người có tài năng, khí phách lớn lao,
phi thường, đồng thời phải có những kỳ tích, công trạng. Từ đó cho thấy ta nên

19

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề